Sốc: Giám đốc doanh nghiệp nghìn tỷ nhưng lương chưa nổi 5 triệu đồng/tháng
Thực tế ghi nhận ở một doanh nghiệp từng là chủ đầu tư của một siêu dự án khu du lịch quốc tế trị giá 4.690 tỷ đồng.

Công ty CP đầu tư PVR Hà Nội tiền thân là Công ty CP dầu khí Tản Viên thành lập 2006, với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam, CTCP Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, Công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam, CTCP kỹ thuật dịch vụ Dầu khí, Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu GPbank.
Khi mới thành lập, Dầu khí Tản Viên có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, chuyên kinh doanh bất động sản, mục tiêu chính là phát triển dự án Hồ Suối Hai, Tản Viên, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) thành một khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.
Trải qua nhiều thăng trầm hoạt động, đến năm 2018, công ty chính thức sử dụng tên: Công ty CP đầu tư PVR Hà Nội (mã cổ phiếu PVR: UpCom) như hiện nay.
Theo báo cáo thường niên mới công bố, bộ máy lãnh đạo cấp cao của công ty có mức thù lao vô cùng hạn chế. Chỉ có tổng cộng 322,8 triệu đồng được chi trả thù lao cho 8 nhân sự của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc trong năm 2022.
Người nhận được nhiều nhất là Chủ tịch HĐQT với thù lao 90 triệu đồng; hai thành viên HĐQT chuyên trách nhận được mỗi người 30 triệu đồng, bằng với mức của Trưởng ban kiểm soát.
Hai thành viên còn lại của Ban kiểm soát, một người không có thù lao, người còn lại nhận thù lao 18 triệu đồng.
Không khá khẩm hơn, bộ máy ban Giám đốc vô cùng tinh gọn với một Giám đốc và một kế toán trưởng. Trong đó, Giám đốc nhận 54,2 triệu đồng và Kế toán trưởng nhận 70,6 triệu đồng.
Tính bình quân, thu nhập trung bình hàng tháng của Giám đốc PVR chưa đến 5 triệu đồng.
Sở dĩ có mức thu nhập thấp như vậy, vì hoạt động kinh doanh của PVR đang gặp khó khăn. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2022 là hơn 80 tỷ đồng (theo BCTC tự lập).
Năm 2022, PVR không có doanh thu; chi phí lương, chi phí vận hành tối thiểu khác và trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính đã khiến công ty lỗ 3,83 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, siêu dự án Tản Viên gồm có khu vực sân golf, resort, khu cây xanh, giao thông, khu nhà hàng, khách sạn, bugalow,…Dự án có tổng số khoảng 500 căn biệt thự, trong đó có 175 căn biệt thự nghỉ dưỡng.
Đến 31/12/2022, tổng tài sản của PVR là 982,5 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn lên tới 726,2 tỷ đồng và 256 tỷ đồng tài sản dài hạn.
Tuy nhiên, kiểm toán mới đây đã đưa ra ý kiến từ chối với BCTC của công ty xoay quanh nhiều vấn đề liên quan đến những con số này.
Thứ nhất, công ty đang theo dõi chi phí đầu tư xây dựng cơ bản vào Dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên - lũy kế đến cuối năm 2021 và 2022 đều là 24,92 tỷ đồng. Trong đó, lãi vay lũy kế đến 31/12/2022 là 7,34 tỷ đồng.
Năm 2007, siêu dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên (Ba Vì) được quy hoạch ban đầu lên tới 1.024,8ha tại khu vực hồ suối Hai (Ba Vì), tổng mức đầu tư 4.690 tỷ do Cty CP kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (tên cũ của PVR) là nhà đầu tư.
Từng được kỳ vọng lớn với siêu dự án Tản Viên nhưng vào tháng 7/2019, PVR nhận được văn bản của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án. Công ty đã dừng mọi hoạt động liên quan đến dự án.
Hiện nay, kiểm toán chưa thu thập đủ hồ sơ chắc chắn về hiệu quả đầu tư và định hướng triển khai cụ thể của Công ty nên không đánh giá dược khả năng xảy ra tổn thất với chi phí đầu tư vào dự án, cũng như việc cần thiết phải điều chỉnh chi phí lãi vay mà PVR đã vốn hóa vào dự án hay không.
Thứ hai, khoản mục đầu tư tài chính vào CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVCI, số tiền 21.35 tỷ đồng) và CTCP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh (5 tỷ đồng) đều chưa thu thập được BCTC để làm cơ sở xem xét trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư.
Thứ ba, thời điểm cuối năm 2021 và 2022, Công ty chưa đánh giá được hiệu quả và giá trị thu hồi với Dự án CT10-11 Văn Phú đang thi công dang dở do chậm tiến độ. Chi phí thi công dở dang của dự án tại ngày 31/12/2021 và 31/12/2022 đều là 692.66 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cho dự án trong khoản mục Chi phí trả trước tại 2 thời điểm trên đều là 7.34 tỷ đồng.
Thứ tư, các khoản đầu tư tài chính, công nợ phải thu và công nợ phải trả của Công ty tại thời điểm cuối năm 2021 và 2022 chưa được đối chiếu, xác nhận đầy đủ, khiến AASC chưa đánh giá được sự cần thiết phải điều chỉnh số liệu.
Thứ năm, Công ty chưa kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ với khách hàng cho Dự án Văn Phú theo quy định.
Thứ sáu, Công ty chưa xem xét trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào CTCP Đầu tư Phát triển Bình An (Bình An) tại thời điểm cuối năm 2021 và 2022. AASC không đánh giá được tính đúng đắn của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Bình An ngày 30/06/2011 giữa CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (OCH) và PVR, cũng như không thể xác định được liệu các cổ đông sáng lập và phổ thông của Bình An đã góp đủ vốn hay chưa.
Về các vấn đề trên, PVR đã đưa ra ý kiến giải trình. Cụ thể, tại thời điểm lập BCTC ngày 31/12/2022, PVR chưa thu thập được BCTC của Công ty Bình An, nên đã liên hệ và gửi văn bản tới Bình An đề nghị cung cấp thông tin làm cơ sở trích lập dự phòng nhưng chưa được đáp ứng. Do đó, PVR chưa có cơ sở để trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.
Cũng tại thời điểm này, do lập báo cáo sớm, PVR chưa thu thập được BCTC của PVCI và Dầu khí Lam Kinh, nên căn cứ để trích lập dự phòng cho 2 khoản đầu tư được lấy từ số liệu BCTC năm 2019 và 2021.
Về hàng tồn kho, PVR chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư của Dự án CT10-11 Văn Phú, vì các thông số tính toán theo thị trường hiện chưa đầy đủ và còn biến động.
Với khoản công nợ phải thu và phải trả, PVR đã tích cực gửi công văn và thư xác nhận cho khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư. Nhưng do lập báo cáo sớm, một số khoản công nợ chưa được thu xác nhận đầy đủ. PVR sẽ sớm bổ sung và cung cấp cho kiểm toán viên.
Đối với Dự án Tản Viên, ngày 20/07/2019, PVR đã nhận được văn bản từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Hiện tại, Công ty đang dừng mọi hoạt động liên quan đến dự án.
TIN LIÊN QUAN
-
Một doanh nghiệp điện đính chính BCTC quý 4/2022, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 28 lần số liệu đã công bố
-
Thế giới di động: Chi phí lãi vay đè nặng, thất bại với nhiều mô hình kinh doanh
-
Doanh nghiệp bất động sản cắt giảm nhân sự có khiến chi phí nhân viên giảm?
-
Con trai Chủ tịch HĐQT DIC Corp đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu DIG
-
Mặc cơ quan chức năng cảnh báo, dự án Sài Gòn Center lại đổi tên thương hiệu để bán hàng
-
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm
Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2025, PV Power còn tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm trong năm....
Acecook Việt Nam vào Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam vào "Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2025" - Corporate Sustainability Awards 2025 (CSA 2025)...
Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại “bốc hơi” 77% nửa đầu năm 2025
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) tiếp tục suy giảm mạnh so với cùng kỳ...
Novaland chuẩn bị hoán đổi số nợ hơn 2.645 tỷ đồng thành cổ phiếu
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào đầu tháng 8 tới liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu...
Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần
Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2025...
THACO đưa nông sản “của nhà trồng được” lên kệ chuỗi đại siêu thị Emart, tham vọng dẫn đầu thị trường bán lẻ
THACO đang tăng tốc mở rộng hệ sinh thái bán lẻ – nông nghiệp thông qua cú bắt tay giữa THISO và THACO AGRI, đưa nông sản chất lượng cao lên kệ...
Petrovietnam chủ động thích ứng, duy trì đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025
Trong bối cảnh thị trường năng lượng, dầu khí có nhiều biến động và thách thức, đặc biệt là giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu sụt giảm và huy động điện khí thấp,...
Đối tác độc quyền cung cấp ắc quy cho VinFast báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng kịch trần
Pinaco ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế cao nhất ba năm qua và nhiều bước tiến chiến lược.
Doanh nghiệp Bộ Xây dựng đạt doanh thu hơn 30 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025
Sáu tháng đầu năm 2025 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực từ khối doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục nỗ lực phục hồi...
Hòa Phát (HPG) lãi hơn 7.600 tỷ sau 6 tháng đầu năm, sắp xây nhà máy ray thép cho tàu cao tốc Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát công bố báo cáo cho biết, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận quý II/2025 cao nhất trong 13 quý trở lại đây, tăng tốc cả ở mảng thép lẫn nông nghiệp.
Đạt Phương "bơm vốn" cho dự án nhà máy kính siêu trắng 2.000 tỷ đồng tại Huế
Đạt Phương cho biết, trong giai đoạn 5 năm tới, tập đoàn sẽ đẩy mạnh phát triển ngành kính siêu trắng, kỳ vọng tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận bền vững.
DRH Holdings buộc hoàn trả tiền mua chứng khoán và thu hồi phát hành sai mục đích
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 387/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần DRH Holdings với tổng mức phạt...
Hà Nội đẩy mạnh lộ trình 'cấm xe xăng': Ông lớn nào sẽ thắng lớn trong sân chơi điện hóa phương tiện?
Lộ trình cấm xe máy xăng vào khu vực vành đai 1 Hà Nội không chỉ là biện pháp quản lý giao thông đô thị mà còn được xem là cú hích...
“Ông trùm” bất động sản Kinh Bắc (KBC) thông báo sở hữu gián tiếp 95,32% vốn của Trump International Việt Nam
Năm 2025, KBC lên kế hoạch đầy tham vọng với tổng doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.200 tỷ đồng.
Idico (IDC) sắp phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
Idico (IDC) lên kế hoạch phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2024, tương đương tỷ lệ 15%, kế hoạch dự kiến triển khai trong quý II/2025....
PV Power tăng tốc hoàn thành mục tiêu năm 2025
Vượt qua nhiều thách thức trong nửa đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã giữ vững nhịp sản xuất, đảm bảo vận hành an toàn...
Khi sáng tạo khởi nguồn từ tâm, đổi mới là hành trình gieo hạnh phúc
Khi sáng kiến bắt nguồn từ trái tim và được dẫn dắt bởi trí tuệ, giá trị mang lại không chỉ là hiệu quả công việc, mà còn là sự lan tỏa tích cực...
PVOIL: Vững vàng giữa biến động, bứt phá nhờ Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã cho thấy sự vững vàng...
Cổ phiếu thăng hoa, cổ tức trả đều tay, FPT tiếp tục mạnh tay tăng vốn chủ sở hữu hơn 2.200 tỷ đồng
Trong bối cảnh lợi nhuận lập đỉnh và cổ phiếu trở lại đà tăng, FPT tiếp tục củng cố vị thế bằng kế hoạch tăng vốn hơn 2.200 tỷ đồng thông qua phát hành CP.
Xem nhiều




