Không phải lợi nhuận, đây mới là yếu tố sẽ chi phối giá cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới?
Theo VnDirect, giá cổ phiếu ngành ngân hàng có phần phụ thuộc vào diễn biến chất lượng tài sản của ngành nhiều hơn là diễn biến tăng trưởng lợi nhuận.

Trong báo cáo cập nhật mới phát hành, Chứng khoán VnDirect cho rằng diễn biến chất lượng tài sản là “kim chỉ nam” đối với giá cổ phiếu ngân hàng. Theo đó, giá cổ phiếu ngành ngân hàng có phần phụ thuộc vào diễn biến chất lượng tài sản của ngành nhiều hơn là diễn biến tăng trưởng lợi nhuận. Nhà đầu tư cho rằng các ngân hàng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững hơn trong dài hạn, nếu như chất lượng tài sản thực sự được cải thiện.
Thực tế, trong giai đoạn nửa cuối 2021, nhà đầu tư đã có sự lo ngại về chất lượng tài sản của ngân hàng hậu đại dịch Covid-19. Theo đó giá cổ phiếu toàn ngành có sự sụt giảm nhẹ 3% (cuối 2021 so với cuối Q2/21), mặc dù lợi nhuận cả năm vẫn tăng 30% so với cùng kỳ.
Sang 2022, những sóng gió của ngành BĐS và thị trường TPDN lại một lần nữa dấy lên những lo ngại về chất lượng tài sản, và chỉ số giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã tiếp tục ghi nhận diễn biến tiêu cực (giảm 22% so với cùng kỳ), bất chấp lợi nhuận toàn ngành vẫn tăng trưởng mạnh 33,7%
“Nhìn chung, một khi rủi ro về nợ xấu có dấu hiệu được giải quyết, cổ phiếu ngân hàng sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ”, VnDirect đánh giá.

Theo nhóm phân tích, ngành ngân hàng phụ thuộc nhiều vào những biến động kinh tế vĩ mô, và khi các chỉ báo vĩ mô trở nên lạc quan hơn cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn trong ngành BĐS và thị trường TPDN hiện nay vẫn chưa được giải quyết, và điều này sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng tài sản của ngân hàng khi rủi ro nợ xấu đang dần hiện hữu…
Đầu tiên, mặc dù không có "quy định/văn bản chính thức" nào liên quan đến việc thắt chặt dòng tín dụng vào thị trường BĐS, nhưng cho vay BĐS đã chậm lại với mục đích kìm hãm đà tăng nóng của thị trường này kể từ năm 2021. Theo Thông tư 08/2020, tỷ lệ tối đa lấy vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống 34% từ ngày 1/10/2022 trở đi; và giảm còn 30% từ ngày 1/10/2023. Do cho vay BĐS thường là các khoản vay trung và dài hạn, các ngân hàng sẽ không để dư nợ cho vay BĐS tăng lên quá mạnh trong danh mục tín dụng.
Mặt khác, do vay vốn từ ngân hàng đã trở nên khó khăn hơn, thị trường TPDN đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ kể từ 2020-2021 như một kênh dẫn vốn thay thế cho nguồn vốn từ ngân hàng đối với các doanh nghiệp BĐS. Cuối 2022, giá trị TPDN của BĐS chiếm 35% trong tổng giá trị TPDN được phát hành (theo HNX).
Tuy nhiên, kể từ Q2/2022, Chính phủ đã bắt đầu giám sát chặt chẽ thị trường TPDN, đặc biệt là sửa đổi Nghị định 153. Trong ngắn hạn, thị trường đã chứng kiến hàng loạt vụ điều tra, trong đó có nhiều trường hợp phát hành sai mục đích/sai quy định, và một số lãnh đạo cấp cao bị bắt giữ. Điều này đã tác động xấu đối với thị trường TPDN. Do đó, các chủ đầu tư đã thật sự gặp khó khăn trong việc huy động qua kênh TPDN. Tổng giá trị phát hành TPDN đã giảm rất mạnh 63% so với cùng kỳ và mức giảm này là 78% đối với TPDN bất động sản.
Mặt khác, lãi suất cho vay đã tăng rất mạnh trước bối cảnh vĩ mô khó khăn, đặc biệt trong nửa cuối 2022. Cùng với giá nhà ở ở mức cao, nhu cầu mua nhà đã sụt giảm đáng kể và dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Nguồn cung căn hộ mới ở TPHCM và Hà Nội trong quý IV/22 lần lượt sụt giảm 81%/38%, dẫn đến lượng tiêu thụ giảm mạnh 80%/63% (CBRE).
“TPDN gặp khó khăn và doanh số ký bán suy yếu đã khiến cho các chủ đầu tư rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lên khả năng trả nợ và theo đó tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản cũng như là rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong năm nay.”, VnDirect nhận định

Bên cạnh vấn đề của thị trường BĐS, nhóm phân tích cũng nhận thấy một vấn đề khác liên quan đến việc các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
Các DN Việt Nam đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao và việc này sẽ gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ. Mặt khác, việc tiếp cận vốn của các DN đang gặp nhiều khó khăn, khi kênh tín dụng ngân hàng vẫn hạn chế trong khi thị trường TPDN gần như đã đóng băng.
“Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DN và khả năng trả nợ suy giảm sẽ lại là một yếu tố tác động xấu đến chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023”, nhóm phân tích cho hay.

VnDirect kỳ vọng, Nghị định 08/2023 mới ban hành sẽ giảm bớt một phần những khó khăn nói trên, khi điều luật cho phép các trái phiếu đã phát hành được đàm phán gia hạn thêm thời gian và nới lỏng một số điều kiện phát hành. Theo đó, những chính sách này nếu được triển khai sẽ giúp giảm áp lực thanh khoản cho các DN BĐS trong ngắn hạn.
TIN LIÊN QUAN
-
Định giá cổ phiếu ngân hàng đang ở mức hấp dẫn
-
Ông nội sang tay cho các cháu số cổ phiếu ngân hàng trị giá cả nghìn tỷ đồng?
-
Một cổ phiếu ngân hàng tăng 22% trong tuần qua, nhiều mã giảm sâu
-
Cổ phiếu ngân hàng sẽ phân hóa mạnh trong năm 2023
-
Ngân hàng nào có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất hiện nay?
-
Đâu là lý do khiến ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2023?
-
Ngân hàng TPBank bội thu từ bán chéo bảo hiểm
Giao dịch khối ngoại tuần 20 đến 24/3: Mua ròng gần 400 tỷ đồng, tập trung vào VHM
Tuần từ 20 đến 24/3, tâm lý thận trọng khiến thị trường kém sôi động. Theo đó, khối ngoại đã không còn mạnh dạn giải ngân như tuần trước...
Thành viên HĐQT thu về gần 18 tỷ đồng từ bán toàn bộ cổ phiếu của An Phát Holdings
Ông Đinh Xuân Cường, thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (APH) vừa bán xong 2,5 triệu cổ phiếu APH. Giao dịch được thực hiện theo phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh.
Tiền vào chứng khoán nhỏ giọt, Vn-Index tăng nhờ bluechips
Chốt phiên giao dịch hôm nay (24/3), thị trường chứng khoán chứng kiến đà tăng đồng loạt của các chỉ số. Tuy nhiên, thanh khoản trên sàn...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/3: Dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường
Thông tin Fed điều chỉnh tăng mức lãi suất thêm 0,25% được đưa ra rạng sáng 23/3 đúng với phán đoán của giới đầu tư nhưng lại không có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trong nước.
Dòng tiền èo uột, chỉ số Vn-Index vẫn tăng gần 5 điểm
Bất chấp việc dòng tiền chảy vào sàn khá èo uột, chỉ số Vn-Index vẫn đảo chiều tăng nhẹ gần 5 điểm khi chốt phiên giao dịch hôm nay (23/3). Trong khi đó, chỉ số...
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/3: Thận trọng chờ tin từ Fed
Thị trường có phiên phục hồi mạnh thứ 2 liên tiếp, tuy nhiên dòng tiền vẫn còn ngập ngừng. Hiện nay, các nhà đầu tư đều hồi hộp chờ những thông tin từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang diễn ra để quyết định giải ngân.
Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, Vn-Index tăng hơn 8 điểm
Chốt phiên giao dịch hôm nay (22/3), thị trường chứng khoán chứng kiến đà tăng đồng loạt của các chỉ số trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM.
Nhận định phiên giao dịch ngày 22/3: Thị trường đang trong giai đoạn khó đoán định
Thị trường chứng khoán trong nước vừa có phiên hồi phục khá tích cực khi VN Index lấy lại gần 1/2 số điểm vừa bị mất trong phiên giao dịch...
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 21/3: Tăng điểm sau thỏa thuận tại Credit Suisse
Chứng khoán Mỹ tăng điểm hôm thứ Hai (20/3) với hy vọng về sự ổn định trong lĩnh vực ngân hàng sau khi các cơ quan quản lý tiến hành một thỏa thuận để...
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/3: Đà giảm có thể tiếp diễn
Thị trường vừa trải qua phiên giảm sâu với áp lực bán mạnh cho đến cuối phiên. Nhiều khả năng đà giảm sẽ còn tiếp diễn, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu.
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/3: Sẽ tiếp diễn trạng thái lình xình
Thị trường tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/3 với mức giảm điểm nhẹ. Điểm sáng của thị trường là cổ phiếu hàng không VJC tăng tốc cả về giá và khối lượng giao dịch nhờ thông tin tốt về mở cửa du lịch từ Trung Quốc.
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/3: Chưa nên mở lại vị thế mua
Sau phiên tăng điểm tích cực trước đó, sắc đỏ đã quay trở lại phiên giao dịch ngày 16/3 khiến VN Index quay trở lại với điểm xuất phát đầu tuần. Các thông tin không tích cực từ thị trường tài chính quốc tế đã ảnh hưởng khá mạnh tới tâm lý các nhà đầu tư trong nước.
Dự án phát triển báo chí Việt Nam và Vinamilk tổ chức diễn đàn kinh tế báo chí 2023
Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Diễn đàn Kinh tế...
Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings vừa đăng ký bán ra 13 triệu cổ phiếu của Vinaconex
Vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings đã đăng ký bán ra 13 triệu cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/3: Hạn chế mua đuổi giá
Thị trường đã break khỏi trendline giảm với việc VN Index tăng tới hơn 22 điểm khi kết phiên. Tuy nhiên, nhiều khả năng thị trường sẽ phải có một nhịp rơi...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/3: Đua giá
Thị trường có phiên tăng mạnh với hàng loạt sắc xanh, sắc tím và VN Index tăng tới hơn 22 điểm khi kết thúc. Trong đó, nhóm chứng khoán thu hút nhiều...
Dragon Capital tiếp tục bán ra cổ phiếu DXG
Dragon Capital đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu DXG. Tuy nhiên, hai quỹ thành viên của Dragon Capital là Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited đã mua lần lượt 1 triệu cổ phiếu và 500.000 cổ phiếu GEX của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex.
Điểm mặt 4 mã cổ phiếu trên HNX chính thức bị đình chỉ giao dịch
Hôm nay 14/3, quyết định đình chỉ giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các mã cổ phiếu của Công ty Sông Đà 4, Công ty Cơ điện Dĩ An, Công ty Xây dựng Điện Vneco 2 và Công ty Đầu tư Thương mại và xuất nhập khẩu CFS chính thức có hiệu lực.
Thị trường UPCoM: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh
Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), tính đến hết tháng 2, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh so với tháng 1 trên thị trường Upcom, với tổng khối lượng giao dịch...