Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật...
Chiều 23/5/2023, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, dự thảo Luật đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quy định rõ hơn nữa nguyên tắc thị trường trong quản lý giá, nguyên tắc định giá của Nhà nước; làm rõ quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc tự định giá hàng hóa, dịch vụ của mình.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý giá; quy định đúng bản chất hoạt động thẩm định giá; trách nhiệm pháp lý của các bên trong thực hiện; giá trị pháp lý của các kết luận, chứng thư; các quy định khác đã được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Đến nay, dự thảo Luật cơ bản thể hiện ý kiến đa số các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm tính khả thi, minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về áp dụng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm rà soát kỹ; nghiên cứu các luật và các dự thảo Luật liên quan, chỉnh lý Điều 3 nhằm bảo đảm bao quát về phạm vi điều chỉnh, tuyệt đối không tạo khoảng trống pháp lý; bảo đảm tính thống nhất với pháp luật liên quan; tuân thủ nguyên tắc áp dụng luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với một số lĩnh vực đặc thù như đất đai, sở hữu trí tuệ, điện, học phí, dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh, nhà ở, dự thảo Luật đã quy định rõ những vấn đề được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Nội dung này được thể hiện tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá...
Đối với thẩm quyền quyết định Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, dự thảo Luật giữ như quy định của Luật hiện hành, Quốc hội quyết định Danh mục. Trường hợp cần điều chỉnh, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời bổ sung Phụ lục 01 quy định cụ thể những mặt hàng bình ổn giá, bảo đảm công khai, minh bạch. Dự thảo Luật cũng chỉnh lý các quy định có liên quan tại các điều, khoản khác để đảm bảo tính tương thích.
![]() |
Đối với Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong điều kiện hiện nay nên duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Tuy nhiên, đề nghị cần đổi mới trong quản lý, điều hành giá mặt hàng xăng, dầu; đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn, việc sử dụng Quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả trong điều hành, đồng thời đánh giá kỹ việc thực hiện Nghị định 95/2021/NĐ-CP; sớm đưa giá xăng, dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.
Đối với quy định về thẩm định giá, dự thảo Luật đã hoàn thiện theo hướng quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, cơ quan tương ứng với công việc mà mình thực hiện. Đồng thời, bổ sung 2 Điều bao gồm về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập Hội đồng thẩm định giá và quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thẩm định giá; quy định rõ hơn về phạm vi thẩm định giá của Nhà nước; bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định giá.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của Hội đồng; bổ sung quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với Hội đồng thẩm định giá, thành viên Hội đồng thẩm định giá. Những quy định trên nhằm vừa tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, vừa bảo đảm tính khả thi, giúp các cá nhân, tổ chức yên tâm thực hiện đúng chức trách được giao.
Tại phần thảo luận, đại biểu Quốc hội nhận định những quy định trong dự thảo Luật đã cơ bản tháo gỡ được các vấn đề khúc mắc trong thẩm định giá, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thị trường lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, có nhiều đại biểu góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi) về các nội dung như: Đề xuất bỏ giá trần sàn đối với vé máy bay; đề nghị giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến giá sách giáo khoa; Đề xuất điều chỉnh cụm từ “giá dịch vụ giáo dục” thành “giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”; Bổ sung thêm quy định về cơ sở, nguyên tắc, phương pháp, quy trình thẩm định giá của Nhà nước; Đề nghị xem xét, quy định cụ thể các trường hợp thực hiện thẩm định giá theo quy định của pháp luật về ngân sách và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; Bổ sung quy định về căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá; Đề nghị bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về giá...
TIN LIÊN QUAN
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh nhưng số lượng "kỳ lân" vẫn hạn chế?
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam có thể bứt phá, cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Sân chơi ngày càng bị thu hẹp
Nhiều chị em chọn cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vì đây là kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công… Tuy nhiên, khi các...
Tập đoàn Yeah1 bất ngờ dừng sản xuất 2 chương trình truyền hình thực tế ăn khách
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) thông báo tạm dừng sản xuất hai chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió".
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn...
Dòng tiền đảo chiều, các quỹ đầu tư đang chọn chiến lược mới?
Báo cáo Tình hình hoạt động của các Quỹ đầu tư tại Việt Nam của Fiingroup (2/2025) cho thấy nhiều diễn biến đáng chú ý, phản ánh xu hướng đầu tư và sự dịch chuyển...
Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự thay đổi và có những tín hiệu quan trọng trong những tháng đầu năm 2025. Từ số liệu trong báo...
Doanh nghiệp công nghệ mong nhanh chóng xây dựng Sàn dữ liệu của Việt Nam
Tổng Giám đốc FPT IS mong Ban Chỉ đạo nhanh chóng thúc đẩy xây dựng Sàn Dữ liệu của Việt Nam để các công ty công nghệ, các nhà khoa học có cơ hội tiếp...
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?
Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tung siêu dự án 2.000 tỷ đồng: Nhà máy cà phê lớn nhất Đông Nam Á sắp xuất hiện
Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô gần 1.000 tỷ đồng.
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Việt Nam thu hút nhiều công ty dược quốc tế giá trị lên tới 10 tỷ USD
Thị trường dược phẩm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty dược phẩm quốc tế. Dự báo, thị trường này sẽ đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2026...
“Cá mập” bất động sản Thái Lan chuẩn bị mở thêm khu công nghiệp 500ha tại Việt Nam
Amata VN - công ty con của Amata Corporation, ông lớn bất động sản Thái Lan muốn đầu tư khu công nghiệp với diện tích khoảng 500ha tại Việt Nam ngay trong năm nay.
CTCP Tổng Bách Hóa đang đi nước cờ gì khi đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh?
CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì....
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ...
VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice
VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói....
Đông Anh có trở thành “mỏ vàng” giúp Viglacera (VGC) thắng lớn với dự án nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước những thách thức lớn.
Rót gần 4.000 tỷ đồng xây siêu dự án KCN tại Thái Nguyên, Viglacera đang toan tính điều gì?
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II - Giai đoạn 2 có quy mô 296,24 ha với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Xem nhiều




