Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Hà Nội phát triển đô thị đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị
Ngày 20/6, tại phiên Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung (QHC) Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến Đồ án điều chỉnh QHC Thủ đô Hà Nội.
![]() |
Thủ đô Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Đồ án điều chỉnh QHC Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội lập; Bộ Xây dựng đã thẩm định vào tháng 4/2024; Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội báo cáo Đảng đoàn Quốc hội và Thành ủy Hà Nội báo cáo Bộ Chính trị vào tháng 5/2024.
Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị cũng như chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tiếp thu và đã có báo cáo. Bộ Xây dựng cũng đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình, trình Quốc hội để xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Đồ án QHC Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (Quy hoạch 1259).
Qua một thời gian thực hiện, Quy hoạch 1259 đã phát huy được hiệu quả và cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Quy hoạch 1259 đã nảy sinh những bất cập. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô thì cần thiết phải điều chỉnh Đồ án QHC Thủ đô Hà Nội.
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, vị trí cũng như mối quan hệ liên kết, vai trò quan trọng của Thủ đô Hà Nội với định hướng chiến lược phát triển chung của cả nước, Đồ án điều chỉnh QHC Thủ đô Hà Nội xác định giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.
Theo đó, với tầm nhìn quy hoạch đến năm 2065, Thành phố Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; Là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; Có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
![]() |
Thủ đô Hà Nội phát triển 5 vùng đô thị
Đề cập một số nội dung mới của Đồ án điều chỉnh QHC Thủ đô Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thứ nhất, định hướng phát triển, Đồ án điều chỉnh QHC được lập cùng với QHC Thủ đô Hà Nội, do đó tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời phù hợp với các quy hoạch cấp trên theo Luật Quy hoạch năm 2017.
Đồ án QHC điều chỉnh gắn với các chiến lược phát triển như hợp tác liên kết, phát triển văn hóa di sản, phát triển xanh, xác lập môi trường đáng sống, đô thị thông minh và bền vững, cũng như xác lập các cơ chế năng động và đặc thù cho Thủ đô.
Thứ hai, từ thực tế và qua rà soát, đánh giá, Đồ án điều chỉnh QHC dự báo phát triển phù hợp với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ ba, Đồ án điều chỉnh QHC kế thừa và điều chỉnh quy mô cấu trúc đô thị. Theo đó, cấu trúc đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị. Đó là vùng đô thị trung tâm; vùng đô thị phía Đông; vùng đô thị phía Bắc; vùng đô thị phía Tây; vùng đô thị phía Nam. Hệ thống các đô thị này phân cách bằng các hành lang xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, giao thông hướng tâm.
Thứ tư, trong Đồ án điều chỉnh QHC, Hà Nội đặt vấn đề kiểm soát phát triển không gian đô thị và nông thôn; Xây dựng hình thái quy hoạch kiến trúc đặc trưng cho Thủ đô Hà Nội tại khu vực đô thị, nông thôn; Kiểm soát chặt chẽ quy hoạch về chiều cao công trình, mật độ xây dựng của từng khu vực, đặc biệt là khu vực nội đô; Lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng đất, sử dụng không gian, hạ tầng kỹ thuật… Yêu cầu phát triển trong khu vực chức năng đặc thù cũng được làm rõ trong Đồ án điều chỉnh QHC.
Thứ năm, Đồ án điều chỉnh QHC Thủ đô Hà Nội bổ sung các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật xanh và thông minh để phù hợp với định hướng phát triển của Thủ đô và phù hợp với định hướng phát triển trong các quy hoạch ngành quốc gia đã xác định cho từng giai đoạn. Điều chỉnh QHC đảm bảo kết nối hạ tầng vùng, phát triển giao thông công cộng thông minh, phát triển hạ tầng kỹ thuật khác…
Thứ sáu, đối với khu vực nội đô, khu vực đô thị hiện trạng, làng xóm được đô thị hóa, Đồ án điều chỉnh QHC tập trung cho công tác cải tạo, tái thiết đô thị và nông thôn; quan tâm đến cải tạo khu vực nội đô, cải tạo các khu dân cư, các khu chung cư cũ…
![]() |
Sông Hồng là trục không gian, biểu tượng phát triển của Thủ đô
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, bên cạnh 6 điểm mới nói trên, nội dung Đồ án điều chỉnh QHC cũng đã xác định rõ các chương trình, dự án trọng tâm, đột phá.
Đồ án tập trung làm rõ mối liên hệ, vai trò, vị trí mỗi liên kết vùng của Hà Nội để chia sẻ chức năng của Thủ đô Hà Nội đối với các địa phương trong vùng, đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô Hà Nội cũng như các địa phương trong vùng.
Liên quan đến nội dung phát triển đô thị theo mô hình TOD, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, đây là điểm mới. Đồ án điều chỉnh QHC tập trung thực hiện cải tạo, tái thiết đô thị, xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị, khai thác hạ tầng giao thông công cộng; xác định đầu tư tập trung như định hướng quy hoạch; Xác định sông Hồng là trục không gian, biểu tượng phát triển của Thủ đô.
Về hạ tầng, để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô, trong Đồ án điều chỉnh QHC đã xác định phát triển cảng hàng không thứ 2 trong vùng Thủ đô, xác định hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời gian, giai đoạn sắp tới.
Phát triển xanh, chuyển đổi xanh, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm
Đồ án điều chỉnh QHC cũng đề cập nội dung cải thiện môi trường cho Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, tổng thể để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và các vấn đề ô nhiễm môi trường khác ở Thủ đô, bằng việc thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển xanh, chuyển đổi xanh. Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm như chuyển đổi hình thức giao thông công cộng, chuyển đổi công nghệ sản xuất, đầu tư công nghệ xử lý rác thải, nước thải cho Thủ đô theo từng giai đoạn…
Trong quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồ án tập trung xác định rõ để khắc phục những điểm nghẽn, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững cho Thủ đô trong thời gian tới.
Đối với quy hoạch không gian ngầm, Bộ trưởng cho biết, Luật Quy hoạch đô thị đã quy định nội dung này. Nhưng hiện nay chỉ có Thủ đô Hà Nội triển khai lập quy hoạch không gian ngầm cho một số khu vực đô thị. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, khai thác hiệu quả không gian, nguồn lực đất đai, thì quy hoạch không gian ngầm Thủ đô sẽ tiếp tục được tập trung cụ thể hóa trong quy hoạch lần này.
Làm rõ sự khác biệt giữa Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh QHC
Trả lời một ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn về mặt thời hạn và thời gian, để đảm bảo đồng bộ giữa QHC Thủ đô với Quy hoạch Thủ đô, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Quy hoạch 2017, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, thì thời kỳ quy hoạch theo Luật Quy hoạch 2017 được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập quy hoạch theo từng thập kỷ và xác định nguồn lực, khả năng thực hiện quy hoạch.
Đối với QHC Thủ đô, thời hạn quy hoạch xác định từ thời điểm lập quy hoạch để làm cơ sở và dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Quy hoạch Thủ đô xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội, còn QHC thì xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho việc lập quy hoạch. Thời hạn theo Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì được xác định từ 20 đến 25 năm để đảm bảo tính dự báo, tầm nhìn, khả năng để thực hiện quy hoạch.
“Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn trình Quốc hội sửa đổi lần này, chúng tôi đã báo cáo và giải trình rõ các ý kiến này. Tiếp tục tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nghiên cứu và có điều chỉnh thể hiện cho phù hợp” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết.
Sau cùng, Bộ trưởng cho biết, sau lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ Xây dựng cùng với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ có báo cáo nghiên cứu, tiếp thu tất cả ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, của Quốc hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.
“Nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để tiến hành triển khai thực hiện QHC Thủ đô Hà Nội” – Bộ trưởng cho biết.
-
Thành lập hơn 8 năm, FWD Việt Nam kinh doanh thua lỗ tới 7 năm
-
MVI Life kinh doanh ra sao sau khi được Manulife tiếp quản?
-
OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng
-
10.000 tỷ đồng trái phiếu "đổ về" ACB trong 2 ngày
-
"Soi" tiềm lực 3 nhà đầu tư muốn làm khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng ở Long An
-
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?
TIN LIÊN QUAN
-
Thu nhập bao nhiêu mới mua được nhà Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh?
-
Đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, khởi điểm từ 14,1 triệu đồng/m2
-
Kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm duy trì tăng trưởng cao
-
Hà Nội: Hàng loạt nhà cao tầng, chung cư cao cấp vi phạm quy định về PCCC
-
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cần xây dựng lộ trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
-
Bộ Xây dựng hướng dẫn bổ sung giải pháp phòng cháy cho công trình hiện hữu
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




