Dịch vụ logistics - Những thách thức lớn
Logistics là ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều thách thức mà ngành logistics Việt Nam phải đối mặt.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được đánh giá phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao trong những năm qua.
Năm 2022, TMĐT là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, tăng tới 20% so với năm 2021; doanh thu bán lẻ (B2C) đạt 16,4 tỉ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Dự kiến năm 2023 doanh thu bán lẻ TMĐT ước đạt 20,5 tỉ USD.
Sự phát triển của TMĐT đã thúc đẩy chuyển đổi hành vi tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh TMĐT. Sự gia tăng giao dịch TMĐT khiến nhu cầu vận chuyển và giao hàng tăng cao, là thách thức lớn đối với lĩnh vực logistics trong TMĐT.
Theo các chuyên gia, logistics trong TMĐT được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển, giao hàng, dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng.
Trong TMĐT, người tiêu dùng có thể mua sắm không giới hạn khu vực địa lý, có thể đặt mua hàng hóa bất kỳ tại quốc gia khác hay vùng miền khác qua website, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Vì thế, việc vận chuyển hàng hóa không thể đến tay người dùng ngay, mà cần vượt qua khoảng cách địa lý nhất định, được thực hiện bởi hệ thống logistics - mắt xích không thể thiếu để hoàn thành giao dịch. Logistics giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt, chuẩn xác, nhanh chóng, an toàn.
Logistics trong TMĐT hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu giao đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng địa điểm, đúng thời gian, tới đúng khách hàng, mục đích cuối cùng là tạo lợi thế cạnh tranh, tạo uy tín của doanh nghiệp với người mua hàng.
Theo đánh giá mới nhất của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam từ 14-16%, quy mô đạt 40-42 tỉ USD/năm.
Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến nay có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước, cùng khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu cung cấp các dịch vụ, từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa ngành logistics nhờ địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển là những khó khăn mà lĩnh vực logistics đang đối mặt.
Đầu tiên là hạn chế về cơ sở hạ tầng. Khi thị trường TMĐT rộng lớn, vị trí người mua ở xa, số lượng các đơn hàng nhiều và nhỏ, yêu cầu giao hàng nhanh, việc vận chuyển, giao hàng trở nên vô cùng phức tạp. Bởi vậy, TMĐT rất cần các doanh nghiệp logistics mới để tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng, kéo theo chi phí logistics tăng cao hơn, nếu tính vào giá hàng hóa sẽ không thấp hơn nhiều so với mua hàng theo phương thức truyền thống.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, khiến doanh nghiệp phải đầu tư lớn để hoàn thiện hệ thống, cung cấp thêm dịch vụ gia tăng giá trị, đáp ứng đòi hỏi được giao hàng nhanh hơn, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và dịch vụ tốt hơn của khách hàng. Tốc độ vận chuyển hàng hóa và chất lượng sản phẩm hàng hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cả người mua và người bán.
Ngoài ra, những giải pháp logistics trong TMĐT ở trong nước còn nhiều hạn chế về công nghệ và bảo mật thông tin, bảo mật thanh toán. Giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng (reverse e-logistics) cũng chưa được tổ chức, xây dựng và kiểm soát tốt, tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp logistics khi chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ thu hồi, đổi trả hàng hóa.
Để tận dụng tiềm năng to lớn từ lĩnh vực logistics, các chuyên gia cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư mở rộng và hiện đại hóa kho bãi, quy hoạch mạng lưới, nhằm giải quyết các phương án và hình thức giao nhận, tối ưu hóa việc giao hàng theo tuyến, từ đó giảm thiểu chi phí giao nhận cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp tăng cường chuyển đổi số để đồng bộ hóa các chuỗi logistics. Đây là hướng đi có tính ứng dụng cao trong thời gian tới.
Một vấn đề đáng quan tâm: Dù được đánh giá là ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhưng nhân lực logistics mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), 50% số doanh nghiệp logistics có nhu cầu cần tuyển dụng thêm 15-20% nhân viên và đến năm 2030, Việt Nam cần đến hơn 200.000 nhân lực logistics. Đó là chưa kể đến nhu cầu nhân lực logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Trong khi đó, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 5-7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này.
Thực tế cho thấy, quy mô đào tạo chính quy dài hạn và đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của doanh nghiệp hiện nay. Có đến 85,7% doanh nghiệp Việt Nam phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực logistics thông qua thực tế công việc. Đặc biệt, một số doanh nghiệp logistics quy mô lớn đã tự đầu tư trung tâm đào tạo nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng riêng để bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển.
Để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng cần sự tham gia và cam kết tích cực của Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp logistics và các trường dạy nghề. Chính phủ cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics...
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, Việt Nam cần đến hơn 200.000 nhân lực logistics. Trong khi đó, số lao động được đào tạo bài bản về logistics chỉ chiếm khoảng 5-7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này.
TIN LIÊN QUAN
-
Bất động sản kho vận và làn sóng logistics
-
Doanh nghiệp logistics đối mặt 5 rào cản lớn khi chuyển đổi số
-
Việt Nam đứng thứ 11 trong top 50 thị trường logistics mới nổi
-
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quy định chặt chẽ hơn việc phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân
-
Sửa phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp Phòng vệ Thương mại
-
Giá vàng tiếp tục tăng, hướng lên mốc 2.000 USD/ounce
Vietnam Airline báo lãi 862 tỷ đồng trong quý III/2024
Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, (HoSE: mã chứng khoán HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 26.600 tỷ đồng, tăng 12,8% so với quý III/2023
Quốc Cường Gia Lai báo lãi gấp gần 2,5 lần ông 'Cường Đô La' mạnh tay cho vay 30 tỷ đồng
Cuối quý III/2024, ông Nguyễn Quốc Cường - Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (hay còn gọi là Cường Đô La) cho công ty vay 30 tỷ đồng....
Đường Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính do giao dịch cổ phiếu "chui”
53.000 cổ phiếu của Công ty CP Đường Quảng Ngãi (Mã UPCoM: QNS) đã bị 2 cá nhân “lén” bán khi không có báo cáo về việc dự kiến giao dịch...
CTCP Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt CTCP Tập đoàn CIENCO4 (UPCoM: mã chứng khoán C4G) tổng số tiền gần 700 triệu đồng vì loạt vi phạm hành chính.
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã: NLG) vừa có một quý kinh doanh thua lỗ dù doanh thu tăng trưởng nhờ bàn giao dự án...
Ông chủ Thương hiệu Kem Tràng Tiền có lãi trở lại, trong quý III/2024 doanh thu thuần đạt 577 tỷ
Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (HNX: mã chứng khoán OCH) ông chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, doanh thu thuần đạt 577 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Dòng tiền kinh doanh của Tập đoàn Đất Xanh âm 270 tỷ đồng trong quý III/2024
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: mã chứng khoán DXG) vừa mới công bố báo cáo tài chính quý III/2024, cho thấy dòng tiền kinh doanh của công ty này âm 270 tỷ đồng.
Vinamilk Quý 3/1024: Doanh thu nội địa nỗ lực “vượt” bão Yagi, nước ngoài tăng trưởng 2 chữ số
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài được cho là “tên lửa đẩy” của Vinamilk khi tăng trưởng gần 16%. Tuy thị trường nội địa gặp khó khăn do bão Yagi trong Quý 3,...
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào PETROVIETNAM
Sáu tháng qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của...
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của FPT Retail tăng trưởng 24%
Vào ngày 30/10/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024.
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn: Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Aramco là bước đi chiến lược của Tập đoàn
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, Petrovietnam và Saudi Aramco đã ký Thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí.
Loạt công ty chứng khoán "đình đám" lỗ đậm do mảng tự doanh đi xuống
Quý III/2024, mảng tự doanh và môi giới hụt hơi khiến lợi nhuận tại nhiều công ty chứng khoán đình đám sụt giảm mạnh, đặc biệt có đơn vị lỗ lên tới trăm tỷ đồng.
BSR: Vì mục tiêu phát triển bền vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam
Trải qua nhiều thách thức, từ biến động giá dầu đến đại dịch COVID-19, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã vững vàng phát triển nhờ hàng loạt giải pháp...
T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE
Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển và Golden Nile - công ty đa lĩnh vực hàng đầu của UAE sẽ trở thành đối tác...
Tập đoàn Masan lãi đậm, một công ty con "lỗ chồng lỗ"
Đóng góp vào kết quả kinh doanh ấn tượng của Tập đoàn Masan (mã: MSN) trong quý III/2024 và cả 9 tháng đầu năm là mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ...
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
Nvidia đã "soán ngôi" Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới vào thứ Sáu (25/10) sau đợt tăng giá cổ phiếu kỷ lục,...
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vượt khó ngoạn mục...
Petrovietnam vươn lên mạnh mẽ nhờ “quản trị biến động”
Việc chủ động “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không những trụ vững, vượt qua khó khăn mà còn tận dụng tốt các cơ hội...
Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024...