Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Nhiều dự án sử dụng vốn ADB ở Quảng Trị nguy cơ chậm tiến độ
Thanh Hóa tận dụng Trung tâm Hội nghị hơn 160 tỷ đồng bị bỏ hoang; An Giang xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo huyện và thành phố liên quan sai phạm đất đai; Kiến nghị chuyển hồ sơ vụ cấp trái phép hơn 21.000 m² đất sang cơ quan điều tra; Dự án gần 1.000 tỷ đồng tại Cụm công nghiệp Đông Phú bị chấm dứt sau 6 năm khởi công…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Nhiều dự án sử dụng vốn ADB ở Quảng Trị nguy cơ chậm tiến độ
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương đôn đốc tiến độ triển khai Dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Bắc Trung Bộ” (BIIG2) – Tiểu dự án tỉnh Quảng Trị, do lo ngại nguy cơ chậm trễ và không hoàn thành trước hạn vay.

Trước đó, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã gửi công thư cảnh báo UBND tỉnh Quảng Trị về tiến độ thực hiện Dự án BIIG2. Theo ADB, trong số các hạng mục vay vốn, có 5 tiểu dự án có nguy cơ rất cao không thể hoàn tất trước ngày kết thúc hiệp định vay là 30/9/2025. Ngân hàng cũng khẳng định sẽ không thanh toán bất kỳ chi phí nào phát sinh sau thời điểm này.
5 tiểu dự án đang chậm tiến độ gồm: đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu kinh tế Đông Nam; cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP Đông Hà); đường kết nối cảng Cửa Việt với các xã vùng Đông huyện Triệu Phong – Hải Lăng; cải tạo đường Hướng Tân – Hướng Linh (huyện Hướng Hóa); và nâng cấp đường tỉnh ĐT.579 nối cao tốc Cam Lộ – La Sơn.
UBND tỉnh Quảng Trị thừa nhận thời gian còn lại rất ngắn trong khi khối lượng công việc chưa hoàn thành vẫn lớn. Do đó, tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương giải phóng mặt bằng, bố trí vốn ngân sách, đẩy nhanh thẩm định thiết kế và thi công để đảm bảo tiến độ.
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh được giao trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện BIIG2, dự án có tổng vốn đầu tư gần 49 triệu USD, trong đó hơn 33 triệu USD là vốn vay ADB.
Thanh Hóa tận dụng Trung tâm Hội nghị hơn 160 tỷ đồng bị bỏ hoang
Ngày 10/5, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất phương án tạm thời sử dụng Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng – công trình hơn 160 tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều năm – làm nơi ở và sinh hoạt cho một phần vận động viên thuộc Đội tuyển thể thao thành tích cao tỉnh Thanh Hóa.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai phương án trên, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo trước ngày 19/5.
Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng được khởi công tháng 12/2012 tại phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), với mục đích ban đầu là phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của địa phương. Công trình có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 110 tỷ đồng, gồm nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Sau nhiều lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư tăng lên hơn 160 tỷ đồng. Công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2014.
Năm 2015, UBND và Thành ủy TP Thanh Hóa từng sử dụng công trình này làm nơi làm việc tạm thời trong thời gian xây dựng trụ sở mới. Tuy nhiên, từ khi trụ sở chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động tại phường Đông Hải năm 2019, Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng rơi vào tình trạng "đắp chiếu" suốt nhiều năm.
Tháng 4/2025, Trung tâm này là một trong số các dự án nằm trong diện thanh tra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa. Việc tìm kiếm phương án sử dụng tạm thời cho thấy nỗ lực bước đầu nhằm hạn chế lãng phí tài sản công.
An Giang xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo huyện và thành phố liên quan sai phạm đất đai
Ngày 10/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang phát thông cáo báo chí, công bố kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Thành ủy Long Xuyên và Huyện ủy Châu Phú, chỉ rõ nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai, đầu tư công, gây hậu quả kéo dài và phải xem xét xử lý kỷ luật.

Tại TP Long Xuyên, Ban Thường vụ Thành ủy qua hai nhiệm kỳ (2015–2020, 2020–2025) bị kết luận vi phạm quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, dẫn đến UBND thành phố và các đơn vị trực thuộc sai phạm trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chi ngân sách trái quy định. Nhiều dự án như đường Ấp Chiến Lược, Khu Tây Đại học An Giang, đường Lê Trọng Tấn... đều bị chỉ ra vi phạm quy trình và thẩm quyền. Đến nay, 17 bị can đã bị khởi tố liên quan.
Các cá nhân liên đới gồm ông Phạm Thành Thái – nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, và bà Đặng Thị Hoa Rây – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên. Cả hai bị xác định vi phạm nghiêm trọng, cần xem xét kỷ luật. Ngoài ra, nhiều cán bộ khác cũng bị yêu cầu kiểm điểm.
Tại huyện Châu Phú, vi phạm kéo dài suốt 25 năm qua 5 nhiệm kỳ (2000–2025), tập trung ở các sai phạm tại dự án Khu dân cư Vịnh Tre như bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn, chuyển nhượng đất công sai quy định, gây thất thoát ngân sách. Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, như chênh lệch quyết toán hơn 1,1 tỷ đồng, chuyển nhượng và đấu giá đất không đúng quy định.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo tiếp tục quy trình xem xét kỷ luật tổ chức, cá nhân vi phạm, giao Công an tỉnh điều tra các sai phạm tại dự án Vịnh Tre.
Bình Thuận: Kiến nghị chuyển hồ sơ vụ cấp trái phép hơn 21.000 m² đất sang cơ quan điều tra
Thanh tra tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kết luận số 02/KL-TTBT, chỉ rõ hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại thửa đất số 19, diện tích 21.100 m², thuộc xã Tiến Thành, TP Phan Thiết. Căn cứ kết quả thanh tra, cơ quan chức năng kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để làm rõ dấu hiệu tội phạm.
Theo kết luận, dù thửa đất trên không có tranh chấp, đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng và nằm trong quy hoạch đất nông nghiệp, nhưng quy trình xét cấp GCNQSDĐ đã bị làm sai lệch nghiêm trọng. Cán bộ địa chính xã đã xác nhận sai nguồn gốc đất, hợp thức hóa hồ sơ bằng cách điền trước thông tin, lập danh sách người dân ký tên không đúng quy trình. Việc lấy ý kiến khu dân cư bị làm hình thức, không công khai minh bạch.
Ngoài ra, giấy ủy quyền chỉ cho phép giao nhận hồ sơ nhưng lại bị lạm dụng để ký thay nhiều văn bản vượt thẩm quyền. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Phan Thiết còn tiến hành đo đạc, trích đo không đúng thực tế, làm tăng diện tích cấp sai thêm 4.300 m², gây thiệt hại tài sản nhà nước.
Thanh tra tỉnh xác định hành vi của nhiều cá nhân có dấu hiệu vi phạm Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Chánh Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND TP Phan Thiết chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Hậu Giang: Dự án gần 1.000 tỷ đồng tại Cụm công nghiệp Đông Phú bị chấm dứt sau 6 năm khởi công
Sau hơn 6 năm kể từ ngày khởi công, Dự án Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp (CCN) tập trung Đông Phú (huyện Châu Thành, Hậu Giang) với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã chính thức bị chấm dứt hoạt động. Nguyên nhân chính là do chậm tiến độ, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và sự không phối hợp từ phía chủ đầu tư.

Dự án do Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Đông Phú làm chủ đầu tư, khởi công từ cuối năm 2019, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2022 và toàn bộ dự án vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp mới hoàn thành một phần đường trục chính (đường 3B) và đưa vào sử dụng, thu hút được 3 nhà đầu tư thứ cấp, trong đó chỉ 2 đơn vị đã hoạt động.
Về giải phóng mặt bằng, trong số 456 hộ bị ảnh hưởng ở giai đoạn 1 (60ha), đến nay vẫn còn hơn 100 hộ chưa được phê duyệt phương án bồi thường. Tổng chi phí công ty đầu tư cho đến nay khoảng 600 tỷ đồng. Dự án hiện chậm tiến độ 15 tháng ở giai đoạn 1 và chưa triển khai giai đoạn 2.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến việc dừng dự án là thay đổi quy hoạch: CCN Đông Phú bị xóa khỏi quy hoạch và chuyển đổi thành KCN Đông Phú. Tuy nhiên, khi Ban Quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang yêu cầu phối hợp kê khai chi phí đầu tư để xử lý thủ tục chấm dứt dự án, công ty Đông Phú không hợp tác.
Sau nhiều lần vận động, công ty mới đồng ý chấm dứt dự án nhưng vẫn đề nghị tiếp tục được làm chủ đầu tư KCN mới hoặc được hoàn trả chi phí nếu dự án giao cho chủ đầu tư khác. Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài chính thẩm định chi phí để có hướng xử lý tiếp theo.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/5: Giá nhà phố tại Hà Nội vọt lên mức kỷ lục, có nơi vượt 700...
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/5: Rà soát quy định đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai,...
-
Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
KCN Minh Châu: Dự án chuyển đổi gần 90ha đất trồng lúa tại Nam Định
Khu công nghiệp Minh Châu (KCN Minh Châu), với quy mô 100ha tại tỉnh Nam Định, đang được Công ty Cổ phần Thịnh Vượng Minh Châu lên kế hoạch triển khai. Dự án này sẽ...
Hà Nội: Nhiều chung cư, tòa nhà chưa nghiệm thu PCCC vẫn hoạt động
Chính quyền quận Hà Đông (Hà Nội) vừa công khai danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng đã đưa vào sử dụng, vi phạm nghiêm trọng quy...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/5: Yêu cầu tháo gỡ hơn 2.200 dự án “treo” với tổng vốn gần 6 triệu...
Yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng phục vụ phát triển hạ tầng và công nghệ; Phê duyệt khu tái định cư phục vụ dự án cao tốc Tân Phú...
Hưng Yên: Không có "đột biến" tại phiên đấu giá đất vùng ven đô
Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 18km, thị trường giá bất động sản huyện Văn Lâm thường được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không có sự trả giá cao đột biến...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Nhiều dự án sử dụng vốn ADB ở Quảng Trị nguy cơ chậm tiến độ
Thanh Hóa tận dụng Trung tâm Hội nghị hơn 160 tỷ đồng bị bỏ hoang; An Giang xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo huyện và thành phố liên quan sai phạm đất đai;...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/5: Giá nhà phố tại Hà Nội vọt lên mức kỷ lục, có nơi vượt 700...
Bộ Tài chính bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực tài sản công;TP HCM quy hoạch thêm 14 khu công nghiệp mới; Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á bị phạt...
TPHCM: Hơn 63.800 căn hộ được gỡ vướng để cấp sổ hồng
TPHCM đã tiến hành gỡ vướng để cấp sổ hồng cho hơn 63.800 căn hộ trong tổng số 81.000 căn hộ gặp vướng mắc (đạt tỷ lệ 78,7%).
Sống Live – Work- Play với tiện ích đa thế hệ tại đại công viên xanh lớn nhất miền Trung
Giữa đại công viên xanh lớn bậc nhất miền Trung Eco Central Park, cư dân Central Bay sống- làm việc- giải trí với hệ tiện ích phục vụ đa thế hệ ngay bên thềm nhà...
Tòa tháp P2, P3 The Pathway: Căn hộ biển tiên phong, sinh lời vững bền tại “thủ phủ du lịch miền Bắc”
Trong bức tranh phát triển rực rỡ của đô thị biển Sầm Sơn, tổ hợp căn hộ The Pathway nổi lên như một biểu tượng mới – điểm đến mơ ước cho cả cư dân...
Cửa sáng giúp người trẻ Sài Gòn thoát cảnh “ở nhà thuê trọn đời”
Trong bối cảnh giá căn hộ tại TP HCM “nóng bỏng tay”, dự án The Beverly Solari (TP Thủ Đức) giúp người trẻ thoát cảnh ở nhà thuê trọn đời, đồng thời tận hưởng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/5: Rà soát quy định đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Thanh Hóa quy hoạch khu đô thị sân golf hơn 314ha gần sân bay; Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng do chậm tiến độ; Bộ Công an yêu cầu Bạc...
Căn hộ Sun Group Cát Bà với đặc quyền ngắm pháo hoa trước ngưỡng cửa
Giữa Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island, tòa tháp The Xanh 2 nắm giữ vị trí kim cương khi trực diện sân khấu trình diễn ánh sáng và pháo hoa đỉnh cao. Các căn...
TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản trong 4 tháng
Theo Chi cục Thống kê TP.HCM, 4 tháng đầu năm 2025, doanh thu từ kinh doanh bất động sản trên địa bàn đạt hơn 95.176 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ và chiếm 21,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng toàn Thành phố.
Bất động sản Hà Nội: Nhà thổ cư ế ẩm, môi giới xoay sang việc khác kiếm sống
Giao dịch nhà đất thổ cư Hà Nội giảm hơn một nửa, nhiều môi giới chuyên thổ cư phải tạm đi chạy grab, làm shipper kiếm sống.
Giá biệt thự Ecopark ra mắt không gian sống “Live – Work – Play” lần đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An
Ecopark đưa mô hình “Live – Work – Play” vào phân khu Central Bay của đại công viên xanh lớn nhất miền Trung Eco Central Park, giúp cư dân tích hợp sống - làm việc...
Rà soát quy định trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ký ban hành Công văn số 1680/BNNMT-QLĐĐ về việc rà soát quy định trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức chính quyền...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
TPHCM được giao làm cơ quan chủ quản dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành; Phát Đạt tham gia phát triển dự án La Pura, mở rộng chiến lược tại Bình Dương; Thanh...
Gần 28 nghìn lượt khách chọn Eco Central Park vui chơi, thư giãn dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5
Cung đường chạy xanh mát bậc nhất miền Trung, lễ hội thả diều với con diều khổng lồ kích thước 10m x 14m cùng hàng loạt sự kiện hấp dẫn, hệ thống nhà hàng ẩm...
Tái hiện biểu tượng quyền uy vương triều Lý - Trần tại Sun Mega City
Trong lòng siêu đô thị Sun Mega City phía Nam Hà Nội, một hành trình ngược dòng thời gian đang chờ đón du khách với điểm nhấn là quần thể du lịch văn hóa tái...
Xem nhiều




