Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không muốn chiết khấu kiểu "ban phát"
Đại diện một doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu tại Trà Vinh cho biết, Bộ Công Thương luôn giải thích chiết khấu là do “thoả thuận để tạo công bằng, cạnh tranh”, tuy nhiên những gì diễn ra suốt hơn 1 năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Chiết khấu cho DN bán lẻ là do sự “ban phát” từ DN đầu mối.
Doanh nghiệp bán lẻ phải cầm cố tài sản để bù lỗ
Tại toạ đàm trực tuyến “Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc" do báo Tiền phong tổ chức sáng 6/3, ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) - cho rằng, do không được hưởng chiết khấu, hơn một năm qua, các DN bán lẻ bị kiệt quệ về tài chính, có người phải bán cả ruộng vườn, đất đai, thậm chí cầm cố tài sản để bù lỗ. Để phục vụ bình ổn thị trường theo mệnh lệnh hành chính, dù lỗ vẫn phải bán. Đây là hình thức cưỡng bức DN bán lẻ.
Sau khi VCCI tổ chức hội nghị góp ý sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu vào ngày 14/2, chiết khấu xăng dầu bắt đầu tăng lại từ 1.000 - 1.500 đồng/lít, tùy khu vực.
"Đây là hiện tượng không bình thường. Vậy chiết khấu này từ đâu mà có? Trong khi Nghị định thì chưa sửa lại và diễn biến thị trường không hề thay đổi. Phải chăng do không phân chia rõ chi phí lưu thông và lợi nhuận định mức ở các khâu, nên DN đầu mối lợi dụng gom hết phần này? Nay thấy không thể thâu tóm được tất cả nên phải trích ra cho DN bán lẻ", ông Giang Chấn Tây nêu.

Theo DN này, Bộ Công Thương luôn giải thích chiết khấu là do “thoả thuận để tạo công bằng, cạnh tranh”, tuy nhiên những gì diễn ra suốt hơn 1 năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Chiết khấu cho DN bán lẻ là do sự “ban phát” từ DN đầu mối. Điều DN bán lẻ muốn là sự căn cơ, chứ không phải là sự thất thường này.
Cũng nêu việc bị lỗ do không được hưởng chiết khấu thời gian qua, bà Nguyễn Thị Rim - Giám đốc Công ty TNHH Giang Chấn Hưng (Trà Vinh) đặt câu hỏi: "Các DN xăng dầu bán lẻ bị ép bán trong một thời gian dài lỗ đã đến cả nghìn tỷ đồng, chúng tôi có được bù lỗ hay không? Nếu không thì dựa vào đâu để buộc doanh nghiệp bán lẻ phải hy sinh, trong khi doanh nghiệp nhà nước lại được cân đối bù lỗ. Yêu cầu Bộ Công thương giải thích lý do vì sao không cho DN bán lẻ lấy hàng ở nhiều nơi và có thể nhận hàng ở nhiều nơi về đổ vào chung 1 bồn như thương nhân phân phối đang làm”.
Đại diện một số DN bán lẻ khác có cùng kiến nghị các cơ quan làm chính sách hiểu và thông cảm, làm chính sách đúng đắn cho ngành xăng dầu và có quy định có chiết khấu 5-6% giá bán lẻ, được lấy nhiều đầu mối, giảm bớt thủ tục hành chính, cho phù hợp cơ chế thị trường, để DN bán lẻ ổn định, yên tâm phá triển, đưa xăng dầu tới người tiêu dùng.
Bất cập từ đầu mối
Ông Văn Tấn Phụng - Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Nai chia sẻ, thương nhân phân phối có cùng nỗi khổ như DN bán lẻ. Thời gian qua, cả bán lẻ, thương nhân đều lỗ. DN nhập khẩu đầu mối đang là tác nhân, nguyên nhân khiến phân phối và bán lẻ bị lỗ. Việc đứt gãy xăng dầu, qua dịch bệnh, chiến tranh, lộ rõ điều hành vĩ mô có vấn đề. Đây là giọt nước tràn ly, cho thấy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước khi toàn hệ thống có những bất cập.
“Sau sửa Nghị định 83, hậu quả đứt gãy làm DN điêu đứng rất rõ ràng. Lượng hàng dự trữ không còn, chúng tôi là thương nhân phân phối mà cũng không được rót xăng dầu thì làm sao chúng tôi rót cho bán lẻ. Bất cập là từ việc điều hành đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Chúng tôi rất lỗ, DN sắp chết”, ông Phụng nói.
Liên quan đến yêu cầu chiết khấu cho DN bán lẻ, theo ông Phụng, chiết khấu là do đầu mối quyết định. DN bán lẻ có trách nhiệm đối chiếu. Vai trò thương nhân phân phối đã sáng tỏ, thời gian tới làm sao sửa nghị định đi vào cuộc sống. Đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ phải hài hoà lợi ích.
Đừng để doanh nghiệp bị lỗ bởi cơ chế, chính sách
Dưới góc nhìn chuyên gia, theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đến thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổ lỗi qua lại cho nhau vì thị trường vốn bất định. DN bán lẻ không thể đổi lỗi cho DN nhập khẩu, cung ứng xăng dầu và ngược lại.

"Việc liên tiếp thanh tra, kiểm tra với DN kinh doanh xăng dầu hiện tại chỉ khiến thị trường khó khăn hơn. Nhà nước đừng để DN bị thua lỗ bởi sự can thiệp hành chính, bởi cơ chế và chính sách. Chúng ta cứ nói về khái niệm chiết khấu này, chiết khấu kia, tôi nghĩ rằng thuật ngữ này không chính xác, hãy để các DN nhập khẩu, phân phối xăng dầu tự thỏa thuận với nhau về lợi ích, để họ tự phân chia lợi ích thì thị trường sẽ dần hài hòa.
Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng những công cụ quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu hiện tại đã không còn phù hợp, mà hệ quả là sự thua lỗ của các DN kinh doanh xăng dầu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải ngồi lại, cùng nhau đưa ra vấn đề để hướng tới thay đổi chính sách. Tóm lại, trong bối cảnh hiện tại các bên không nên đổ lỗi cho nhau, không chia chiến tuyến”, TS Nguyễn Đình Cung nói.
Trao quyền cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa
Cảm ơn các ý kiến đóng góp của DN và chuyên gia, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu ý kiến sửa Nghị định 95 và Nghị định 83. Ngoài tái cấu trúc hệ thống phân phối thì điều hành giá được giữ nguyên như hiện nay, hiện bản chất ta đang giữ giá trần nhưng đang thiên góc độ về người dân và CPI.
Việc tính chi phí, tính rà soát cần phải tính đúng, tính đủ và kịp thời cho DN, theo ông Trần Duy Đông nên trả về thị trường nhiều hơn, trao quyền cho DN nhiều hơn nữa. Nhà nước sẽ định hướng, tham chiếu nào đó, vẫn giữ quỹ nhưng quỹ không sử dụng liên tục như hiện nay.

Đại diện Bộ Tài chính, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Quản lý giá, cho biết trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước, cần rà soát quy định liên quan để sửa, khắc phục bất cập của thị trường.
Về chiết khấu của doanh nghiệp bán lẻ, theo ông Nguyễn Minh Tiến, DN phản ánh chi phí thấp, gây khó khăn cho DN. Giá chiết khấu phụ thuộc nhiều yếu tố như dự báo giá, hàng tồn kho… Khâu đánh giá chi phí với chiết khấu theo chuỗi từ bán buôn đến bán lẻ. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về chi phí chiết khấu cho bán lẻ.
“Trên cơ sở chi phí của thương nhân phân phối, chúng tôi đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ. Chúng tôi rà soát chi phí định mức trong công thức tính giá cơ sở trên cơ sở phát sinh. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, rà soát để các khâu trong tính giá cơ sở, công khai tới DN”, ông Tiến nói.
TIN LIÊN QUAN
-
Giá xăng dầu hôm nay (1/3) có thể giảm nhẹ
-
Bộ Công Thương giải trình 7 vấn đề về thị trường xăng dầu
-
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phải sớm đánh giá lại tình hình thị trường xăng dầu
-
Giá mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm
-
Quy định chỉ lấy hàng xăng dầu từ 1 nguồn gây khó khăn cho đại lý bán lẻ
-
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Nghị định 08 không làm giải cơn khát của thị trường trái phiếu
-
Chỉ còn 4 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động 12 tháng trên 9%/năm
Cần có giải pháp cấp bách để doanh nghiệp "khoẻ" lên, giữ chân người lao động
Dựa trên kết quả điều tra một số doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn quý I/2023, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết có hơn 20%...
Tìm cách lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, năm 2023, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm mới đạt 154 tỷ USD.
EVN lỗ 26 nghìn tỷ, giá điện năm 2023 "còn phụ thuộc nhiều yếu tố"
Nếu không tính thu nhập từ sản xuất khác, chỉ tính thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh điện thì năm 2022 EVN lỗ 26.235 tỷ đồng.
HoSE tiếp tục nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do không công bố thông tin
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) có công văn nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do không công bố thông tin quyết định về việc không còn là công ty mẹ của các công ty có liên quan theo quy định.
Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp...
Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư (CTCP) Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE) báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân vừa thông báo đã bán ra hơn 2,7 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 27 3.
Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,23%...
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020...
Bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Amazon có thể phải bồi thường đến 172 tỷ đô la
Ngày 24/3 vừa qua, tòa án liên bang Seattle chính thức đưa ra phán quyết Amazon đã vi phạm luật chống độc quyền trong vụ kiện của nhóm khách hàng tại 18 tiểu bang...
Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?
Hiện nay, chủ nợ lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Phát là một trong 4 ngân hàng quốc doanh. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này khá đa dạng từ tiền gửi,...
Các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua tăng vốn điều lệ
Động thái lên kế hoạch tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến không thuận lợi như giai đoạn trước...
Gần 34.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1/2023
Tính chung quý I năm 2023, cả nước có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 310,3 nghìn tỷ đồng.
BaoViet Bank vẫn chưa "sạch" nợ xấu tại VAMC
Tính đến cuối năm 2022, BaoViet Bank còn gần 2.624 tỷ đồng nợ xấu ở VAMC, tăng 20% so với đầu năm và con số đã được trích lập dự phòng là gần 865 tỷ...
Phải chăng dòng tiền giá rẻ quay trở lại trái phiếu doanh nghiệp?
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu tháng 3/2023, một số doanh nghiệp đã huy động được tiền thông qua kênh trái phiếu...
Doanh nghiệp đang bị dồn vào sức ép không hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Nói về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Phạm Đình Đoàn- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, doanh nghiệp đang bị dồn...
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng.
Doanh thu của Thế giới Di động ảm đạm sau 2 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã ck: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, Thế giới Di...
Nền tảng mạng xã hội Twitter định giá còn 1/2 giá trị kể từ khi về tay tỷ phú Elon Musk
Tháng 10/2022, Tỷ phú Elon Musk đã chi ra 44 tỷ USD để mua lại Twitter và hiện nay nền tảng mạng xã hội này được định giá ở mức 20 tỷ USD...
Các nhà đầu tư nước ngoài “rót” 5,45 tỷ USD vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD...