Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024: Tăng trưởng tích cực, lập nhiều kỷ lục mới
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch và nỗ lực duy trì tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Tăng trưởng xuất khẩu ổn định
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,59 tỷ USD, tăng 19,8%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 290,94 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,7%.
![]() |
Năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích nổi bật. (Ảnh minh họa) |
Trong năm 2024 có 37 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,0%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép và gỗ duy trì vị trí dẫn đầu. Điện tử máy tính và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, với sự đóng góp lớn của các tập đoàn công nghệ như Samsung, LG, Apple và các công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu năm 2024 của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 72,6 tỷ USD, tăng 26,6% so với năm 2023, chiếm 17,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch đạt 53,9 tỷ USD, tăng 2,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 52,3 tỷ USD, tăng 21%; hàng dệt may đạt 37 tỷ USD, tăng 11,2%; giày dép đạt 22,9 tỷ USD, tăng 13%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,3 tỷ USD, tăng 20,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, tăng 6,4%; thủy sản đạt 10 tỷ USD, tăng 11,9%.
Năm 2024 ghi nhận nhiều thành tựu trong xuất khẩu nông sản với gạo, cà phê, hạt điều, trái cây. Gạo của Việt Nam đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh lớn như Thái Lan, Ấn Độ và đạt được những hợp đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt là tại các thị trường châu Á và châu Phi. Trái cây Việt Nam, đặc biệt là các loại như mít, thanh long và xoài đã gia tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản, đánh dấu bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm. Hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu, với các thị trường tiêu thụ truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tăng trưởng nhập khẩu ấn tượng
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Tính chung cả năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 140,11 tỷ USD, tăng 19,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 240,65 tỷ USD, tăng 15,1%.
Trong năm 2024 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 6 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 54,0%), chủ yếu là các mặt hàng phục vụ nhu cầu nguyên liệu và thiết bị cho sản xuất công nghiệp. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất (như thép, dầu thô, hóa chất) và máy móc, thiết bị công nghiệp phục vụ cho ngành chế tạo, điện tử và ô tô. Một số mặt hàng nhập khẩu có sự gia tăng mạnh như vật tư y tế và linh kiện điện tử, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế và công nghệ trong nước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 356,43 tỷ USD, chiếm 93,6%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47,4%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,2%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 24,33 tỷ USD, chiếm 6,4%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao so với năm trước. Mặt hàng nhập khẩu dẫn đầu là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 107,1 tỷ USD, chiếm 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 21,7% so với năm 2023; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,6%; vải đạt 14,9 tỷ USD, tăng 14,5%; sắt thép đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20,6%; chất dẻo đạt 11,8 tỷ USD, tăng 11,8%; điện thoại và linh kiện đạt 10,4 tỷ USD, tăng 18,9%.
Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu
![]() |
Cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục duy trì mức xuất siêu cao. Mặc dù nhập khẩu tăng mạnh, nhưng xuất khẩu vẫn giữ được đà tăng trưởng, giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư. Tính chung cả năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD (năm trước xuất siêu 28,4 tỷ USD) nhờ tăng trưởng xuất khẩu ổn định và giảm thiểu nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,52 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 50,29 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu chủ lực mở rộng và tăng cao
Sự gia tăng xuất khẩu chủ yếu đến từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đặc biệt, Mỹ vẫn là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với các mặt hàng như điện tử, dệt may, giày dép, và nông sản.
Châu Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) vẫn là khu vực tiêu thụ lớn nhất của hàng hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ và EU cũng là hai thị trường rất quan trọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực xuất khẩu nông sản, dệt may, giày dép, và điện tử. Việc gia tăng xuất khẩu sang các thị trường châu Phi và Nam Mỹ là một điểm sáng trong năm 2024. Các mặt hàng như nông sản, thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm tiêu dùng đã đạt kết quả ấn tượng tại những thị trường này. Đây sẽ là những thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang tìm cách mở rộng xuất khẩu. Một số thị trường chủ yếu có tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2024 tăng mạnh so với năm trước như sau:
Trung Quốc giữ vững là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất, đạt 204,9 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2023; trong đó, xuất khẩu đạt 60,6 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu ở vị trí dẫn đầu với kim ngạch đạt 114,3 tỷ USD, tăng 30,4%.
Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với 134,6 tỷ USD, tăng 21,5%; trong đó, xuất khẩu đạt 119,6 tỷ USD, tăng 23,3%; nhập khẩu đạt 15,0 tỷ USD, tăng 8,8%.
ASEAN ước đạt 83,9 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt giá trị 37 tỷ USD, tăng 13,7%; nhập khẩu đạt 46,9 tỷ USD, tăng 14,7%.
Hàn Quốc ước đạt 81,8 tỷ USD, tăng 7,6%; trong đó, xuất khẩu ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 8,7%; nhập khẩu ước đạt 56,2 tỷ USD, tăng 7,1%.
Thị trường EU ước đạt 68,8 tỷ USD; trong đó xuất khẩu ước đạt 52,1 tỷ USD, tăng 19,3%; nhập khẩu đạt 16,7 tỷ USD, tăng 11,8%.
Nhật Bản ước đạt 46 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng 5,6% và nhập khẩu đạt 21,4 tỷ USD, giảm 1,2%.
Trong năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 104,6 tỷ USD tăng 25,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU 35,4 tỷ USD, tăng 23,2%; xuất siêu sang Nhật Bản 3,2 tỷ USD, tăng 91,9%; nhập siêu từ Trung Quốc 83,7 tỷ USD, tăng 69,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 30,7 tỷ USD, tăng 5,9%; nhập siêu từ ASEAN 9,9 tỷ USD, tăng 18,9%.
Hiệp định thương mại quốc tế phát huy hiệu quả
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định CPTPP tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rào cản thuế quan. Những FTA này không chỉ thúc đẩy xuất khẩu, mà còn tạo cơ hội cho Việt Nam gia tăng nhập khẩu công nghệ và thiết bị sản xuất hiện đại từ các quốc gia đối tác.
Việt Nam đã ký kết hoặc hoàn tất nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế trong năm 2024, mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế. Các thỏa thuận này không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu mà còn tạo ra những cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nước.
Chuyển đổi số và logistics mạnh mẽ
Cải thiện hạ tầng logistics và ứng dụng công nghệ trong xuất, nhập khẩu tiếp tục là một yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả giao thương. Các công ty xuất, nhập khẩu ở Việt Nam ngày càng áp dụng công nghệ số trong việc quản lý kho, vận chuyển, và làm thủ tục hải quan, từ đó nâng cao hiệu suất và giảm thời gian thông quan, tăng tính hiệu quả của hoạt động xuất, nhập khẩu. Các sáng kiến như hệ thống thông quan tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đã giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thông tin thị trường, quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa quá trình xuất, nhập khẩu.
TIN LIÊN QUAN
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




