VnFinance
Thứ tư, 08/06/2022, 07:10 AM

Vinaconex lọt TOP phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021, đòn bẩy nợ cao khiến doanh nghiệp 'còng lưng' trả lãi

Trong khoảng 2 năm qua, nợ vay tại Vinaconex liên tiếp leo thang, đặc biệt tăng mạnh các khoản vay từ phát hành trái phiếu khiến doanh nghiệp phải “còng lưng” gánh lãi.

Vinaconex vay 4.700 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và quý 1/2022. Theo đó, trong năm qua mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục 639.766 tỷ đồng, tăng gần 39% so với năm 2020. Đối với khối lượng phát hành của các nhóm ngành, nhiều năm gần đây, nhóm doanh nghiệp bất động sản thường xuyên “so kè” thứ hạng nhất nhì với nhóm ngân hàng trong phát hành trái phiếu với giá trị “khủng”. Riêng năm 2021, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty bất động sản phát hành lên tới hơn 212.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính riêng tổng khối lượng trái phiếu phát hành của top 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất đạt trên 100.054 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành.

Trong đó, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được gọi tên với tổng số tiền huy động qua phát hành trái phiếu trong năm 2021 là 4.700 tỷ đồng.

Capture
10 lô trái phiếu phát hành ngày 15/6/2021 của Vinaconex huy động thành công 2.200 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 15/6/2021, Vinaconex đã phát hành 10 lô trái phiếu và huy động thành công 2.200 tỷ đồng, kỳ hạn từ 30 - 84 tháng. Trái phiếu chào bán đợt này là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên chỉ là 8,5%/năm; các năm tiếp theo lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%/năm.

Đơn vị tham gia thu xếp phát hành là CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPBS) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB).

Toàn bộ số tiền huy động được Vinaconex sẽ dùng để tham gia hợp tác đầu tư cùng CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, VCR), phát triển phân khu cao tầng và các hạng mục hạ tầng của dự án Cát Bà Amatina.

Đến ngày 25/6/2021, doanh nghiệp tiếp tục phát hành hành 2,5 triệu trái phiếu, tương ứng vốn huy động 2.500 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 25/6/2024

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo là cổ phiếu VCG thuộc sở hữu bên thứ ba và tài sản khác của công ty hoặc bên thứ ba. Lãi suất áp cho kỳ đầu tiên là 10,5%/năm và các kỳ tiếp theo bằng lãi tham chiếu + 4,93%/năm nhưng không thấp hơn 10,5%/năm trong mọi trường hợp.

Kết quả phát hành cho thấy một nhà đầu tư đã mua toàn bộ lô trái phiếu trên và đây là một tổ chức tín dụng trong nước. Vinaconex cho biết số tiền huy động từ đợt phát hành này sẽ dùng cho việc bổ sung vốn cho hoạt động xây lắp của công ty và tăng quy mô vốn hoạt động cho hai công ty con là Vinaconex Invest và Vinaconex CM.

Capture
Thông tin lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng của Vinaconex.

Vinaconex có “hồi sinh” được dự án Cát Bà Amatina?

Trong tổng số tiền huy động thành công, Vinaconex công bố sẽ sử dụng 2.200 tỷ đồng để phát triển dự án Cát Bà Amatina (dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà) đã “đắp chiều” gần 10 năm. Dự án này có quy mô hơn 172 ha, tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Theo quy hoạch, Cát Bà Amatina có 7 khu resort với khoảng 800 biệt thự, hai bến du thuyền, một bến tàu du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế, khu thương mại dịch vụ quốc tế, khu thể dục thể thao, các dịch vụ giải trí đa chức năng, 6 khách sạn 5 sao và 1 khách sạn 4 sao.

Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2009, thời điểm đó, chủ đầu tư đã tung một số sản phẩm ra thị trường. Sau đó công bố 95% biệt thự khu Tùng Thu và Bazzar Avenue đã có chủ. Tuy nhiên, sau đó dự án bị đình trệ, nguyên nhân được cho là chủ đầu tư thiếu tập trung, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, cộng với đúng lúc thị trường bất động sản đóng băng… ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Vinaconex ITC.

Sau nhiều năm đình trệ, tháng 3/2017 UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bất ngờ có Thông báo đề nghị Vinaconex ITC tạm dừng triển khai Dự án Cát Bà Amatina. Đến tháng 10/2017, UBND TP Hải Phòng ra Quyết định thu hồi đất do Vinaconex ITC đang quản lý tại dự án này để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Sau đó tháng 4/2018, Vinaconex ITC đã có văn bản khiếu nại và đề nghị Thành phố Hải Phòng xem xét hủy bỏ quyết định thu hồi phần lớn diện tích đất tại dự án nói trên.

Đến cuối tháng 9/2020, sau khi được lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng đồng ý chủ trương trả lại dự án, Vinaconex ITC đã vay gần 2.500 tỷ từ ngân hàng Sacombank để hồi sinh "siêu dự án" Cát Bà Amatina sau gần 1 thập kỷ bất động. Cuối tháng 11/2020 Vinaconex chính thức làm lễ động thổ tái khởi động dự án.

vinaconex-vnfinance
Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina.

Cát Bà Amatina được xem là dự án trọng điểm do Vinaconex-ITC trực tiếp đầu tư. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.941 tỷ đồng. Tuy nhiên, không chỉ chậm trễ hàng chục năm, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina còn vi phạm nghĩa vụ tài chính do không nộp tiền sử dụng đất trong thời gian dài.

Cụ thể, theo Quyết định số 22/QĐ-CCT ngày 16/03/2017 của Chi cục Thuế huyện Cát Hải về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Vinaconex ITC, doanh nghiệp này nợ tiền thuế, tiền chậm nộp quá thời hạn quy định. Vinaconex ITC bị cưỡng chế số tiền 258,5 tỷ đồng.

Đến năm 2019, Chi cục Thuế huyện Cát Hải tiếp tục có Thông báo số 51/TB-CCT ngày 9/1/2019 về việc Vinaconex ITC vẫn còn nợ số tiền sử dụng đất của dự án lên đến 284,11 tỷ đồng (bao gồm cả tiền gốc và phạt chậm nộp).

Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 7/3/2019, Ban lãnh đạo Vinaconex ITC thừa nhận công ty không có nguồn vốn để nộp ngay tiền sử dụng đất này và điều này. Bởi số tiền sử dụng đất có thể nói là quá lớn so với quy mô doanh nghiệp.

Sau đó, cũng trong năm 2019 Vinaconex - ITC đã huy động 300 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời, Công ty cũng vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng thêm gần 145 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để nộp tiền sử dụng đất.

Đến tháng 10/2020, Vinaconex ITC đã công bố phương án phát hành 144 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp cho các nhà đầu tư chiến lược, nhằm tăng vốn lên 1.800 tỷ đồng, gấp 5 lần mức vốn điều lệ của doanh nghiệp trước đó. Với số tiền thu về 1.440 tỷ đồng, đơn vị này cho biết sẽ dùng để bổ sung vào dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà, TP Hải Phòng.

7f9cb05f-f236-46e5-9642-b70e7baede38
Vinaconex ITC bị cưỡng chế thuế do nợ thuế, không nộp tiền sử dụng đất trong thời gian dài tại dự án Cát Bà Amatina.

Được biết, tại ngày 31/3/2022, Vinaconex đã hoàn tất việc mua 57,82 triệu cổ phiếu tại CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC – Mã CK: VCR), qua đó chính thức trở lại làm công ty mẹ của VCR với tỉ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ. Điều này cũng thể hiện quyết tâm của doanh nghiệp trong việc “hồi sinh” dự án Cát Bà Amatina sau gần 10 năm bất động.

Theo thông tin mới nhất từ Vinaconex, dự án đang được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình tiện ích và triển khai đồng bộ các hạng mục tại dự án. Sản lượng đầu tư 2022 tại Cát Bà - Amatina dự kiến đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.

Đòn bẩy nợ cao, Vinaconex “còng lưng” gánh lãi

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2022, Vinaconex đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 736 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế 787 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 40% và 74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinaconex đạt 780 tỷ đồng, tăng 126% so với quý 1/2021.

Tuy lợi nhuận quý 1/2022 tăng mạnh, song dòng tiền kinh doanh tại Vinaconex lại âm hơn 2.445 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 âm hơn 1.512 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng các khoản phải trả, chi phí lãi vay và hàng tồn kho tăng. Đồng thời, dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của trong kỳ cũng âm hơn 1.408 tỷ đồng. Tổng cộng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư 3 tháng đầu năm 2022 tại Vinaconex âm gần 3.854 tỷ đồng.

Dòng tiền âm khiến doanh nghiệp phải tăng cường vay nợ. Do đó, 3 tháng đầu năm 2022, tiền thu từ đi vay của Vinaconex là 4.605 tỷ đồng.

2
Dòng tiền kinh doanh của VCG ghi nhận âm nặng trong nhiều quý.

Đáng nói, tình trạng này đã diễn ra từ năm 2021 khi nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm qua tăng đến 90% lên 23.554 tỷ đồng, cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tại Vinaconex có biến động lớn.

Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn tính đến cuối năm 2021 hơn 5.027 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm; dư nợ vay dài hạn đạt gần 6.649 tỷ đồng, gấp 3 lần so với đầu năm, chủ yếu do Vinaconex tăng cường phát hành trái phiếu, tăng từ 693 tỷ đồng hồi đầu năm 2021 lên gần 5.379 tỷ đồng tính đến 31/12/2021.

Chính vì tăng cường hoạt động vay nợ, trong năm 2021, chi phí lãi vay tại Vinaconex tăng tới 96% lên hơn 500 tỷ đồng.

Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn tính đến cuối năm 2021 hơn 5.027 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm; dư nợ vay dài hạn đạt gần 6.649 tỷ đồng, gấp 3 lần so với đầu năm, chủ yếu do Vinaconex tăng cường phát hành trái phiếu, tăng từ 693 tỷ đồng hồi đầu năm 2021 lên gần 5.379 tỷ đồng tính đến 31/12/2021.

Đến cuối quý 1/2022, tổng tài sản tại Vinaconex giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận 30.629 tỷ đồng. Tuy nhiên, có đến 70% tài sản của doanh nghiệp là nợ với 21.480 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn hơn 5.518 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm và hơn 8.832 tỷ đồng nợ vay dài hạn, tăng tới 33% so với đầu năm (nợ vay dài hạn chủ yếu do phát hành trái phiếu).

4
Nợ vay tại VCG tăng mạnh, chủ yếu do phát hành trái phiếu.

Tổng dư nợ vay ghi nhận hơn 14.350 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp chỉ ở mức 9.149 tỷ đồng. Các con số trên cho thấy Vianconex đang sử dụng đòn bẩy nợ khá cao, hầu hết tài sản của doanh nghiệp này được tài trợ bởi nợ.

Nợ vay liên tiếp leo thang khiến Vinaconex phải “còng lưng” gánh lãi, chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 193 tỷ đồng.

3
Chi phí lãi vay của VCG trong 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 193 tỷ đồng.

Thực tế, với quy mô tổng tài sản hơn 30.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn hơn 9.000 tỷ đồng và nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, các dấu hiệu trên chưa phải là vấn đề nghiêm trọng đối với Vinaconex nếu cải thiện sớm tình hình dòng tiền, sức khỏe tài chính.

Tuy nhiên, đây cũng không phải là bài toán dễ dàng khi dòng tiền tại VCG ghi nhận nhiều quý âm nặng. Nếu không xử lý kịp thời, Vinaconex có thể sẽ sớm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn…


Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Cần đúng đối tượng, đúng mục đích để tránh lãng phí nguồn lực
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Cần đúng đối tượng, đúng mục đích để tránh lãng phí nguồn lực

Chiều 22/5, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Tổ về một số dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó có nội dung kéo...

Từ cảng biển đến đô thị logistics quốc tế: Thâm Quyến, Singapore và diện mạo Hải Phòng
Từ cảng biển đến đô thị logistics quốc tế: Thâm Quyến, Singapore và diện mạo Hải Phòng

Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng,...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/5: Bộ Xây dựng thúc tiến độ nhà ở xã hội, yêu cầu báo cáo định...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/5: Bộ Xây dựng thúc tiến độ nhà ở xã hội, yêu cầu báo cáo định...

Blooming Tower Danang bị tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về PCCC; Đồng Nai chuẩn bị đấu giá 37 khu đất, kỳ vọng thu về 21.000 tỷ đồng; Cà Mau thu...

Bất động sản tháng 4/2025 hạ nhiệt: Do nghỉ lễ dài?
Bất động sản tháng 4/2025 hạ nhiệt: Do nghỉ lễ dài?

Tháng 4/2025, trong khi nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng thì thị trường bất động sản lại bất ngờ hạ nhiệt, cho thấy một nghịch lý đáng...

Giá vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng tăng “phi mã”, nhiều công trình đối mặt nguy cơ tạm dừng
Giá vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng tăng “phi mã”, nhiều công trình đối mặt nguy cơ tạm dừng

Thị trường xây dựng tại Đà Nẵng đang chứng kiến làn sóng tăng giá vật liệu chưa từng có, đặc biệt là mặt hàng cát đá xây dựng, gây xáo trộn nghiêm trọng cho tiến...

Hàng trăm căn hộ tái định cư bỏ trống giữa cơn khát nhà ở Hà Nội
Hàng trăm căn hộ tái định cư bỏ trống giữa cơn khát nhà ở Hà Nội

Dự án nhà tái định cư Khu X2 với 750 căn hộ đã hoàn thiện từ 2020 nhưng phần lớn vẫn bỏ trống, trong khi nhu cầu nhà ở tái định cư...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Chiều ngày 21/5/2025, tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự lễ khởi công dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/5: TPHCM cấp hơn 70.000 sổ hồng sau 6 tháng tháo gỡ vướng mắc pháp lý
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/5: TPHCM cấp hơn 70.000 sổ hồng sau 6 tháng tháo gỡ vướng mắc pháp lý

Khởi công dự án Trump International trị giá 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên; Sắp khép lại tranh chấp giữa hai "ông lớn" xây dựng Coteccons và Ricons;Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp...

Hạ Long sắp có 3 tòa tháp cao 40 tầng, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng
Hạ Long sắp có 3 tòa tháp cao 40 tầng, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng

Trong bối cảnh ngành du lịch Hạ Long đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với lượng khách ngày một gia tăng và nhu cầu về lưu trú, nghỉ dưỡng chất lượng cao ngày càng lớn, thành phố Hạ Long chuẩn bị đón nhận thêm một tổ hợp công trình quy mô lớn gồm 3 tòa tháp cao 40 tầng, tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.

Chủ đầu tư dự án Aqua City dẫn đầu danh sách nợ thuế tại Đồng Nai với hơn 263 tỷ đồng
Chủ đầu tư dự án Aqua City dẫn đầu danh sách nợ thuế tại Đồng Nai với hơn 263 tỷ đồng

Mới đây, Chi cục Thuế khu vực XV (tỉnh Đồng Nai) công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn trong tháng 5, trong đó Công ty TNHH Thành phố Aqua – chủ...

Cùng nhà ở xã hội, sao mỗi nơi một giá?
Cùng nhà ở xã hội, sao mỗi nơi một giá?

Đại biểu Dương Tấn Quân, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng việc quy định công chức nhà phải cách xa chỗ làm 30km mới được mua nhà ở xã hội là không hợp...

Giá chung cư tại Hà Nội, TPHCM tăng từ 3%-5%
Giá chung cư tại Hà Nội, TPHCM tăng từ 3%-5%

Trong quý 1 năm 2025, giá chung cư tại Hà Nội, TPHCM tăng từ 3%-5% so với quý 4 năm 2024. Trong đó, giá căn hộ chung cư phân khúc bình dân có giá dưới 45 triệu đồng/m2.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/5: Nguồn cung nhà ở thương mại tăng mạnh 140%
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/5: Nguồn cung nhà ở thương mại tăng mạnh 140%

Hà Nội bổ sung hàng loạt dự án mới tại ba quận nội đô; Giá chung cư tại Hà Nội và TPHCM hạ nhiệt sau hai năm tăng nóng; Khánh Hòa thu hồi khu “đất...

Trà Vinh mở rộng dự án năng lượng sạch gần 8.000 tỷ đồng
Trà Vinh mở rộng dự án năng lượng sạch gần 8.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Trà Vinh mới đây đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất Hydro xanh Trà Vinh” do Công ty Cổ phần TGS Trà Vinh Green Hydrogen...

Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia: Bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội
Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia: Bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội

Sáng 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế,...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/5: Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/5: Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm

Gamuda Land nhắm tới loạt dự án tầm cỡ tại TP.HCM và Hải Phòng; Sun Group sắp triển khai 3 tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình; Hải Phòng bỏ quy hoạch sân...

Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha
Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha

Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” tại Long An do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phúc Long làm chủ đầu tư, có quy mô 102ha...

Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được

Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội năm 2025 với khoảng 4.700 căn hộ đến từ 6 dự án. Tuy nhiên, nỗi lo nhà ở xã hội hoàn thành...

Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên

Hôm nay, ngày 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance