Giá cước vận tải biển tăng gấp đôi, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, xung đột trên Biển Đỏ khiến một số hãng vận tải biển phải gia tăng giá gấp đôi so với năm 2023. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thận trọng ứng đối về chi phí và thời gian giao hàng.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), căng thẳng tại Biển Đỏ có thể khiến 1 containe đi qua khu vực châu Âu bị đội chi phí “đắt” thêm 1.000 - 2.000 USD. Những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều gồm dệt may, da giày, đồ gỗ…
Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ các doanh nghiệp thành viên cho biết hàng loạt hãng vận tải biển lớn như: Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo tăng phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ.
Cụ thể, cước tàu sang Mỹ, Canada đến Bờ Tây từ mức 1.850 USD/container tháng 12/2023 lên 2.873-2.950 USD/container cho tháng 1/2024. Các chuyến tàu đến Bờ Đông tháng 12/2023 giá ở mức 2.600 USD/container tăng lên 4.100-4.500 USD/container cho tháng 1/2024.
Không những thế, cước tàu sang châu Âu (EU) còn tăng mạnh hơn như tuyến đến cảng Hamburg (Đức) có giá 1.200-1.300 USD/container trong tháng 12/2023 tăng lên 4.350 USD-4.450 USD/container trong tháng 1.
Nguyên nhân được các doanh nghiệp cho là 80% lượng hàng hóa đi Bờ Đông nước Mỹ, Canada và EU đều qua kênh đào Suez. Do căng thẳng Israel-Hamas các hãng tàu phải vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình mất thêm 7-10 ngày.
Giới chuyên gia hàng hải cho biết hiện có khoảng 20% công suất vận tải biển không được sử dụng do lượng đơn hàng sụt giảm. Trong khi đó, các hãng vận tải biển tiếp tục cắt giảm các chuyến đi và phải thay đổi hải trình để tránh phải đi qua Biển Đỏ. Sự thắt chặt của công suất vận tải cộng thêm thời gian của mỗi chuyến hàng trở nên dài hơn dẫn tới giá cước cao hơn.
"Đây có thể là một thách thức mới cho doanh nghiệp thủy sản trong năm 2024. Nếu căng thẳng tại vùng Biển Đỏ tiếp diễn hoặc leo thang, có thể dẫn đến hệ lụy là chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của ngành" - VASEP dự báo.
Còn theo ông Alan Baer - CEO của công ty vận tải biển OL-USA nhận định: “Với giá cước vận tải biển tăng bất ngờ như thế này, phần chi phí gia tăng sẽ ngấm dần vào chuỗi cung ứng và bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong quý I năm nay”.
Trước tình trạng trên, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã đề nghị các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội trong lĩnh vực logistics tăng cường theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp trong ngành nắm chắc thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn tắc và các tác động bất lợi khác.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo dõi sát tình hình, chủ động lên phương án thích hợp, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng. Các doanh nghiệp tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng. Tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng.
Đồng thời, các doanh nghiệp khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, hợp đồng vận chuyển nên có điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp. Cần mua bảo hiểm đầy đủ để phòng ngừa rủi ro và tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc gặp sự cố khi đi qua tuyến đường này.
TIN LIÊN QUAN
-
Vận tải biển tiếp tục khởi sắc
-
Nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên đán được đảm bảo
-
TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia để “tiếp sức” doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận chính sách tài khóa, tiền tệ
-
Doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ hơn 113.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2024
-
Nhận vốn ưu đãi từ SMEDF, doanh nghiệp nhỏ và vừa đón cơ hội kinh doanh khởi sắc
-
Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán một doanh nghiệp BĐS bị xử phạt nặng
Chứng khoán Thành Công phát hành 4 triệu trái phiếu nhằm cơ cấu nợ
Chứng khoán Thành Công sẽ phát hành 4 triệu trái phiếu riêng lẻ với giá trị 400 tỷ đồng, nhằm cơ cấu lại nợ của công ty.
Doanh nghiệp lớn hé lộ lợi nhuận "khủng" quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm 2024
"Ông lớn" hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã: HHV), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã: VGT),... ước tính lợi nhuận quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm nay tăng nghìn tỷ đồng.
Dự án Waterpoint của Nam Long đang thế chấp tại ngân hàng?
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã: NLG) thành lập thêm 2 công ty con nhằm nhận chuyển nhượng khu đất thuộc dự án Waterpoint...
Doanh thu Rạng Đông tăng 35,2% trong nửa đầu năm 2024 nhờ thực hiện chuyển đổi số
Tại buổi họp báo với chủ đề “Rạng Đông chuyển mình trong kỷ nguyên mới” diễn ra sáng ngày 02/10, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng...
Đèo Cả dự báo đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch kinh doanh năm 2024
9 tháng đầu năm, HHV dự kiến doanh thu đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và thực hiện được 72% kế hoạch năm.
Prudential Việt Nam hoạt động ra sao?
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (thuộc tập đoàn tài chính Prudential Plc), được thành lập tại Việt Nam vào năm 2011.
Dư nợ margin công ty chứng khoán cao kỷ lục
Liên tục trong những năm gần đây, dư nợ margin của nhiều công ty chứng khoán được đẩy lên mức kỷ lục. Các công ty chứng khoán cũng đang trở thành điểm hấp thụ...
Chủ tịch và Thành viên HĐQT Dược phẩm Hà Nội đồng loạt từ nhiệm
HĐQT Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Hanoi Pharma - UPCoM: DHN) công bố thông tin bất thường vừa nhận đơn từ nhiệm của bà Bùi Thị Minh Tâm, Chủ tịch HĐQT...
Một thương hiệu bán lẻ thiết bị di động và sản phẩm công nghệ nợ phải trả cao gấp 9 lần vốn chủ sở hữu
Mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư thương mại Hoàng Hà (Hoàng Hà Mobile) công bố báo cáo tài chính với doanh thu gần 4.860 tỷ đồng trong năm 2023...
Chứng khoán An Bình bị phạt hơn 1,9 tỷ đồng do kê khai sai thuế
Chứng khoán An Bình đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế...
FPT Retail (FRT) bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc 8x
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã chứng khoán FRT) vừa công bố thông tin bổ nhiệm bà Nguyễn Đỗ Quyên làm Phó Tổng Giám đốc công ty.
Google 'rót' 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Thái Lan
Theo Reuters , Google ngày 30 9 cho biết công sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng một trung tâm dữ liệu và đám mây.
Phó Chủ tịch thường trực FLC Vũ Đặng Hải Yến từ nhiệm
CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) ngày 30 9 công bố đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Thành viên HĐQT của bà Vũ Đặng Hải Yến.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có mức đầu tư hơn 5 tỉ USD chính thức vận hành thương mại
Chiều 30/9, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP, thuộc Tập đoàn SCG, Thái Lan) phát đi thông báo tổ hợp hóa dầu Long Sơn chính thức vận hành thương mại.
Sao Thái Dương (SJF) thoái vốn khỏi Tona
Hội đồng Quản trị CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HoSE: mã chứng khoán SJF) đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại CTCP Đầu tư và Xây dựng TONA.
Vừa thu nghìn tỷ từ trái phiếu, Nam Long bị phạt nhiều lỗi vì không công bố thông tin
Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm liên quan đến vấn đề công bố thông tin...
Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ II)
Saudi Aramco là công ty năng lượng và hóa chất tích hợp lớn nhất thế giới đã hiện diện tại KSA suốt hơn 90 năm qua. Saudi Aramco được coi là gã khổng lồ...
Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ I)
Saudi Aramco hiện đã bắt đầu hành trình đa dạng hóa dầu mỏ và sự phụ thuộc vào thượng nguồn cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh với chi phí khai thác dầu toàn cầu thấp nhất, giúp đem lại lợi nhuận và lợi nhuận cao chưa từng có.
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty...