Đột phá để phát triển nhà ở xã hội
Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở của người lao động, công chức, viên chức và các đối tượng yếu thế trong xã hội ngày càng trở nên cấp thiết, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội không chỉ mang ý nghĩa thể chế quan trọng mà còn đánh dấu bước chuyển lớn trong tư duy chính sách từ coi nhà ở xã hội là nhiệm vụ an sinh đơn thuần sang nhận thức đầy đủ về vai trò của nó như một động lực tăng trưởng, một phần thiết yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ngày 5/6, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá để phát triển nhà ở xã hội" với sự tham gia của đại diện cơ quan chức năng cùng các chuyên gia, doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh rằng, phát triển nhà ở xã hội không nên bị hiểu sai lệch như một nghĩa vụ từ thiện của Nhà nước hay doanh nghiệp, mà cần nhìn nhận như một yêu cầu mang tính chiến lược để đảm bảo công bằng xã hội, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh quốc gia. “Không có chuyện nhà ở xã hội là gánh nặng kinh tế. Ngược lại, chính nhờ đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản của người lao động, chúng ta tạo ra tiền đề cho tăng trưởng bền vững. Anh có nguồn nhân lực, có nhu cầu thực, trong khi nhiều phân khúc bất động sản cao cấp chưa chắc đã có cầu”, ông Dũng phân tích.
Nhận thức đúng đắn đó, theo ông, cần đi kèm với hành động cụ thể từ việc hình thành tổ chức hỗ trợ xây dựng có khả năng phản ứng nhanh, đến lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tài chính và tâm huyết với nhiệm vụ xã hội. Những kinh nghiệm thực tiễn này nếu được thể chế hóa và nhân rộng sẽ góp phần tạo ra hiệu quả thực chất trong triển khai chính sách nhà ở xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM gọi Nghị quyết 201 là một “nghị quyết tuyệt vời”, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội theo hướng thực chất, đột phá, vượt qua những rào cản đã tồn tại suốt nhiều năm qua.
“Luật Nhà ở 2023 được đánh giá là có những tiến bộ đáng kể, nhưng rõ ràng trong quá trình thực thi vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, Nghị quyết 201 được ban hành rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý cho những cơ chế đặc thù mà nếu không có thì chúng ta sẽ không thể hoàn thành mục tiêu phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030”, ông Châu nói.

Thực tế là trong giai đoạn 2021-2024, TP HCM dù là đô thị lớn nhất cả nước, nhưng mới chỉ thực hiện được hơn 6.000 căn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 6% so với chỉ tiêu 100.000 căn. Trong khi đó, tỉnh Bắc Giang, một địa phương công nghiệp đang lên lại đạt con số ấn tượng là 29.000 căn. Điều đó cho thấy chính sách đúng, cộng với cách làm quyết liệt từ địa phương, có thể tạo ra những bước tiến vượt bậc. Song để nhân rộng mô hình thành công như Bắc Giang, chúng ta không thể trông chờ vào nỗ lực đơn lẻ của từng tỉnh thành, mà cần có một khung pháp lý đủ mạnh để gỡ vướng và tạo động lực cho toàn hệ thống.
Theo phân tích của ông Lê Hoàng Châu, Nghị quyết 201 có hai nhóm chính sách nổi bật. Thứ nhất là việc thành lập Quỹ Phát triển nhà ở Quốc gia, thể chế hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển nhà ở giá rẻ tại các đô thị. Đây là lần đầu tiên trong chính sách về nhà ở xã hội, các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được quy định rõ ràng là đối tượng thụ hưởng, qua đó khắc phục tình trạng thiếu công bằng trong tiếp cận nhà ở, một trong những bất cập lớn nhất hiện nay.
Quỹ này không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội mà còn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kết nối với các dự án, từ giao thông, công viên, trường học, đến thương mại dịch vụ. Đặc biệt, quỹ cũng sẽ hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội cho thuê, một mô hình phù hợp với nhu cầu của người lao động di cư, người trẻ, và lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nhóm cơ chế thứ hai chính là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, từ rút gọn quy trình phê duyệt, loại bỏ các thủ tục trùng lặp, đến đổi mới tư duy quản lý của cơ quan chức năng. Đơn cử, với việc áp dụng thiết kế mẫu, nhà ở xã hội có thể miễn giấy phép xây dựng, hoặc chủ đầu tư được tự phê duyệt dự án mà không phải trình thiết kế cơ sở. Đây là những thay đổi lớn, rút ngắn thời gian làm thủ tục từ hơn 3 năm xuống chỉ còn vài tháng.
Chưa dừng lại, Nghị quyết còn mở đường cho việc giao chủ đầu tư mà không qua đấu thầu, nếu dự án đáp ứng đủ tiêu chí, tránh tình trạng ách tắc kéo dài do yêu cầu đấu thầu trong Luật Đầu tư 2020. Đặc biệt, việc bỏ yêu cầu lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho nhà ở xã hội, lồng ghép các quy định khác như phòng cháy chữa cháy vào thủ tục cấp phép, sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Một điểm rất đáng chú ý là Nghị quyết 201 đặt ra yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế phục vụ. Cơ quan quản lý địa phương không còn đóng vai trò xét duyệt từng bước như trước mà phải chuyển sang tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động triển khai, trên cơ sở chịu trách nhiệm về chất lượng và tuân thủ pháp luật. Đây không chỉ là cải cách hành chính mà còn là cải cách tư duy, phù hợp với tinh thần “phát triển Chính phủ kiến tạo” mà Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh.
Theo ông Lê Hoàng Châu, sau thời gian triển khai, các cơ chế trong Nghị quyết 201 cần được sơ kết, tổng kết để luật hóa vào Luật Nhà ở và các luật có liên quan, nhằm chính thức thể chế hóa một cách đầy đủ, tạo hành lang pháp lý ổn định và lâu dài cho việc phát triển nhà ở xã hội. Bởi lẽ, nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp, cho lực lượng lao động và các đối tượng chính sách sẽ không chỉ dừng lại ở năm 2030, mà còn tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn sau đó, nhất là trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như hiện nay.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/6: Xử lý dứt điểm khiếu nại của cư dân chung cư Saigon Gateway
-
Điểm tin ngân hàng ngày 4/6: Nhiều áp lực khiến mặt bằng lãi suất khó giảm sâu trong thời gian tới
-
Công bố lãi suất ưu đãi cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội
-
Rà soát các dự án nhà ở tái định cư, thương mại xây xong không sử dụng để chuyển đổi sang nhà ở xã hội
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/6: Đất nền Đông Anh giao dịch hạ nhiệt, giá vẫn giữ vững ở mức cao
Lâm Đồng dự kiến khởi công cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương vào ngày 29/6; Hà Nội đề xuất tháo gỡ vướng mắc cho dự án sinh thái 250ha dọc sông Hồng và sông...
Khi "ông lớn" địa ốc đổ bộ: Bất động sản "vùng trũng" bừng tỉnh
Sự xuất hiện của các “ông lớn” bất động sản tại những vùng đất giàu tiềm năng đang mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường địa ốc, đồng thời tái định hình...
Nhiều thủ tục hành chính về bất động sản thay đổi từ ngày 1/7/2025
Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý....
Đường bay Dubai - Đà Nẵng hút lữ hành quốc tế tới Việt Nam tìm hiểu
Gần 30 đại diện từ các công ty lữ hành hàng đầu Châu Âu và Trung Đông đã quy tụ về Đà Nẵng sau khi đường bay Dubai – Đà Nẵng chính thức được hãng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/6: TPHCM tiếp tục gỡ vướng để cấp sổ hồng cho 6 dự án nhà ở
Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu...
Giải mã hiện tượng "Cường đô-la livestream bán nhà, thu về hơn 500 booking
Cái tên "Cường đô-la" bao năm qua đã là một thương hiệu, chiến thuật marketing hiệu quả cùng việc sản phẩm đang đáp ứng đúng nhu cầu lẫn mức tài chính đồng thời đưa ra...
Động lực để “Cap Saint-Jacques” Vũng Tàu chuyển mình thành thiên đường du lịch
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất...
4 đồ án, dự án quy hoạch của T&T Group được vinh danh tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia 2024
Ngày 22/6/2025, tại Lễ trao Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) tổ chức tại Hà Nội, 4 đồ án/dự án quy hoạch mang dấu ấn của T&T Group...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/6: TPHCM xem xét miễn giấy phép xây dựng tại hơn 55.000 lô đất
Hà Nam giao 138ha đất làm khu đô thị đại học gần siêu dự án của Sun Group; Dự án 17.000 tỷ “kích hoạt” thị trường địa ốc Nha Trang, đất nền tăng giá 30-35%...
Nhà phố Tây Bắc TP.HCM hút vốn nhờ giá “kịch sàn” chỉ từ 4,79 tỷ đồng, đón làn sóng dịch chuyển đầu tư
Giá bất động sản trung tâm TP.HCM lập đỉnh mới khiến biên độ tăng giá không còn hấp dẫn. Giới đầu tư đang chuyển hướng quan tâm về các khu vực vệ tinh, đặc biệt...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/6: Hà Nội đề xuất mức bồi thường cao nhất khi di dời, cải tạo...
Tập đoàn Hàn Quốc LH muốn xây siêu đô thị hơn 1.500 ha tại Bắc Ninh; Diễn biến mới tại Dự án đảo biệt lập hơn 7.200 tỷ tại Đồng Nai của TTC Land; Dự...
Sun Feliza Suites “chào sân” thị trường, thu hút gần 2.000 chuyên viên BĐS
Ngày 19/6 tại Hà Nội, gần 2.000 chuyên viên kinh doanh từ các đại lý phân phối đã hội tụ tại sự kiện Lễ ra quân (kick-off) dự án Sun Feliza Suites – tổ hợp...
Quảng Ninh: Sắp có sân golf 36 hố hơn 1.100 tỷ đồng
Dự án sân golf Uông Bí do Công ty Cổ phần đầu tư sân golf Hạ Long Bay làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng vừa chính thức được...
Không yêu cầu người dân chỉnh lý giấy tờ đất sau sáp nhập
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, kéo theo việc giảm số lượng tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34...
Bất động sản phía Nam 2025: Bình Dương vươn lên, thị trường phục hồi theo chu kỳ mới
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/6: Kiến nghị không kiểm toán dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp tự...
Hải Dương chuẩn bị thu hồi gần 4.600 thửa đất để thực hiện dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Bình Định cam kết không tăng giá nhà ở xã...
Trung Quốc triển khai trung tâm thương mại dưới nước chạy bằng năng lượng điện gió
Trung Quốc đã chính thức ra mắt dự án trung tâm dữ liệu thương mại dưới nước (UDC) đầu tiên trên thế giới, sử dụng năng lượng điện gió ngoài khơi.
Thị trường bất động sản tháng 5: Hồi phục?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 5/2025 đang cho thấy những tín hiệu phục hồi rõ rệt, đặc biệt ở phân khúc căn hộ chung cư tại các thành phố lớn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/6: Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm nguồn cung nhà ở
Thanh Hóa phát hiện công trình xây dựng trái phép gần 600m2 trên đất nông nghiệp; Phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; Hà Nội cấp hơn 68.000 giấy...
Xem nhiều




