Đề xuất chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới
Tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Chương III về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Bộ Công Thương cho biết, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới như xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch; ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường...
Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện chất thải rắn, thủy điện nhỏ, trong đó có chính sách giá điện hỗ trợ (Feed in tariff).
Tuy nhiên, chính sách giá FIT là cơ chế khuyến khích của Nhà nước chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định về năng lượng tái tạo, vì vậy, cần nghiên cứu chuyển dịch từ chính sách hỗ trợ sang chính sách cạnh tranh nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý hệ thống, cạnh tranh về chi phí và đảm bảo cung cấp điện chất lượng, ổn định, bền vững. Việc khuyến khích nguồn điện năng lượng tái tạo nên được thực hiện thông qua khung giá phát điện, linh hoạt để phù hợp định hướng phát triển trong từng thời kỳ.
Vì vậy, Luật Điện lực cần được sửa đổi, bổ sung nội dung chính sách phát triển năng lượng tái tạo để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.
Chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới
Dự thảo đề xuất các chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Theo đó, đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
Dự án điện năng lượng tái tạo (trừ dự án thủy điện có công suất từ 30 MW trở lên), điện năng lượng mới được hưởng ưu đãi theo pháp luật về đầu tư, đất đai, biển, thuế, phí và tín dụng đầu tư.
Ngoài các quy định nêu trên, dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định.
Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo nhu cầu phụ tải và trên cơ sở khai thác, tận dụng điều kiện tự nhiên trong từng vùng, khu vực, trên đất liền, trên biển và hải đảo nhằm khai thác tài nguyên bền vững, hợp lý. Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong vùng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.
Trên cơ sở mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo theo từng thời kỳ trong Quy hoạch phát triển điện lực, Chính phủ quyết định cụ thể chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Dự thảo cũng đề xuất chính sách quản lý, thống kê tiềm năng và đầu tư thí điểm:
Nhà nước cấp ngân sách đầu tư cho nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng và tiềm năng của điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt, sóng biển, thủy triều và hải lưu.
Khảo sát tiềm năng và lập bản đồ điện gió trên bờ, điện gió trên biển Việt Nam, phục vụ xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển để phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình, dự án ứng dụng và khai thác thử nghiệm sản xuất điện từ địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, hydrogen và amoniac để phục vụ xây dựng cơ chế giá thị trường cho loại hình này.
Ưu tiên phát triển dự án năng lượng tái tạo tại vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp
Về phát triển điện năng lượng tái tạo, dự thảo quy định: Dự án điện năng lượng tái tạo bao gồm nhà máy phát điện, trạm biến áp và đường dây đấu nối.
Khuyến khích việc đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo kết hợp với lưu trữ điện. Dự án năng lượng tái tạo đầu tư mới, mở rộng, cải tạo được phép kết hợp các loại nguồn điện năng lượng tái tạo để tăng sản lượng phát điện nhưng công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được phê duyệt trong giai đoạn quy hoạch.
Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại các vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp theo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện mặt trời không vượt quá 0,7 ha/01 MW đến năm 2030, 0,5 ha/01 MW sau năm 2030. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện gió trên đất liền không vượt quá 0,35 ha/01 MW.
Dự án điện năng lượng tái tạo sau khi đưa vào khai thác, sử dụng được thay thế các thiết bị có thông số khác với thông số kỹ thuật đang vận hành nhưng phải bảo đảm công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực hoặc hợp đồng mua bán điện.
TIN LIÊN QUAN
-
Tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm từ 15 - 20% vào năm 2030
-
Agribank siết nợ chủ đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam
-
"Hệ sinh thái" Xuân Thiện Group: Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo thua lỗ thảm hại
-
Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng "lao dốc"
-
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?
-
Năm 2023, "hệ sinh thái" của đại gia thủy điện Trương Đình Lam làm ăn ra sao?
-
"Soi" tiềm lực hai nhà đầu tư muốn làm khu dân cư 250 tỷ tại Bắc Giang
Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10
Ngày 10/10, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
Hà Nội: Cháy chung cư Eurowindow River Park, hệ thống báo cháy không hoạt động
Chiều 10/10, một đám cháy lớn đã xảy ra tại căn hộ tầng 14, chung cư Eurowindow River Park khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi...
CPI của Mỹ tăng 2,4%, Fed có thể giảm lãi suất
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 9 2024 đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao hơn mức tăng 2,3% mà các nhà kinh tế...
Bộ Xây dựng: Tăng cường giám sát hoạt động Đoàn thanh tra
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Bộ Xây dựng đã triển khai các Đoàn thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2024, tổ chức các Đoàn thanh tra đột xuất,...
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai...
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp (F1) và các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 3 doanh nghiệp (F2).
TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
TikTok phải đối mặt với các vụ kiện mới do 13 tiểu bang và quận Columbia tại Hoa Kỳ đệ đơn vào thứ Ba (8/10), cáo buộc nền tảng truyền thông xã hội...
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công
Chiều 8/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng).
Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn lực phát triển thị trường bất động sản, nhà ở
Chiều 8/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn,...
Vì sao 14 doanh nghiệp tại TP HCM bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan?
Cục Hải quan TP HCM vừa ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với 14 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Trong nước, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
Ngày 6/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
Xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp kinh tế tăng trưởng thêm gần 1%/năm
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đóng góp khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm vào tăng trưởng GDP...
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư 6.061 tỷ đồng
Ngày 4/10, Bộ Tài chính công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
Doanh nghiệp bán xăng dầu sẽ được tự quyết định giá?
Dự thảo Nghị định đưa ra công thức giá bán xăng dầu để doanh nghiệp tự tính toán giá, quy định nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp...
Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh
Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm...
Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ được xây dựng theo hướng thị trường
Chiều 2/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công mới đạt 20%
Chiều 1/10, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tham dự phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 9 và triển khai nhiệm vụ công tác...