VARS: Hàng loạt doanh nghiệp đã “ra đi” và sẽ còn tiếp diễn
Theo dự báo tình hình thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đầu năm 2024 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu không có các giải pháp thực sự quyết liệt, “cởi trói”, “mở đường” cho các dự án đang vướng mắc, khả năng cao thị trường sẽ phải tiếp tục đối diện với cục diện khó khăn. Bên cạnh đó, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.
![]() |
Thị trường bất động sản chuyển biến nhưng chưa thể trở lại
Theo báo cáo các giải pháp phát triển thị trường bất động sản (BĐS) an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tại Hội nghị Tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức vào ngày 13/11 vừa qua, tổng quan nguồn cung thị trường BĐS có dấu hiệu cải thiện dần theo thời gian. Giữa quý IV/2023 đã có sự xuất hiện của một số dự án mới, lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết nguồn cung trên thị trường đều đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các dự án cũ. Nguồn cung này có chất lượng không thực sự đạt như kỳ vọng. Đồng thời, đặc biệt thiếu các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực với giá bán bình dân.
Giao dịch của thị trường tăng dần từ đầu năm, với 2.700 sản phẩm trong quý I, 3.700 sản phẩm trong quý II và gần 6.000 sản phẩm trong quý III. Con số này sẽ tiếp tục đà tăng vào quý IV/2023. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp của VARS, con số này chỉ bằng khoảng 10% so với tổng giao dịch thời điểm trước Covid-19. Tổng cầu thị trường được đánh giá cao, nhưng lực cầu đo được giảm khoảng 90%.
Giá BĐS giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng từ các đợt sốt ảo hồi đầu năm 2021. Đặc biệt là các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự, liền kề giá trị cao. Tuy nhiên, giá bán vẫn ghi nhận mức tăng với sản phẩm căn hộ chung cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và phân khúc BĐS công nghiệp.
Hàng loạt doanh nghiệp BĐS đã “ra đi”
Hai quý đầu năm 2023, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp BĐS. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp.
![]() |
Sang quý III, tình hình sức khỏe các doanh nghiệp BĐS đã có dấu hiệu được cải thiện, tính đến cuối tháng 8, có 1.721 doanh nghiệp BĐS quay trở lại hoạt động, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022. 9 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp BĐS giải thế với 3.394 doanh nghiệp nhưng vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp BĐS rời khỏi thị trường.
Riêng với các sàn giao dịch BĐS, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường BĐS sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.
9 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhóm BĐS đạt 55.677 tỷ đồng, chiếm 34,7%, chỉ đứng sau ngành Ngân hàng (Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA)). Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp BĐS ghi nhận mức lãi suất cao nhất trong các nhóm ngành, lên tới 14%.
Đối với thực trạng các dự án BĐS đã được xem xét để phê duyệt từ những năm 2018, khoảng 1.200 dự án vướng mắc (giá trị khoảng 30 tỷ USD): Trong đó, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 500 dự án đang được xem xét, tìm giải pháp tháo gỡ. Phần lớn các dự án trên đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Cho dù có được tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, thì việc giải quyết, xử lý nợ, duy trì, đặc biệt là tìm nguồn vốn mới để tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án cũng là một vấn đề lớn và không hề dễ dàng.
![]() |
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các cơ quan, Bộ, ngành đã làm việc một cách rất quyết liệt với quyết tâm cao nhằm khôi phục trở lại thị trường BĐS. Trong số đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 được cho là tín hiệu cao nhất, mang tính định hướng và chỉ dẫn. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực để kéo thị trường vực dậy. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều các giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành và cả hệ thống ngân hàng.
Dự báo tình hình thị trường BĐS cuối năm 2023 và đầu năm 2024, VARS cho biết nếu không có các giải pháp thực sự quyết liệt, “cởi trói”, “mở đường” cho các dự án đang vướng mắc, khả năng cao thị trường sẽ phải tiếp tục đối diện với cục diện khó khăn. Ngoài ra, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.
Tránh để lọt bất cứ một “điểm nghẽn” nào
Tại Hội nghị, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể, thứ nhất cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi địa phương cũng cần thành lập một Tổ riêng để đẩy nhanh việc xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án vẫn còn vướng mắc. Tránh trường hợp “nước xa không cứu kịp lửa gần”. Thứ hai, cần sự chung tay, vào cuộc của tất cả các cấp ban, ngành, từ Trung ương tới địa phương và thứ ba, Chính phủ tiếp tục ban hành các văn bản cụ thể, chi tiết để làm cơ sở xử lý các vấn đề liên quan đến BĐS.
Thứ tư, các cơ chế, chính sách trước khi ban hành, cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều bên nhằm đảm bảo sau khi ban hành áp dụng ngay được vào thực tiễn với mức độ phù hợp cao. Thứ năm, đối với nhà ở xã hội: Cần một cơ chế đặc biệt hơn, đủ sức hấp dẫn và thật sự thuận lợi để cả doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận được. Xác định rõ, đây là phân khúc đặc thù, không nên áp dụng các luật thông thường.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, đặc thù, ứng dụng tại từng thời điểm, phù hợp với từng sự vụ để góp phần hỗ trợ giải quyết một cách nhanh nhất, kịp thời nhất các vấn đề về nguồn vốn, tín dụng dành cho doanh nghiệp BĐS và người mua BĐS. Để tiết giảm tối đa các hệ lụy do khó khăn kéo dài.
Thứ bảy, cần nhanh chóng có cơ chế cho các nhóm doanh nghiệp BĐS, dự án BĐS có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay tín dụng... vẫn đang gặp khó khăn, chưa được tháo gỡ, phải thực hiện nghĩa vụ trong năm 2024. Tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, gây “tăng áp”.
Thứ tám, các dự án BĐS có nguy cơ cao, khó xử lý, cần có chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thu hồi dự án để Nhà nước thực hiện.
Theo VARS, những điều này rất cần sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời của tất cả các phía để đảm bảo có thể kiểm soát đầy đủ và tuyệt đối toàn bộ thị trường, tránh để lọt bất cứ một “điểm nghẽn” nào.
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nghiệp môi giới bất động sản mang về bao nhiêu tiền từ mảng kinh doanh cốt lõi?
-
Các doanh nghiệp đề xuất gì tại hội nghị tín dụng bất động sản và phát triển NƠXH?
-
TP HCM: Tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng thấp
-
HoREA kiến nghị loạt giải pháp thúc đẩy tín dụng bất động sản
-
NHNN công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất động sản
-
Nắm bắt điểm rơi sở hữu bất động sản
Vì sao lãnh đạo Công ty Hoàng Hà bị tạm hoãn xuất cảnh?
Cục Thuế TP Hà Nội cho biết đã phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Hà, chủ đầu tư dự án 79 Thanh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nợ thuế năm 2023 tiếp tục tăng, ước tính hơn 160.000 tỷ đồng
Tổng cục Thuế cho biết, tổng số tiền nợ thuế ngành thuế quản lý ước tính đến cuối tháng 11 là 163.591 tỷ đồng, tăng 2,6% so với thời điểm ngày 31/10/2023, tăng 10,7% so với thời điểm ngày 31/12/2022.
'Làn sóng' IPO của các công ty Việt Nam đang có xu hướng đổ bộ vào thị trường Mỹ
Theo CNBC, một nhóm công ty mới tại châu Á, bao gồm các công ty Việt Nam, đang dự tính phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ, nơi hoạt động niêm yết quốc tế từng chủ yếu thuộc về khu vực các công ty khởi nghiệp Trung Quốc.
Vì sao 'tiền sẵn trong tài khoản' chủ tịch Thế giới Di động (MWG) chỉ mua 11% cổ phiếu đăng ký?
Chủ tịch Thế giới Di động (MWG), ông Nguyễn Đức Tài thông tin về việc mua 110.000 cổ phiếu MWG trong tổng số 1 triệu cổ phiếu đã đăng ký, trong khoảng thời gian...
Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản lượng 10 triệu tấn urê
Nhà máy Đạm Cà Mau vừa chính thức cán mốc sản lượng 10 triệu tấn urê vào ngày 07/12/2023. Con số ấn tượng ấy có được sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ vì...
Doanh nghiệp non trẻ - BCG Land có gì trước ngày lên sàn?
Công ty cổ phần BCG Land (mã: BCR) sẽ bắt đầu giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM vào ngày mai (8/12/2023) với giá tham chiếu là 12.000VNĐ/cổ phiếu, tương đương với mức vốn hóa dự kiến đạt 227,6 triệu USD.
Nhà bán lẻ hàng đầu châu Âu mong muốn tìm nguồn cung ứng lâu dài từ Việt Nam
Ông Patrick Lasfargues - Phó Chủ tịch Tập đoàn Carrefour cho biết ngoài việc thu mua, Carrefour đang hợp tác với một số doanh nghiệp để sản xuất tại Việt Nam...
DXG dự kiến thu về 1.220 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Với mức giá chào bán 12.000 đồng cp, DXG dự kiến thu về 1.220 tỷ đồng từ thương vụ này.
Hơn 735.000 tỉ đồng nằm chờ cho vay nhưng vì sao doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận?
Đến 21 11, dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Danh mục dự án ấn tượng của BCG Land trước thềm cổ phiếu BCR lên sàn
BCG Land đang sở hữu hàng loạt dự án với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời doanh nghiệp cũng tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi đầu tư tới nhiều...
Công ty con của Đất Xanh lần thứ 11 xin khất nợ thanh toán lãi trái phiếu
Lý do của 11 lần chậm thanh toán lãi trái phiếu được doanh nghiệp này đưa ra lần nào cũng giống lần nào, đó là: do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền.
Doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng cuối năm
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372...
DXG dự kiến thu về 1.220 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Với mức giá chào bán 12.000 đồng cp, DXG dự kiến thu về 1.220 tỷ đồng từ thương vụ này.
Công ty Nano Hightech Việt Nam bị cưỡng chế hơn 1 tỷ đồng tiền thuế
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty TNHH Nano Hightech Việt Nam tại Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Bắc Giang.
BCG Land chốt ngày lên sàn UpCoM, giá chào sàn 12.000 đồng/cổ phiếu
Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 8/12. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.000 đồng, biên độ dao động +/- 40%. Ở mức giá tham chiếu này, giá trị vốn hóa BCG Land đạt 5.520 tỷ đồng.
Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo lãi giảm sút mạnh đến 93%
Với mô hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực, kết quả kinh doanh được báo cáo gần đây của Tập đoàn TTC (Thành Thành Công) nổi bật với mảng kinh doanh mía đường khi...
Đất Xanh chấn an cổ đông về mối quan hệ cũ với Chủ tịch LDG vừa bị bắt
Theo Đất Xanh, cá nhân ông Nguyễn Khánh Hưng đã thôi giữ các chức vụ tại tập đoàn từ tháng 12/2019, cũng như từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Đất Xanh Group...
Vụ 500 căn biệt thự trái phép ở Đồng Nai: Bắt Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng
Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Khánh Hưng (SN 1978, Chủ tịch HĐQT người đại diện theo...
T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn
Ngày 30/11/2023, tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn (1993-2023)...
Xem nhiều




