Xuất siêu của Việt Nam tăng cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục xuất siêu khoảng 3,82 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 8 tháng năm 2023 là 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 8, hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiếp tục có những tín hiệu tích cực khi tăng 7,7% so với tháng trước, ước đạt 32,37 tỷ USD, là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong một năm trở lại đây và đánh dấu tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,43 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,94 tỷ USD, tăng 7,3%. Tuy nhiên, nhu cầu yếu, tăng trưởng chưa có sự đột biến nên so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 7,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 2,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 9,3%.
Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 59,92 tỷ USD, giảm 9,2%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 167,79 tỷ USD, giảm 10,3%, chiếm 73,7%.
Nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng
Liên quan đến thị trường nhập khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,25 tỷ USD, giảm 1,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,3 tỷ USD, tăng 10,2%.
Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 207,52 tỷ USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 73,94 tỷ USD, giảm 14,8%; doanh nghiệp FDI nhập khẩu 133,57 tỷ USD, giảm 17%.
Trong 8 tháng, có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,9% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 38,8%).
![]() |
Một trong những điểm tích cực trong tháng 8 đó là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước và chiếm 89,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các ngành hàng xuất khẩu đều tăng như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 8 tỷ USD, tăng 8,8% so với tháng trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,65 tỷ USD, tăng 2,2%; vải các loại đạt 1 tỷ USD, tăng 2,8%; xăng dầu tăng 45%, ước đạt 1,05 tỷ USD...
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu sản xuất của nước ta vẫn giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 183,57 tỷ USD. Trong đó, các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các ngành hàng xuất khẩu như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày… đều giảm ở mức hai con số, nguyên nhân một phần là do giá nguyên liệu hạ nhiệt và việc thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu đã kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong tháng 8 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1,46 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát giảm 16,7%, đạt 12,16 tỷ USD. Trong đó, sự sụt giảm được ghi nhận ở các mặt hàng như phế liệu sắt thép, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, linh kiện phụ tùng ô tô... Một số ít mặt hàng có kim ngạch tăng là ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ (tăng 3,6%), chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (tăng 6%), rau quả (tăng 0,6%).
Bộ Công Thương cho biết, do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhất là nguyên phụ liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 68,13 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 32,8 tỷ USD, giảm 24,6%; thị trường ASEAN đạt 26,96 tỷ USD, giảm 15,9%; Nhật Bản đạt 13,7 tỷ USD, giảm 14,1%; thị trường EU đạt 9,78 tỷ USD, giảm 5,4%; Hoa Kỳ đạt 9,27 tỷ USD, giảm 6,6%.
Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục xuất siêu khoảng 3,82 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 8 tháng năm 2023 là 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,02 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,21 tỷ USD. Xuất siêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ lớn cho cán cân thanh toán quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Giá dầu sắp có đợt tăng mạnh mẽ?
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể khiến thị trường mất tới 1 triệu thùng/ngày, tạo áp lực tăng giá dầu thô. Căng thẳng địa chính trị tại Biển Đỏ và Trung...
Phân tích thị trường LNG toàn cầu tuần qua
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á nhích nhẹ trong tuần qua, nhưng vẫn duy trì gần mức thấp nhất trong 3 tháng qua, do nguồn cung dồi dào và...
Giá vàng hôm nay (24/3): Thị trường thế giới giữ vững mốc 3.000 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay (24/3) ổn định, giữ vững mốc trên 3.000 USD/ounce trong bối cảnh thị trường lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump và...
Trung Quốc bùng nổ đầu tư vào ngành khí đốt
Lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ châu Phi đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào khí tự...
Các ông lớn dầu khí Châu Âu ngày càng thu hẹp các mục tiêu khí hậu
Các ông lớn dầu khí của Châu Âu đang ngày càng thu hẹp các mục tiêu về khí hậu khi họ đang phải vật lộn để thực hiện các cam kết đầy tham vọng về..
Giá xăng tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp
Giá xăng trong nước trong kỳ điều hành chiều nay, 20/3, được điều chỉnh tăng trở lại.
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu khi lo ngại cung vượt cầu
Các nhà phân tích hàng hóa của Goldman Sachs đã hạ triển vọng giá dầu thô, dựa trên dự báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại của Mỹ và nguồn cung bổ sung từ...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới xanh trở lại
Giá dầu thế giới trở lại sắc xanh; Giá khí tự nhiên quay đầu tăng; trong khi Nga đang sử dụng tiền điện tử ngày càng nhiều để giao dịch dầu...
Xem nhiều




