Bất động sản 2024: Đột phá chính sách, sàng lọc thị trường
Có thể nói thị trường bất động sản năm 2024 để lại một dấu ấn không thể quên đối với giới địa ốc, một bước ngoặt lịch sử khi phải chứng kiến hàng loạt thay đổi về chính sách pháp luật, một cuộc thanh lọc chưa từng xảy ra đối với các doanh nghiệp yếu kém và chính nhờ những thay đổi kịp thời trong cơ chế thì cho đến nay, riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ được 34/64 dự án, triển khai 622 dự án nhà ở xã hội với quy mô 580.109 căn, đã khởi công xây dựng 131 dự án với quy mô 111.687 căn; được chấp thuận chủ trương đầu tư là 412 dự án với quy mô 411.076 căn…
Thay đổi chính sách cần có thời gian để thích ứng
Ba đạo Luật được thông qua và có hiệu lực, có nhiều điểm đổi mới và được đánh giá là sẽ tạo không gian cho sự phát triển của thị trường bất động sản, đồng thời giải quyết các vấn đề khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. Ngoài những sửa đổi của Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 còn giúp luật hóa một số nội dung quan trọng, tạo ra cơ chế thực hiện rõ ràng, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho thị trường nhà đất, cảnh quan và phát triển đô thị.
Cụ thể hơn, các quy định mới về yêu cầu cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới, và phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; trường hợp giao dịch bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải ghi đúng giá giao dịch thực tế vào trong hợp đồng; chịu trách nhiệm về việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế…
Đối với Luật Nhà ở 2023, các giai đoạn của dự án được quy định rõ, gồm: Giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng dự án, giai đoạn đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Luật Đất đai 2024 được xây dựng dựa trên cơ sở chính trị là Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát: "Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả".
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, các vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản thì 70% liên quan đến pháp lý. Có thể kể đến như: Xác định tiền sử dụng đất, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu dự án... Chính vì vậy, các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật liên quan cần phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, sát với thực tiễn thì có thể xử lý được nhiều “vướng mắc pháp lý” của dự án bất động sản.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, hiện nay các bộ luật đã chính thức có hiệu lực và đã tháo gỡ những vướng mắc chủ yếu liên quan đến pháp lý trong suốt thời gian vừa qua, tuy nhiên các đạo luật sửa đổi, bổ sung cần một khoảng thời gian để các bên liên quan hiểu và nắm vững các quy định mới. "Thứ nhất, cần có thời gian để toàn bộ thị trường nắm bắt và tuân thủ. Thứ hai, các bên chịu ảnh hưởng của luật cần được tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ. Thứ ba, để thực hiện tốt các quy định của luật, cần phải có thêm các thông tư và nghị định chi tiết nhằm giải quyết các tình huống cụ thể. Do đó, từ khi luật có hiệu lực đến khi thực tế tạo ra ảnh hưởng, sẽ có một khoảng thời gian độ trễ nhất định".
Thanh lọc thị trường để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Thị trường bất động sản đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đặc biệt là các sai phạm nghiêm trọng của doanh nghiệp, những lỗ hổng pháp lý và những hành động lạm quyền của cán bộ quản lý nhà nước gây thất thoát và thiệt hại lớn chưa từng có từ trước đến nay. Không những vậy mà còn gây mất niềm tin và uy tín đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, ngay tức khắc chúng ta đã được chứng kiến sự vào cuộc quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự sát sao của các Bộ, ban, ngành, địa phương để tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế chính sách, xử lý nhiều sai phạm lớn nhất từ trước đến nay, thanh lọc những doanh nghiệp không đủ năng lực, kinh nghiệm và loại bỏ những cán bộ quản lý Nhà nước lạm chức, lạm quyền để nhận hội lộ và tham ô gây thất thoát cho Nhà nước.
Đồng thời, dần mang lại một thị trường bất động sản ổn định, bền vững, công bằng và minh bạch tuy thị trường địa ốc cần thêm thời gian để hòa hợp các đạo luật, nghị định, thông tư… Hơn thế nữa, đã kịp thời lấy lại uy tín và niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài và được minh chứng khi đến cuối năm 2024, Việt Nam liên tục ký kết các hợp tác, cho đến nay là 9 đối tác chiến lược toàn diện và 17 hiệp định thương mại tự do trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhờ vào sự ổn định của cả hệ thống chính trị, Việt Nam tiếp tục thu hút các dư án FDI, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như: Google, Quanlcomm, Samsung, LG, AIChip và Tập đoàn NVIDIA… Với sự xuất hiện của các Tập đoàn lớn trên thế giới và các hiệp định đã ký kết thì chắc chắn rằng các đạo luật cần phải hết sức chặt chẽ, đồng bộ và minh bạch, tạo một môi trường công bằng và sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả.
TIN LIÊN QUAN
-
Giá thuê bất động sản công nghiệp tại miền Bắc thấp hơn 28% so với miền Nam
-
Gỡ nút thắt: Thị trường bất động sản Việt Nam vươn mình phát triển bền vững
-
Loạt sai phạm tại 2 dự án bất động sản của Hoàng Huy Group
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/12: Loạt vi phạm trật tự xây dựng tại Cụm công nghiệp Từ Liêm
-
Vì sao xuất khẩu dầu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh?
-
Giá thuê bất động sản công nghiệp tại miền Bắc thấp hơn 28% so với miền Nam
Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng gần 81 nghìn sản phẩm
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm bất động sản (BĐS) chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/1: Năm 2024, hơn 47.000 giao dịch bất động sản thành công
Bắc Giang chỉ đạo làm rõ vụ sân golf Việt Yên “ thất thoát” khoáng sản; Dự án cải tạo 5 nút giao thông tại Cần Thơ lại lùi lịch khởi công;...
Xác định ranh giới thửa đất theo quy định mới từ 15/1/2025
Theo quy định mới từ ngày 15/1/2025, việc xác định ranh giới thửa đất được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết dưới dây.
Hà Nội: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch 29 tòa khu tập thể cũ
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (tại phường Nghĩa Tân...
Bất động sản Việt Nam: 30 năm nhìn lại
Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường BĐS Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Thị trường BĐS Việt Nam trải qua hành trình...
Ngành Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh: Gỡ khó để phát triển
Năm 2024, ngành Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường BĐS gặp nhiều thách thức...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/1/2025: Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Nam An Khánh
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp gần 1.500 tỷ đồng; Hà Nội Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 29 tòa trong khu tập thể Nghĩa Tân;...
Tăng tốc thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội
Gần 2 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng TNT),...
Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất Hà Nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá
Hạ tầng giao thông tỷ đô, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút...
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065
Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội,,,
Hình ảnh nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất sau gần 2 năm thi công
Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đã thi công được khoảng 80% khối lượng công việc, dự kiến sẽ đưa vào vận hành đúng dịp Lễ 30/4/2025...
Những trường hợp nhà ở không được công nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ
Theo Luật Đất đai 2024 có 6 trường hợp tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ.
Điểm tin ngân hàng ngày 31/12: Hơn 10 triệu tài khoản Mobile Money có nguy cơ dừng hoạt động
NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025; OCB mua lại trước hạn 4.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2024; Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính...
Có được bán chung cư đang trả góp theo quy định mới?
Mua chung cư trả góp đang là xu hướng mà nhiều người ưa chuộng để vừa có nhà vừa không mất ngay một số tiền lớn. Vậy việc mua chung cư trả góp...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 31/12: Nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc vào năm 2025
Giá nhà tăng, báo động nguy cơ bong bóng bất động sản; Bắc Ninh xử lý nghiêm 37 dự án đầu tư công "treo"; Hà Nội sắp đấu giá 5 thửa đất...
Giá nhà tại Việt Nam tăng gấp 400 lần chỉ sau vài thập kỷ, gấp khoảng 60 năm thu nhập người dân
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thanh điểm lại việc tăng giá sốc của gia nhà chỉ trong vài thập kỷ. Ông cho biết nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/12: Sắp khởi công siêu dự án lấn biển Cần Giờ trị giá 282.800 tỷ đồng
Bình Định sẽ có khu trung tâm đô thị du lịch biển rộng gần 1.800ha; Tiền Giang thu hồi dự án nghĩa trang nhân dân Mỹ Phước Tây do nợ thuế và bỏ hoang;...
Cận cảnh những tuyến đường “đắt đỏ” nhất Thủ đô
Theo Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, bảng giá đất hiện hành sẽ được gia hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Bất động sản 2024: Đột phá chính sách, sàng lọc thị trường
Có thể nói thị trường bất động sản năm 2024 để lại một dấu ấn không thể quên đối với giới địa ốc, một bước ngoặt lịch sử khi phải chứng kiến hàng loạt...