Thị trường chứng khoán 2024 có phải kênh đầu tư hấp dẫn nhất?
Thị trường chứng khoán năm 2024 được các chuyên gia nhận định sẽ lạc quan hơn năm 2023. Nền tảng của đà phục hồi đến từ môi trường lãi suất nới lỏng, đà tăng trưởng của kinh tế vỹ mô, kinh tế thế giới hồi phục, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán...
Thị trường chứng khoán năm 2024 có nhiều tiềm năng
Thị trường chứng khoán năm 2024 tuy nhận được nhiều đánh giá lạc quan từ nhiều chuyên gia tài chính trong nước, nhưng vẫn có những ý kiến trái chiều về tốc độ phục hồi và phát triển. Liệu đây có phải là kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
![]() |
Nhìn sang năm 2024, khi FED chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ với việc hạ lãi suất liên bang. Chính sách này mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thật mạnh và gia tăng việc làm bất chấp có thể gia tăng sự lạm phát.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ giảm được áp lực lớn về tỉ giá và tình trạng dòng ngoại tệ đảo chiều rút ra khỏi Việt Nam. NHNN khi đó sẽ có dư địa để thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng cung tiền ra thị trường.
Với nền tảng của tiền rẻ, dòng vốn mới, chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sự hồi phục sẽ mạnh mẽ hơn ở các hoạt động kinh tế trong năm 2024. Từ tiêu dùng nội địa đến xuất khẩu sẽ đều được kích hoạt bởi chính sách nới lỏng lãi suất và tài khoá, cùng với sự hồi phục từ nhu cầu bên ngoài.
Nhờ vào chính sách tiền tệ mở rộng cùng hoạt động đầu tư công được thúc đẩy mạnh giúp cho tăng trưởng các doanh nghiệp có sự bứt phá. Thị trường trái phiếu và bất động sản được khơi thông. Dòng vốn ngoại quay trở lại mua ròng mạnh mẽ khi kỳ vọng tăng trưởng thị trường được nâng cao.
Cụ thể, nhu cầu nội địa đang tăng trưởng tốt và tiếp tục xu hướng hồi phục trong tháng 11/2023. Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 1,4% so với tháng trước và 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cũng chứng kiến sự hồi phục đáng kể khi xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Mỹ và châu Âu đều tăng trưởng tốt. Đầu tư công tiếp tục ổn định có thể đạt ít nhất 80% kế hoạch cả năm 2023, đồng thời tăng trưởng 20% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, sự phục hồi tại các nền kinh tế lớn khi lạm phát được kiểm soát kích thích tiêu dùng, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.Thương mại quốc tế đang hồi phục nhờ cầu bên ngoài tăng. Hiện tại, hàng tồn kho các nước, đặc biệt là Mỹ và châu Âu đã giảm xuống mức thấp và các nước này đang trong quá trình hồi phục hàng tồn kho.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán trong trung hạn nhiều khả năng sẽ là những nhịp tăng giảm đan xen, sự phân hóa tách nhóm ở các ngành, giữa các doanh nghiệp đầu ngành với triển vọng kinh doanh ổn định và sức chịu đựng tốt hơn so với phần còn lại.
![]() |
Về thanh khoản thị trường, nếu mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn. Tuy nhiên, bối cảnh đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên tương đối so với hầu hết các đồng tiền khác và mặt bằng lãi suất ở Mỹ vẫn tiếp tục giữ ở mức cao thì dòng tiền khối ngoại nhìn chung sẽ có xu hướng hạn chế giải ngân mới.
Trong kịch bản tích cực, có thể kỳ vọng năm 2024 là năm bản lề để nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bền vững, sự phục hồi của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam sẽ là bệ phóng mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán 2024.
Nhiều ý kiến dự báo, cơn sóng trên thị trường chứng khoán năm 2024 có thể có và nghiêng về cuối năm nhiều hơn. Xu hướng sẽ rõ nét rơi về cuối 2024, đồng pha với sự phục hồi của nền kinh tế, tốc độ chạy đà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây cũng là điểm bắt đầu một chu kỳ lớn.
Thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ lạc quan hơn nhiều so với năm 2023 khi kỳ vọng nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi vào năm 2024 là khả thi. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính, chúng ta có thể được nâng hạng thị trường vào tháng 9.2024. Dự báo EPS năm sau có thể tăng trưởng trở lại ít nhất 20% so với năm 2023 và kịch bản khả thi mà VN-Index có thể đạt được là 1.300 điểm.
Dù triển vọng của kênh đầu tư chứng khoán rất sáng sủa, nhưng người dân cũng nên tỉnh táo, không chạy theo đầu cơ mà xác định đây là kênh đầu tư dài hạn. Hiện hơn 95% nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường là đầu cơ với mong muốn giàu nhanh, việc này khó xảy ra trên thực tế, nhà đầu tư dễ gặp rủi ro.
Thay vào đó, nên tập trung vào các mã cổ phiếu giá trị và không kỳ vọng quá nhiều tỷ suất sinh lời cao. Đồng thời, phải luôn chú ý quản trị rủi ro danh mục, tránh đầu tư theo tin đồn.
Cân nhắc so sánh các kênh đầu tư khác
Nhà đầu tư nên cẩn trọng khi lựa chọn các kênh đầu tư khác như vàng, gửi tiết kiệm, thị trường trái phiếu và bất động sản.
- Vàng là kênh trú ẩn tốt năm 2023. Vàng được xem là tài sản phòng thủ, không nên so sánh vàng và các kênh đầu tư khác về lợi tức. Tuy vậy, trong một số giai đoạn nhất định, vàng lại trở thành tài sản chiến lược trong danh mục đầu tư.
![]() |
Trong năm 2024, giá vàng rất khó dự đoán, song nhiều khả năng chỉ tăng trong ngắn hạn và khó duy trì được đà tăng này trong trung, dài hạn. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên chọn những thời điểm giá vàng bớt nóng để đầu tư và cũng chỉ nên nắm giữ 5-10% tổng tài sản
Nhà đầu tư nếu chưa có vàng, thì vẫn nên chọn thời điểm phù hợp để nắm giữ. Đây vừa là khoản đầu tư, vừa là tài sản phòng thủ. Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ vàng thì mua thêm ở thời điểm này không có lợi khi giá giá vàng thế giới liên tục tăng nóng và thiết lập kỷ lục mới kéo giá vàng trong nước tăng cao.
- Gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư đại chúng cao bởi dễ thực hiện và an toàn. Trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hấp dẫn khi lãi suất tăng cao. Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất từ quý II/2023 đến nay khiến nhiều nhà đầu tư tìm cách chuyển dịch dòng vốn khỏi kênh này. Lãi suất huy động giảm xuống mức kỷ lục, phổ biến quanh 5,0 - 5,7%/năm kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên; kỳ hạn dưới 12 tháng thấp hơn 5%/năm.
Năm 2024, với bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định hơn và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mức lãi suất gửi tiết kiệm được đánh giá chưa có dư địa tăng mạnh trở lại.
- Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), sau giai đoạn phát triển quá nóng với việc doanh nghiệp dễ dàng huy động hàng nghìn tỷ đồng nếu trả lãi suất cao 15-18% cho người có tiền, hàng loạt sai phạm trong phát hành TPDN bị xử lý cùng sự siết lại của khung pháp lý, khiến TPDN ở tình trạng “đóng băng” trong thời gian khá dài.
Nửa cuối năm 2023, thị trường TPDN ghi nhận phục hồi với sự gia tăng cả về số lượng và giá trị TPDN phát hành. Sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý nhà nước được kỳ vọng sẽ từng bước khôi phục niềm tin của thị trường với kênh đầu tư được đánh giá là có nhiều ưu điểm cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư này.
Tuy nhiên, TPDN vẫn có một số rủi ro nhất định khi nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng chậm trả lãi và gốc trái phiếu và áp lực trái phiếu đến hạn năm 2024 vẫn khá cao. Thị trường TPDN vẫn cần có thêm một thời gian dài để tái cơ cấu và hồi phục hoàn toàn.
- Thị trường bất động sản (BĐS) đã trải qua năm 2023 ảm đạm, Chính phủ và các bộ, ngành đã và đang nỗ lực hoàn thiện môi trường pháp lý, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho dự án, quyết liệt xử lý các vụ việc vi phạm nhằm lành mạnh, minh bạch hóa thị trường khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi năm 2024, đây cũng có thể là một cơ hội lớn.
Dự báo cho 2024, thị trường BĐS vẫn còn nhiều khó khăn, song sẽ ấm dần lên với thanh khoản cải thiện. Từ khoảng giữa năm 2024 những điều này có thể rõ nét hơn, thứ tự phục hồi vẫn sẽ là từ các phân khúc có nhu cầu ở thật cao như căn hộ tầm trung, nhà đất tại các thành phố lớn, sau đó đến cuối 2024 mới bắt đầu đến các phân khúc có tính đầu cơ cao như shophouse, nghỉ dưỡng và đất nền phân lô vùng ven.
Tuy vậy, bất động sản là kênh đầu tư khó, không dành cho số đông, bởi không chỉ đòi hỏi người tham gia phải có nguồn vốn lớn mà còn cần có kinh nghiệm và sự am hiểu về thị trường để có thể tìm kiếm được những tài sản chất lượng, có triển vọng sinh lời ở vùng giá tốt. Đồng thời, nhà đầu tư cần sự tính toán kỹ về dòng tiền bởi tính thanh khoản thấp của thị trường này.
Lời kết: Hãy biết "khẩu vị" rủi ro của bản thân
![]() |
Trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước, năm 2024 còn đối mặt nhiều thách thức, song cũng có không ít cơ hội. Việc đầu tư vào lĩnh vực nào phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của từng cá nhân.
Điều quan trọng nhất là tuỳ theo "khẩu vị" rủi ro của mỗi người. Nếu "khẩu vị" rủi ro cao, nhà đầu tư có thể tranh thủ “bắt đáy” của thị trường bất động sản hay chứng khoán vào lúc này, nếu thấy được cơ hội đầu tư tốt.
Nếu khẩu vị rủi ro thấp thì gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể phân chia tỷ lệ nhỏ nguồn tiền sang một số kênh khác. Nguyên tắc bất di bất dịch là luôn phân bổ vốn hợp lý vào các kênh đầu tư, hay “không bỏ trứng vào một giỏ” với mục đích phân tán rủi ro.
Chứng khoán: 2 nhóm ngành khối ngoại "gom hàng" hơn 1.000 tỷ đồng
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/7/2025, khối ngoại tiếp tục là điểm sáng trên thị trường chứng khoán khi duy trì đà mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 11/7: Nên làm gì khi thị trường bước vào vùng hưng phấn?
Sau khi VN Index vượt mốc 1.445 điểm trong phiên 10/7 với thanh khoản cao và sự hỗ trợ mạnh từ khối ngoại, tâm lý hưng phấn đang bao trùm toàn thị trường....
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt
Thị trường ngày 9/7 tiếp tục duy trì đà hưng phấn khi VN Index đóng cửa trên ngưỡng 1.430 điểm, đánh dấu chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp....
XNK Việt Pháp bị xử lý về lĩnh vực chứng khoán do "ém" thông tin khoản giao dịch 167 tỷ đồng
Ngày 7/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 375/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành
Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực....
Tin nhanh chứng khoán ngày 8/7: Dòng tiền nội – ngoại hợp lực, VN Index vượt đỉnh 3 năm
VN Index tiếp tục thể hiện sức mạnh trong phiên giao dịch ngày 8/7 khi bứt phá lên đỉnh cao mới trong vòng 03 năm, khép lại phiên với mức tăng 13,4 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 08/7: Tiếp đà bứt phá hay cần một nhịp điều chỉnh kỹ thuật?
Sau nhiều phiên giằng co, thị trường đã có cú bứt phá đầy thuyết phục trong phiên 7/7 khi VN Index vượt mốc 1.400 điểm với thanh khoản bùng nổ...
Tin nhanh chứng khoán ngày 7/7: VN Index vượt 1.400 điểm với sự dẫn dắt từ nhóm ngân hàng và chứng khoán
Thị trường khởi động tuần mới đầy hứng khởi khi VN Index bứt phá hơn 15 điểm, chính thức vượt mốc 1.400 điểm. Dòng tiền vào mạnh mẽ,...
Khối ngoại trở lại mua ròng, tín hiệu gì cho chứng khoán Việt Nam?
Sau hơn một năm bán ròng liên tục, khối ngoại đã trở lại mạnh mẽ với giá trị mua ròng hơn 5.200 tỷ đồng chỉ trong một tuần...
Chứng khoán tiệm cận đỉnh cũ 1.400 điểm, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng về vùng đỉnh lịch sử với tâm thế thận trọng. Dù dòng tiền vẫn lan tỏa tích cực, nhưng rủi ro kỹ thuật và tâm lý FOMO...
Chứng khoán tuần mới (từ 7 đến 11/7): Đã thấy "gió Đông"?
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khởi đầu khá tích cực khi thông tin sơ bộ về mức thuế đối ứng của Việt Nam đối với Mỹ xuất hiện...
Everland bị xử phạt hơn 660 triệu đồng và buộc khắc phục vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành hai quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Everland...
Nhận định phiên giao dịch ngày 07/7: VN Index đứng trước thử thách lớn tại vùng 1.400 điểm
VN Index tiếp tục giữ đà tăng trong phiên cuối tuần qua nhờ lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ và thị trường đang tiến gần vùng kháng cự quan trọng...
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt...
Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch...
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự...
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
Một loạt sai phạm trong hoạt động tài chính, quản trị và tuân thủ pháp luật đã khiến Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần...
Xem nhiều




