Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo cao kỷ lục?
Lũy kế 9 tháng, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, trong khi giá trị xuất khẩu tăng mạnh 23,5%.
Bên cạnh sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu, Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về nhập khẩu gạo. Đặc biệt trong tháng 9, kim ngạch nhập khẩu gạo tăng hơn 154% so với cùng kỳ, đạt 117 triệu USD. Tổng cộng, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu gạo, tăng 57,3% so với năm trước. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023.
![]() |
Nếu duy trì tốc độ nhập khẩu như trong 2 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta trong năm 2024 có thể lên tới 1,3 tỷ USD.
Một số ý kiến thắc mắc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới sao lại phải chi lượng tiền lớn để nhập mặt hàng này mỗi năm.
Trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở... Do đó, vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu còn phải nhập thêm lúa gạo từ các nước láng giềng để đảm bảo đủ nguồn cung cho các đơn hàng quốc tế vào cuối năm.
Từ năm ngoái đến nay, nhiều thời điểm giá gạo của Việt Nam vượt xa các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Pakistan.
Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm nay ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, giá gạo nhập khẩu về đến Việt Nam phổ biến trong khoảng 480-500 USD/tấn.
Những năm gần đây, nông dân cũng dần chuyển sang trồng giống gạo thơm, gạo chất lượng cao. Giá những loại gạo này trên thị trường rất cao. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Do đó, với khoảng cách chênh lệch lớn giữa gạo trong nước và nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn gạo ngoại nhập có lợi hơn.
Ngoài ra, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.
Một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo cho biết, từ giờ đến cuối năm, nước ta chỉ còn vụ thu đông, song là vụ có sản lượng ít nhất trong năm. Điều đó cho thấy, nguồn cung gạo dành cho xuất khẩu không còn nhiều.
Chưa kể, vừa qua có gần 300.000 ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là "vựa lúa gạo” để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa.
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.
Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn.
TIN LIÊN QUAN
-
Gạo Việt Nam đang được các quốc gia từ Á sang Âu, Mỹ mua với giá đắt đỏ
-
Việt Nam chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo trong 8 tháng
-
Xuất khẩu gạo đạt 2,98 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024
-
Lùi thời điểm mở hồ sơ tài chính gói thầu hơn 11.400 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
-
Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh
-
Diễn biến trái chiều về dự phòng rủi ro cho vay tại loạt ngân hàng
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Giá dầu hôm nay 23/6 tiếp đà tăng mạnh
Giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh trong tuần này.
Vì sao giá dầu thế giới tăng nhưng chưa bùng nổ?
Cuộc xung đột giữa Israel và Iran từng được dự báo sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Thực tế cho thấy, ngay trong những giờ đầu sau khi chiến sự bùng phát, giá dầu đã...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít
Chiều 19/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ, áp dụng từ 15h00. Theo đó, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều...
Giá dầu cần thêm “chất xúc tác” để bứt phá
Giá dầu tăng trở lại khi giới đầu tư dõi theo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chờ đợi tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù...
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 6,5-7,7% trong kỳ điều hành ngày 19/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt...
Những yếu tố nào đang khiến giá dầu thế giới biến động mạnh?
Thị trường dầu mỏ và tài chính toàn cầu đang trải qua một tuần đầy biến động do nhiều yếu tố cùng lúc: Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, Tổng thống Donald...
Giá dầu hôm nay 18/6 tăng vọt trước những rủi ro địa chính trị
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Tin Thị trường: Giá dầu duy trì sắc xanh khi Trung Đông "tăng nhiệt"
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại các thị trường lớn cũng tăng mạnh...
Giá dầu hôm nay 16/6: Tình hình Trung Đông căng thẳng, WTI duy trì đà tăng
Tính đến đầu giờ sáng nay 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,43 USD/thùng - tăng 1,99%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,67 USD/thùng - tăng 1,94%.
Quyền lực nào đang chi phối giá dầu toàn cầu?
Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy hai thuật toán tài chính đang nổi lên là Risk-Parity và Crisis Alpha đang ảnh hưởng ngày càng mạnh đến thị trường...
Những yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ thế giới?
Bước sang nửa cuối năm 2025, triển vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi những gam màu xám. Dù nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng...
Giá dầu hôm nay 13/6 bật tăng kỷ lục
Tính đến đầu giờ sáng nay 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 73,25 USD/thùng - tăng 7,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,49...
Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 đã vượt 20.300 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 12/6 đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng
Tính đến đầu giờ sáng nay 12/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,9 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,48 USD/thùng.
VPI dự báo giá xăng dầu tăng 0,9-1,8% trong kỳ điều hành ngày 12/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể tăng từ...
Xem nhiều




