Quý ‘hụt chân’ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm 2023 của hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều sa sút so với cùng kỳ khi gánh nặng chi phí kinh doanh bảo hiểm và chi phí quản lý đè nặng.
Áp lực chi phí đè nặng lên kết quả kinh doanh quý 1
Quý đầu năm 2023, phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều “phai màu” khi gánh nặng chi phí kinh doanh bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp đã thổi bay đà tăng lợi nhuận.
Đơn cử tại Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (mã: BLI), quý 1/2023 doanh thu thuần bảo hiểm tăng nhẹ 7%, đạt hơn 248 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh 55% so cùng kỳ, lên hơn 221 tỷ đồng, do chi phí bồi thường cao gấp 2.8 lần cùng kỳ, đạt hơn 110 tỷ đồng.
Với chi phí tăng cao hơn doanh thu, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BLI giảm 48% so cùng kỳ, còn gần 67 tỷ đồng.
Thêm vào đó, hoạt động đầu tư tài chính của BLI cũng có lợi nhuận giảm 77% so cùng kỳ, còn gần 18 tỷ đồng do lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm đến 100%, còn gần 8 triệu đồng khi tình hình thị trường chứng khoán bất lợi hơn so với quý 1 năm trước.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính đều có lợi nhuận giảm mạnh khiến BLI sụt giảm 81% lợi nhuận ròng, còn gần 25 tỷ đồng.
Cùng cảnh ngộ, Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (mã: AIC) ghi nhận lợi nhuận ròng quý 1/2023 giảm mạnh đến 75% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 4 tỷ đồng chủ yếu do lợi nhuận hoạt động tài chính giảm giảm 26%, còn hơn 12 tỷ đồng, do lãi kinh doanh chứng khoán giảm 100%, còn gần 18 triệu đồng và cổ tức, lợi nhuận được chia giảm 97%, còn hơn 151 triệu đồng.
Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18%, lên gần 63 tỷ đồng, nên dù lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm đi ngang, lãi ròng AIC vẫn giảm mạnh.

Một doanh nghiệp bảo hiểm khác là Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (mã: PGI) cũng ngậm ngùi báo lãi giảm trong quý đầu năm. Theo đó, lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm giảm7% còn hơn 186 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư tài chính mang về cho Công ty lợi nhuận gần 19 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, nhưng cũng không thể giúp PGI thoát khỏi cảnh lợi nhuận đi lùi.
Kết quả, doanh nghiệp bảo hiểm này đạt gần 55 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm 22% so với cùng kỳ, do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7% lên gần 139 tỷ đồng.
Tương tự, Tổng CTCP Tái bảo hiểm PVI (PVIRe, mã: PRE) ghi nhận lãi ròng quý 1/2023 giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 37 tỷ đồng chủ yếu, do lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 18%, còn lãi hơn 24 tỷ đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 14%, chỉ lãi gần 31 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn tia sáng
Kết thúc quý 1/2023, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã: BIC) ghi nhận lợi nhuận ròng tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 78 tỷ đồng, nhờ lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 20% ghi nhận gần 174 tỷ đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 13% lãi hơn 85 tỷ đồng.
Tại ‘ông lớn’ Tập đoàn Bảo Việt (mã: BVH), dù hoạt động kinh doanh bảo hiểm lỗ hơn 111 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tài chính tăng 23%, lãi hơn 2.494 tỷ đồng và lợi nhuận công ty liên kết gấp 2,6 lần cùng kỳ đã giúp lợi nhuận ròng tăng 10% trong quý 1/2023, đạt hơn 528 tỷ đồng.

Đặc biệt, Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (mã: PTI) vẫn ghi nhận lợi nhuận ròng tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, lãi hơn 41 tỷ đồng do tiết giảm chi phí quản lý dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm.
Cụ thể, trong quý 1, doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm tăng 10%, đạt hơn 1.431 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh hơn doanh thu, tăng 11% lên gần 1.417 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp giảm 49% còn hơn 14 tỷ đồng.
Mặt khác, hoạt động tài chính có lợi nhuận tăng 21% so cùng kỳ, đạt hơn 86 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi có kỳ hạn gần 74 tỷ đồng, tăng 24%. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 18%, còn hơn 46 tỷ đồng đã giúp PTI ghi nhận tăng trưởng dương trong quý 1/2023.
Một doanh nghiệp bảo hiểm khác là Tổng CTCP Bảo Minh (mã: BMI) ghi nhận lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm tăng không đáng kể trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 31%, đạt hơn 35 tỷ đồng khiến lợi nhuận ròng quý 1 chỉ nhích nhẹ 3% so cùng kỳ, đạt hơn 73 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán SSI dự báo, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ sẽ thấp hơn kết quả năm 2022, ở mức 10 - 12%. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp dự báo sẽ chịu áp lực do lạm phát cao, giá hàng hóa, vật dụng và chi phí y tế tăng lên, cũng như chi phí gia tăng do sự phức tạp của những dịch bệnh mới ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Trong khi đó, mức phí bảo hiểm nhiều khả năng sẽ tiếp tục ổn định dưới áp lực cạnh tranh.
Đối với năm 2023, SSI kỳ vọng kết quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm sẽ phản ánh hoàn toàn việc lãi suất huy động đã diễn ra trong năm 2022. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn được hưởng lợi từ việc giảm áp lực dự phòng toán học khi lãi suất kỹ thuật tăng phù hợp với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn trên 10 năm.
SSI kỳ vọng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ đủ để bù đắp phần giảm sút của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giúp các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số vào năm 2023.
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dự kiến sẽ biến động khá mạnh giữa các quý. Tuy nhiên, với mức nền so sánh thấp trong quý II và quý III/2022, SSI cho rằng có thể tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ sẽ ở mức cao hơn trong quý II và quý III/2023.
TIN LIÊN QUAN
-
Hoàn tất việc chi trả bồi thường toàn bộ cho thân máy bay trực thăng BELL 505-VN 8650
-
Doanh nghiệp bảo hiểm cần thích ứng để phát triển bền vững
-
Hợp tác với các ngân hàng lớn tại Việt Nam, Manulife Việt Nam đang làm ăn ra sao?
-
Sacombank: Lãi dự thu về mức thấp, nợ xấu tăng nhẹ
-
Lãi suất cao, dòng tiền đổ mạnh vào chứng chỉ tiền gửi
-
Khối nợ tại Xây dựng Hòa Bình sụt giảm, dòng tiền kinh doanh dương trở lại
-
Phục Hưng Holdings báo lãi giảm mạnh, nợ vay có xu hướng tăng
Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc
Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Kết nối cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động vì tương lai xanh
Tiếp nối thành công của Hội thảo “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/06/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và...
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Xem nhiều




