Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao
Trao đổi với PetroTimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính cho rằng, thị trường vàng nhẫn chưa được đưa vào diện kiểm soát như vàng miếng, nguồn cung thiếu, người dân không mua được vàng, dẫn đến trước đây giá vàng miếng và vàng nhẫn cách nhau khoảng 20 triệu đồng/lượng, nhưng hiện nay khoảng cách này chỉ khoảng 500 nghìn đồng/lượng.
Gần đây, thị trường vàng đã có sự biến động mạnh mẽ, hiện giá vàng miếng SJC đang được các công ty SJC, Doji, PNJ bán ra ở mức khoảng gần 90 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá vàng nhẫn cũng liên tục lập đỉnh với mức bán ra gần 89 triệu đồng/lượng, có thời điểm ngang giá với vàng SJC. Vậy, nguyên nhân do đâu, giá vàng cao có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?
Về vấn đề này, phóng viên của PetroTimes đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính.
![]() |
PV: Thưa ông, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức đấu thầu thì giá vàng miếng hiện nay đã ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lên cao, có thời điểm đã ngang với giá vàng miếng. Vậy, theo ông nguyên nhân là do đâu?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Chúng ta có hai thị trường là vàng miếng và vàng nhẫn. Trong khi thị trường vàng miếng đang được kiểm soát một cách rất chặt chẽ, giá vàng miếng do NHNN ấn định đã kéo vàng miếng xuống từ đỉnh cao 92 triệu đồng/lượng xuống 90 triệu đồng/lượng. Đồng thời, kéo được mức chênh lệch so với thế giới có thời điểm lên đến 20 triệu đồng/lượng, xuống khoảng 2-3 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề về giá, trong khi nguồn cung không có hoặc rất hạn chế nên cung - cầu không gặp nhau. Trước đây, người dân đến các ngân hàng thương mại để mua vàng, nhưng sau đó việc này bị siết lại khi các phòng giao dịch chỉ bán cho khách hàng của họ và chỉ bán online. Tại thời điểm này, nhiều người đăng ký nhưng không mua được, hoặc nếu mua được thì số lượng rất ít. Trong khi, các công ty được phép bán vàng miếng thì không có vàng để bán ra, từ đây có thể thấy khi nguồn cung bị siết lại thì giá vàng chỉ có thể kéo xuống một thời gian ngắn, từ 92 triệu đồng/lượng xuống 77-78 triệu đồng/lượng, nhưng rồi lại tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng, tiếp cận mức 92 triệu đồng/lượng như trước đây.
Về thị trường vàng nhẫn, hiện nay chưa được đưa vào diện kiểm soát như vàng miếng, nhưng nguồn cung cũng không có. Rất nhiều người dân muốn đi mua vàng nhẫn nhưng không có mà giá lại tăng vùn vụt. Dẫn đến trước đây giá vàng miếng và vàng nhẫn cách nhau khoảng 20 triệu đồng/lượng, nhưng hiện nay khoảng cách này chỉ khoảng 500 nghìn đồng/lượng. Tức là đang tiếp cận giá vàng miếng nhưng nguồn cung cũng không có dẫn đến mất cân bằng cung - cầu.
Xét về tổng thể, thị trường vàng Việt Nam đang mất cân bằng về cung - cầu, trong khi giá vàng thế giới đang lên rất cao, tiệm cận mức 2.800 USD/ounce.
PV: Giá vàng cao như vậy có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Việc này ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh. Thứ nhất là dẫn đến lạm phát, với nhiều người họ xem giá vàng như là “hàn thử biểu” của nền kinh tế để xem giá cả lên xuống như thế nào, khi giá vàng tăng lên họ cho rằng lạm phát đang tăng lên, ảnh hưởng đến tâm lý lạm phát dẫn đến lạm phát thực tế.
Thứ hai, khi giá vàng tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua vàng trong nước và nhu cầu mua vàng từ nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu này, những nhà kinh doanh vàng và những nhà buôn lậu vàng sẽ dùng đến ngoại tệ để mua vàng, dẫn đến ảnh hưởng về tỷ giá.
Thứ ba, nếu giá vàng tăng mạnh như thế này sẽ dẫn đến việc người dân và nhà đầu tư có khuynh hướng đi mua vàng thay vì dùng tiền đó để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như dùng tiền để đầu tư chứng khoán, thì các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu họ có tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc gửi ngân hàng thì ngân hàng cho vay ra. Trong khi, đầu tư vàng chỉ mang về nhà cất giữ trở thành tài sản lãng phí, dẫn đến ảnh hưởng kinh tế vĩ mô ở nhiều khía cạnh.
![]() |
PV: Nhiều người cho rằng, việc giá vàng nhẫn tăng cao là do hiện nay nhiều kênh đầu tư trong nước gặp khó khăn như bất động sản, hay việc lãi suất ngân hàng thấp nên nhiều người đầu tư vàng vì nghĩ giá sẽ tiếp tục tăng? Cũng có người cho rằng, do các cuộc xung đột trên thế giới và ảnh hưởng của bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện nay, giá vàng trên thế giới đang tăng rất mạnh, có thể do ảnh hưởng của địa chính trị thế giới như cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, xung đột tại Trung Đông và cuộc chiến tại Ukraine... tất cả những vấn đề đó đang ngày càng “nóng” hơn. Đặc biệt là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ chỉ còn vài ngày nữa cũng khiến giá vàng bị đẩy lên cao.
Bên cạnh đó, rất nhiều các nhà đầu tư và các ngân hàng Trung ương trên thế giới cũng đang mua vàng vào, vì họ cho rằng vàng là “hầm trú ẩn” an toàn về tài chính để chống khủng hoảng, như vậy tất cả các tác nhân đó đã đẩy giá vàng lên rất cao.
Do vậy, vàng ở trong nước cũng bị tác động bởi giá vàng thế giới, đặc biệt là vàng nhẫn càng ngày càng tăng, ngay cả vàng miếng cũng tăng lên do cung - cầu “lệch pha”. Sự tăng ở đây có lẽ chỉ là tăng về giá, còn thật sự cũng rất ít người mua được với giá cao như vậy, nếu có mua thì cũng mua ở trong thị trường “chợ đen”. Tuy nhiên, thị trường “chợ đen” với thị trường chính thống chênh lệch đến vài triệu, dẫn đến có nhiều rủi ro khi đầu tư.
PV: Vậy theo ông, NHNN nên có biện pháp gì để kiểm soát đà tăng của giá vàng trong thời gian tới?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, NHNN nên xem xét để ngừng chương trình bình ổn giá trên thị trường vàng miếng. Lý do là NHNN đã thành công trong việc kéo giá vàng xuống từ 92 triệu đồng/lượng xuống 77-78 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng miếng lại tăng lên đến mức 90 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, NHNN cũng thành công khi kéo giá vàng trong nước và thế giới sát lại với nhau từ mức chênh lệch lên đến đến 20 triệu đồng/lượng, xuống khoảng 2-3 triệu đồng/lượng.
Thế nhưng, hiện nay nguồn cung không có dẫn đến cung - cầu không gặp nhau, chính vì thế tôi đề nghị NHNN nên xem xét để ngừng chương trình bình ổn giá để có những biện pháp thích hợp hơn, làm sao để cung cấp được nguồn vàng đầy đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhu cầu người dân muốn mua vàng, muốn tích trữ vàng là nhu cầu hợp lý, hợp pháp và chính đáng. Chúng ta không thể phủ nhận nhu cầu đó, nhất là với nhiều người lao động không biết đầu tư vào đâu ngoài vàng.
Về phía vàng nhẫn, cũng như vàng miếng, tôi cho rằng nên để cho thị trường hoạt động tự do, cạnh tranh, bình đẳng... Bên cạnh những đề nghị vừa rồi, tôi cho rằng Nghị định 24 về vàng cần được sửa đổi, trong đó có hai vấn đề cần sửa đổi là nhãn hiệu vàng quốc gia của SJC nên hủy bỏ để tất cả các sản phẩm vàng trên thị trường có sức cạnh tranh công bằng với nhau; thứ hai, NHNN thay vì là đơn vị kinh tế duy nhất có thể nhập khẩu vàng, nên cho phép nhiều đơn vị kinh doanh vàng cùng nhập khẩu vàng.
PV: Ông nhận định thế nào về thị trường vàng từ giờ đến cuối năm? Theo ông, có nên mua vàng vào thời điểm này không?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, từ nay đến cuối năm 2024, thị trường vàng chắc chắn sẽ biến động rất mạnh. Nhất là cho đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, bất kể Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa lên nắm chính quyền đều sẽ tạo ra những chấn động lớn về mặt chính trị, kinh tế nên sự ảnh hưởng đến thị trường vàng là rất lớn. Tôi dự báo giá vàng thế giới sẽ đạt mức 2.800 USD/ounce trong thời gian tới và lên 3.000 USD/ounce vào năm 2025.
Trong khi đó, giá vàng trong nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ giá vàng thế giới nên sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, theo tôi hiện nay các nhà kinh doanh vàng và người dân hãy hết sức cẩn thận, vì hiện nay chúng ta mới chỉ biết rằng NHNN vẫn duy trì bình ổn giá vàng với vàng miếng, còn vàng nhẫn để tự do nhưng cung - cầu không đáp ứng dẫn đến làm “lệch pha” thị trường vàng nhẫn nên có thể sẽ được kiểm soát như thị trường vàng miếng.
Xin cảm ơn ông!
Huy Tùng (thực hiện)
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
-
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm
-
ABBank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: "Hy sinh" lợi nhuận để tăng trưởng bền vững?
-
BVBank: Hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng, đổ mạnh tiền cho vay bất động sản
TIN LIÊN QUAN
-
Ngân hàng ACB lãi hơn 12.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
-
Vietcombank trở thành cổ đông của loạt ngân hàng
-
Loạt công ty chứng khoán "đình đám" lỗ đậm do mảng tự doanh đi xuống
-
Tập đoàn Masan lãi đậm, một công ty con "lỗ chồng lỗ"
-
Nợ vay tăng mạnh, Bất động sản Phát Đạt hoán đổi nợ bằng cổ phiếu
-
Bất động sản Phát Đạt: Lợi nhuận giảm, nợ vay tăng, sắp tung ra thị trường loạt dự án "khủng"
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




