Vì sao các Big Oil không hào hứng với kế hoạch “khoan, khoan nữa” của ông Trump?
Việc duy trì vị thế dẫn đầu năng lượng là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Ông từng tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi chính sách “khoan, khoan nữa, khoan mãi” – đẩy mạnh khai thác dầu để vượt xa mức sản lượng kỷ lục dưới thời chính quyền Biden. Tuy nhiên, các công ty dầu khí Mỹ không hào hứng với kế hoạch này.

Theo Reuters, ngay sau khi tái đắc cử, ông Trump đã đẩy nhanh kế hoạch mở cửa các vùng đất liên bang cho hoạt động khai thác dầu và nới lỏng quy định sản lượng nhằm củng cố “quyền lực năng lượng” của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
Nhưng tại một hội nghị năng lượng ở London, Liam Mallon, Chủ tịch mảng khai thác của Exxon Mobil, thẳng thắn nhận định: “Hiện tại sẽ không có ai lao vào kiểu “khoan thoải mái” này cả”. Ông nhấn mạnh rằng việc thay đổi sản lượng đáng kể là điều khó xảy ra, vì phần lớn các công ty đang tập trung vào hiệu quả tài chính thay vì mở rộng khai thác.
Ông Mallon đề cập đến kỷ luật tài chính, các công ty dầu khí hiện tại đang cẩn trọng hơn trong đầu tư, ưu tiên chia cổ tức và mua lại cổ phiếu để làm hài lòng cổ đông thay vì đổ tiền vào những dự án mới.
Giá dầu thô cũng đóng vai trò quan trọng. Theo khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Dallas, giá hòa vốn cho các dự án khai thác mới vào năm 2024 dao động từ 59 đến 70 USD/thùng.
Hiện tại, dầu WTI đang giao dịch quanh mức cao nhất trong phạm vi này, nhưng các công ty vẫn dè chừng. Ngành dầu khí Mỹ từng bị thiệt hại nặng khi khai thác quá nhiều, khiến giá dầu lao dốc. Sự kiện “black swan” như đại dịch COVID-19 năm 2020 đã đẩy giá dầu xuống mức âm 37,63 USD/thùng. Vì vậy, các nhà đầu tư vẫn thích những chính sách đảm bảo lợi nhuận hơn là mạo hiểm mở rộng khai thác.
Nếu ngành dầu khí Mỹ không chịu tăng sản lượng, ông Trump có thể tìm cách khác. Vicki Hollub, CEO của Occidental Petroleum, cảnh báo rằng sản lượng dầu đá phiến Mỹ có thể đạt đỉnh và suy giảm trong thời gian tới.
“Khi điều đó xảy ra, Mỹ có nguy cơ mất đi sự độc lập về năng lượng”, ông Hollub nhấn mạnh. “Và đây chính là lúc ông Trump ra tay. Ông hiểu rằng nếu Mỹ mất đi sự tự chủ về năng lượng, vị thế địa chính trị sẽ suy yếu hơn đáng kể”, ông Hollub nhận định.
Tham vọng của ông Trump: Kiểm soát toàn bộ năng lượng Bắc Mỹ
Với quyết tâm duy trì quyền lực năng lượng cho Mỹ, ông Trump đang cân nhắc mở rộng quan hệ với Canada và Greenland, hai khu vực giàu tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác tối đa. Nếu các Big Oil không tham gia cuộc chơi, ông Trump có thể sẽ tìm cách khác để bảo đảm vị thế số một của Mỹ trên bản đồ năng lượng toàn cầu.
Ông Donald Trump dường như đang nhắm tới Canada và Greenland, cả hai nơi này đều là “kho báu” về nhiên liệu hóa thạch và đất hiếm, nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng đối với Mỹ.
Trong một bài phân tích gần đây, Ed Yardeni, chiến lược gia thị trường của Yardeni Research, nhận định rằng việc hợp tác với Canada và Greenland sẽ giúp Mỹ “đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài”.
Theo ông Yardeni, ông Trump muốn biến Bắc Mỹ thành một khối năng lượng thống nhất, trong đó: Canada sẽ cung cấp dòng dầu khí ổn định và không bị cản trở. Mexico đảm bảo nguồn cung năng lượng và nguyên liệu thô. Và để đạt được điều đó, cả hai quốc gia phải phụ thuộc vào Mỹ.
Về mặt năng lượng, Canada quan trọng hơn nhiều. Hiện tại, nước này xuất khẩu 3,9 triệu thùng dầu/ngày sang Mỹ – gấp 10 lần so với Mexico. Chính vì thế, ông Yardeni gọi Canada là “đối tác không thể thay thế”.
Nhưng nếu ông Trump cần Canada, tại sao lại áp thuế 25% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ nước này? Dù nhiên liệu chỉ bị đánh thuế 10%, động thái này vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Theo ông Yardeni, điều đó không đơn thuần là chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Mà đây chỉ là một nước cờ trong kế hoạch dài hơi của ông Trump: Gia tăng sức ép đối với ngành năng lượng Canada.
Eric Wallerstein, chiến lược gia của Yardeni Research, cho rằng mục tiêu cuối cùng của chính quyền Trump là kéo giá dầu xuống thấp – điều này sẽ có lợi cho người tiêu dùng Mỹ và giúp chính quyền nước này ghi điểm.
Tuy nhiên, giá dầu thấp đồng nghĩa với lợi nhuận thấp cho các công ty năng lượng. Vậy làm sao để họ chịu đầu tư?
Ông Wallerstein gợi ý rằng ông Trump có thể đưa ra những chính sách ưu đãi, chẳng hạn: Giảm chi phí tuân thủ quy định (dễ dàng hóa các thủ tục khai thác, vận chuyển); Cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Ngay cả khi Mỹ tăng sản lượng dầu thô, còn một bài toán nan giải: Lọc dầu ở đâu?
Mỹ hầu như không xây mới nhà máy lọc dầu nào trong suốt nửa thế kỷ qua. Ngoại trừ một nhà máy nhỏ mở ở Texas vào 3 năm trước, công suất lọc dầu của Mỹ vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu muốn tăng sản lượng, Mỹ cần xây thêm nhà máy lọc dầu – chi phí hàng tỷ USD và mất nhiều năm để hoàn thành. Vậy ai sẽ trả tiền cho dự án này? Chắc chắn chi phí sẽ bị đẩy sang cho người tiêu dùng.
Hiện tại, Mỹ, Canada và Mexico đã hợp tác chặt chẽ về năng lượng. Nhưng nếu mở rộng quan hệ theo kiểu ông Trump đề xuất lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Nhưng ông Trump tự nhận mình là “bậc thầy đàm phán”, vậy hãy chờ xem ông sẽ làm gì tiếp theo.
Nh.Thạch/Reuters
TIN LIÊN QUAN
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Xem nhiều




