Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V (2022-2027) tại Hà Nội. Sự kiện này nhằm tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2025.
![]() |
Kết quả hoạt động năm 2024
Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-HHBĐSVN ngày 09/6/2022 và chương trình kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ V (giai đoạn 2022-2027) tại Đại hội V và các Nghị quyết Ban Chấp hành Hiệp hội, Hiệp hội đã triển khai đồng bộ các hoạt động trọng tâm của năm 2024.
Theo Điều lệ Hiệp hội “Ban Chấp hành mỗi năm họp ít nhất 01 lần, Ban Thường vụ 3 đến 6 tháng họp 1 lần, Thường trực Hiệp hội thay mặt Ban Thường vụ xử lý các việc thường xuyên”. Tính đến nay (từ Đại hội lần thứ V – tháng 6/2022), Ban Chấp hành đã tiến hành họp 3 lần, Ban Thường vụ họp 5 lần (tính cả kỳ họp vào ngày 15/11/2024), Thường trực Hiệp hội tại khối Văn phòng Hiệp hội thường xuyên hội ý giải quyết công việc mà Ban Thường trực giao trách nhiệm điều hành. Trong quá trình hoạt động, tùy theo tình hình thực tế, Chủ tịch Hiệp hội và Thường trực Hiệp hội đã chủ động họp, triển khai, thực hiện các hoạt động của Hiệp hội hoặc các công việc liên quan đến Hiệp hội. Đồng thời, Văn phòng Hiệp hội cũng đã gửi xin ý kiến và báo cáo ban chấp hành thông qua các hình thức như văn bản, email, zalo và điện thoại.
Nhằm kiện toàn công tác nhân sự và tổ chức của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, căn cứ tình hình thực tế và Nghị quyết Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Văn phòng Hiệp hội đã trình xin ý kiến và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Hiệp hội để bổ nhiệm 02 Trưởng Văn phòng đại diện (tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung tỉnh Khánh Hòa), bổ sung 01 Phó Chánh Văn phòng Hiệp hội. Đồng thời kiện toàn Ban Pháp chế, bổ sung thêm 01 Phó Trưởng ban Ban Pháp chế để hỗ trợ công tác tham vấn, tư vấn và phản biện xã hội, tổng hợp góp ý về Luật, Nghị định, Thông tư và các cơ chế chính sách khác của nhà nước. Riêng khối Văn phòng Hiệp hội đã có 3 đồng chí nghỉ do tuổi cao nhưng chưa kịp thời kiện toàn.
Ngoài ra, Hiệp hội có 02 Văn phòng đại diện (tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung tại tỉnh Khánh Hòa). Các Văn phòng đại diện này do Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội làm Trưởng ban và đã được UBND tỉnh, thành phố ký Quyết định cho phép đặt Văn phòng đại diện của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trên địa bàn. Hiện tại, cả 2 Văn phòng đại diện đã được Ban Thường vụ duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động, đang kiện toàn nhân sự kế hoạch hoạt động.
Đối với công tác an sinh xã hội, Hiệp hội luôn quan tâm đến cộng đồng nhằm tri ân tới công lao lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7; Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại các tỉnh phía Bắc, với tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Bộ Nội vụ tổ chức Đoàn công tác đi trao, tặng quà đồng bào bị lũ lụt tại tỉnh Lào Cai, Hiệp hội đã cử đại diện tham gia và ủng hộ chương trình (20 triệu); Ngoài ra, Hiệp hội cũng vận động các ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội chủ động tham gia ủng hộ đồng bào bão lũ bằng cách chuyển thẳng vào tài khoản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các địa phương. Các doanh nghiệp bất động sản như: Vingroup, Sungroup, Taseco, CEO và CLB bất động sản Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, Chi hội Bất động sản du lịch đã có những đóng góp vật chất cho các địa phương khó khăn vừa qua.
Về công tác tài chính, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Hiệp hội không thuộc danh sách 30 Hội quần chúng được nêu tại Quyết định 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Chấp hành Trung ương “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương” và chưa được giao thực hiện dịch vụ công thuộc lĩnh vực bất động sản và thị trường bất động sản. Do đó, Hiệp hội không được nhận hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, và chưa được nhận kinh phí tài trợ của tổ chức nước ngoài. Nguyên tắc thu - chi, sử dụng tài sản tài chính của Hiệp hội tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, Quy chế quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội và an kiểm tra của Hiệp hội. Trong đó, nguồn thu được huy động từ tiền phí gia nhập, hội phí của hội viên và tiền hỗ trợ của doanh nghiệp cho các hoạt động của Hiệp hội và tổ chức các chương trình hoạt động cụ thể theo kế hoạch của từng năm.
Phương hướng, nhiệm vụ đến hết năm 2025
Tiếp tục kiện toàn nhân sự khối Văn phòng Hiệp hội theo Nghị quyết Đại hội Nhiệm kỳ V (trong đó có Tổng thư ký) và rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội phù hợp với quy định mới tại Nghị định 126 2024 NĐ-CP ngày 8/10/2024 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ; Tiếp tục phát triển hội viên theo hướng áp dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng số lượng hội viên.
Đẩy mạnh hoạt động của Liên Chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam nhằm kết nối các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp với doanh nghiệp trong nước và quốc tế để nâng cao tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững, giúp thu hẹp và giảm nhu cầu về tài nguyên, giảm chất thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Liên Chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức, huy động được 186 doanh nghiệp, khu cụm công nghiệp tham gia làm hội viên, trong giai đoạn tới sẽ phát triển lên tới 300 hội viên.
Triển khai hoạt động của Văn phòng Đại diện Hiệp hội tại Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối khu vực miền Trung và Nam bộ cùng hoạt động, tập trung phát triển hội viên trong năm 2025, dự kiến tăng 50 hội viên. Chủ động phối hợp với chính quyền một số địa phương, Hiệp hội bất động sản và doanh nghiệp bất động sản trong khu vực để bàn tháo gỡ khó khăn trong quản lý đầu 16 tư các dự án dở dang hiện nay và triển khai các dự án mới, đặc biệt là thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.
Tiếp tục tham gia tích cực, chất lượng, hiệu quả trong việc tham gia sửa đổi bổ sung các luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản một cách đồng bộ giữa các luật và văn bản dưới Luật như: Luật Đầu tư, Luật Du lịch, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị… Đồng thời chủ động phối hợp các cơ quan Nhà nước kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương và thực hiện 3 Luật mới được ban hành (Luật Đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản); Thường xuyên theo dõi, phân tích thị trường, tổ chức các chuyên đề và có báo cáo thực trạng, cũng như đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm phục hồi, lành mạnh hóa và phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam theo từng giai đoạn. Có kế hoạch thực hiện dự án truyền thông tuyên truyền, phổ biến, thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, nhằm thực hiện Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục tổ chức các chuyên đề, đề xuất cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển thị trường bất động sản; Tổ chức xây dựng đề án và thực hiện chương trình trong các lĩnh vực như: Hợp tác quốc tế và xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam; Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ; Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản công nghiệp và nhà ở công nhân, thu nhập thấp; Ứng dụng công nghệ số trong quản lý phát triển ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam; Đề xuất cơ chế, mô hình quản lý và kiểm soát các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam…
Tiếp tục tham gia các chương trình trọng tâm khác như: Chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045; Chương trình kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng, các giải pháp đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với bất động sản công nghiệp, đô thị, dịch vụ, cải tạo chung cư cũ xuống cấp, có khung pháp lý cụ thể hơn về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái; Tham gia hiệu quả góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản, đảm bảo kết nối liên thông, đồng bộ với hệ thống quốc gia về đất đai, bất động sản theo hướng công khai, minh bạch của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo về bất động sản công nghiệp với nhà ở cho công nhân, hội thảo giải pháp đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư; Phát triển nguồn nhân lực bất động sản do giảng viên đào tạo, các nhà nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo ngành bất động sản theo chuẩn quốc tế; Từng bước lập tủ sách ngành Bất động sản và tư vấn hướng nghiệp; các diễn đàn về nguồn nhân lực bất động sản; hợp tác và giao lưu quốc tế về lĩnh vực đào tạo; Phối hợp cơ quan quản lý nhà nước và địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về bất động sản, hành nghề môi giới, quản lý đầu tư, quản lý dự án… để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tổ chức các sự kiện nhằm xúc tiến đầu tư tại các địa phương; Tổ chức Diễn đàn bất động sản thường niên, diễn đàn bất động sản công nghiệp, nông nghiệp, nghỉ dưỡng và diễn đàn bất động sản du lịch gắn với phát triển ngành du lịch tại địa phương…
TIN LIÊN QUAN
-
Hội nghị Đối thoại “Tuyên truyền, phổ biến, thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh
-
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2024: Ghi nhận những đóng góp lớn của đội ngũ môi giới
-
Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
-
Mặt trái phía sau việc “đón sóng” hạ tầng khi đầu tư bất động sản
-
Trường hợp nào được sang tên nhà ở chỉ có giấy phép xây dựng?
-
Chi phí tách thửa đất thổ cư theo Luật Đất đai 2024
-
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
-
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Xem nhiều




