Bộ Công Thương đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trên cơ sở báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương và dữ liệu từ Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) năm 2024.
Bộ Công Thương luôn nỗ lực xử lý những vướng mắc về cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2024. |
Trong đó, về kết quả đánh giá bộ, ngành, địa phương theo Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024, theo báo cáo, với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Đứng vị trí thứ hai là Bộ Quốc phòng với 80,87 điểm, tăng 4,3% so với năm 2023. Vị trí thứ ba thuộc về Bảo hiểm xã hội Việt Nam với 80,33 điểm, tăng 15,1% so với năm 2023. Vị trí thấp nhất thuộc về Bộ Khoa học Công nghệ với 29,01 điểm, tăng 2,8% so với năm 2023.
Trong số các bộ, ngành ghi nhận mức độ giảm điểm so với năm 2023 có Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 71,22 điểm, giảm 1,3% so với năm ngoái; Bộ Công an với 61,95 điểm, giảm 0,6% so với năm ngoái; Bộ Lao động Thương binh và xã hội với 48,12 điểm, giảm 4,6% so với năm ngoái; và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 47,34 điểm, giảm 6% so với năm ngoái.
Về phía địa phương, đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc về UBND tỉnh Cà Mau với 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm ngoái. Vị trí thứ hai thuộc UBND tỉnh Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% so với năm ngoái và vị trí thứ ba thuộc UBND tỉnh Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59% so với năm ngoái.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 3658/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2025 gồm 7 nội dung: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
Ngành Công Thương năm 2025 sẽ tiếp tục nỗ lực giải bài toán năng lượng cho đất nước. |
Theo Quyết định này, nội dung cải cách thể chế gồm các nhiệm vụ như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quản lý nhà nước ngành Công Thương; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật...
Nội dung cải cách thủ tục hành chính, bao gồm: Kiểm soát thủ tục hành chính; rà soát thủ tục hành chính/rà soát thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến...
Cái cách hành chính công sẽ tập trung thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập thuộc bộ; xây dựng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác tài chính, kế toán...
Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, bao gồm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác truyền thông về cải cách hành chính; tăng cường công tác cải cách hành chính của bộ và các đơn vị thuộc bộ. Quyết định Ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2025 đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2024.
TIN LIÊN QUAN
-
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
-
Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
-
Đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/1: Chờ xác nhận xu hướng sau nhịp hồi phục
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024: Tăng trưởng tích cực, lập nhiều kỷ lục mới
-
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.700 nhà, đất được cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Chuyên gia dự báo giá xăng dầu sẽ duy trì ở mức ổn định trong năm 2025
Theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng dầu năm 2025 sẽ duy trì ở mức ổn định, thậm chí giảm do sự chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch...
Bộ Công Thương đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024: Tăng trưởng tích cực, lập nhiều kỷ lục mới
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế...
Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
Việt Nam SuperPortTM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam)...
Coi phát triển nguồn nhân lực, thể chế cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện
Việt Nam có những lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn như trữ lượng đất hiếm đứng trong nhóm đầu thế giới,...
Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp hơn...
Hơn 76.100 doanh nghiệp quay trở lại thị trường trong năm 2024
Trong cả năm 2024, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 76.179 doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6,5%
Tổng cục Thống kê công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024. Kinh tế năm 2024 tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6,5%...
Những yếu tố nào sẽ quyết định giá dầu trong năm 2025?
Năm 2024, thị trường dầu mỏ được đánh dấu bằng sự bi quan kéo dài của các nhà giao dịch về nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc, cùng với sự giảm nhẹ...
Tin tặc đánh cắp 994TB dữ liệu người dùng trong năm 2024
Năm 2024, theo báo cáo của Công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã lấy cắp 994TB dữ liệu.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Năm 2024, là năm thứ 2 Hà Nội liên tiếp dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Đây là cuộc bình xét thường niên lần thứ 2,...
Giao thông Hà Nội "khác lạ" sau khi áp dụng mức xử phạt mới
Ngày 2/1, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, dù vào giờ cao điểm nhưng việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông rất nghiêm túc. Những hình ảnh...
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.
Cách tra cứu phạt nguội giao thông và mức phạt mới người dân cần lưu ý
Từ ngày 1/1/2025, Bộ Công an đã chính thức triển khai ứng dụng VNeTraffic để công dân có thể tra cứu thông tin về các lỗi vi phạm giao thông và xử lý phạt nguội...
Động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,5% trong năm 2025
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có đủ cơ sở cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 6,5% thậm chí là 8% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ...
Ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn các dự án
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án...
Mức phạt mới cho những lỗi vi phạm giao thông thường gặp từ 1/1/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép...
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Năm 2024, trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, ngành Tài chính đã chủ động...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025
Nhiều chính sách kinh tế quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2025 như: Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm; Chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử...