Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở châu Á
Phát triển nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn hiện nay là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
Hàn Quốc
Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những trường hợp “lạc hậu” ở châu Á (Philippines được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất, chỉ đứng sau Nhật Bản). Hôm nay, Hàn Quốc được phân loại như một nền kinh tế phát triển cao. Như vậy, từ kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc và đôi nét so sánh với Philippines, Việt Nam có thể rút ra những chân lý nhất định để có thể vươn tới tầm cao như xứ xở Kim chi.

Để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, Hàn Quốc gắn với phương châm “Nhà nước đầu tư 1 vật tư, cộng đồng chung sức bỏ ra 5 -10 công của”. Cộng đồng tự họp bàn để quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 hỗ trợ 1.600, thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự hỗ trợ này đã thúc đẩy, đóng góp to lớn quyết định thành công của các dự án.
Khi đã có một số lượng hạ tầng nhất định phục vụ sản xuất, các cơ quan cùng hiệp lực thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, lai tạo giống mới, năng suất tốt, giúp nông dân trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ thúc đẩy xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, để chế biến và tiêu thụ nông sản, gia tăng thu nhập cho nông dân. Loại bỏ nghèo khổ, giúp họ thoát khỏi vất vả. Đồng thời, Chính phủ có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay ưu đãi thúc đẩy sản xuất. Nhờ chính sách này mà từ năm 1972 - 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc phát triển nông thôn. Chính phủ xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào NTM chính là đội ngũ cán bộ từ cấp cơ sở. Cán bộ này dựa trên tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Chính phủ đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển sâu nguồn nhân lực.
Chính phủ Hàn Quốc ngay từ xa xưa đã rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng bằng sức mạnh toàn dân. Đặt ra vấn đề quy hoạch rất chỉn chu, xác định kỹ từng chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Năm 1970, tệ nạn phá rừng rất khủng khiếp, nhưng sau 20 năm, rừng xanh đã che phủ khắp nước, và là một kỳ tích của phong trào xây dựng NTM.
Nhật Bản
Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã đề ra Luật cơ bản về nông nghiệp và gần 30 đạo luật khác, đồng thời, nhiều lần sửa đổi Luật Đất nông nghiệp, Luật Nông nghiệp bền vững... Tất cả các bộ luật này đã cấu thành nên một hệ thống hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành thuận lợi.
Chính phủ Nhật Bản tích cực tham gia và đầu tư kinh phí lớn. Các giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 4 đều có sự định hướng của Chính phủ. Để giải quyết vấn đề thiếu kinh phí đầu tư cho phát triển nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng chính sách hỗ trợ nông nghiệp như trợ giá nông phẩm, xây dựng quỹ rủi ro về giá nông phẩm, trong đó người nông dân bỏ ra 30%, Chính phủ bỏ ra 70%.
Khuyến khích người g dân tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập, tự chủ. Thời gian đầu, công cuộc xây dựng NTM ở Nhật Bản do Chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Chính phủ tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người nông dân, để họ thực sự trở thành đội quân chủ lực trong xây dựng, phát triển nông thôn. Trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ việc xây dựng, thực thi quy hoạch, đến lựa chọn sản phẩm trong phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đều do dân các vùng tự căn cứ vào nhu cầu của địa phương rồi đề xuất, thực hiện.
Phát huy đầy đủ vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, hiện nay, trên 99% số hộ nông dân ở Nhật Bản đều trực thuộc tổ chức này. Thông qua sức mạnh tập thể, mạng lưới hợp tác xã phân bố khắp cả nước, đã cung cấp cho nông dân những dịch vụ nhanh chóng, chu đáo, hiệu quả. Hợp tác xã nông nghiệp đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích cho người nông dân, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Thái Lan
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của tư nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào nâng cao trình độ của cá nhân và tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Chính phủ đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý; giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai khắp cả nước…
Chính phủ luôn quan tâm tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
Hà Nội: Hệ số điều chỉnh giá đất tăng tại 5 khu vực
Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 tại 5 khu vực của Hà Nội được điều chỉnh tăng so với năm 2023. Trung bình tại các quận tăng khoảng gần 17%...
Tin bất động sản ngày 7/12: Đà Nẵng kêu gọi đầu tư loạt dự án Tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp...
Quảng Bình quy hoạch mới đô thị du lịch biển Hải Ninh hơn 755 ha; Bắc Ninh gỡ vướng dự án khu đô thị 1.500 tỷ đồng của Phú Mỹ Hưng; Bình Phước đấu giá...
Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương...
Hàng loạt quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã được quy định cụ thể trong Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi...
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 1.000 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai
Thông tin này vừa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nêu trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 11/2023 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2023.
Vì sao giá căn hộ phía Tây Hà Nội tới 100 triệu đồng/m2 và còn tăng tiếp?
Phía Tây Hà Nội với đại đô thị Smart City đang là khu vực có giao dịch sôi động bậc nhất tại thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội, với mức giá căn hộ...
HoREA: Đề xuất cho phép áp dụng sớm hơn quy định về NƠXH trong Luật Nhà ở
Luật Nhà ở năm 2023 gồm 13 chương, 198 Điều đã được Quốc hội thông qua mới đây có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ...
Năm 2024, Hà Nội có 2.839 công trình, dự án thu hồi đất
Chiều 6/12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 trên...
Nhiều quy hoạch cấp quốc gia sắp được phê duyệt
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...
Vinhomes công bố chiến lược nâng tầm chuẩn sống cho cư dân
Ngày 6/12, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố chiến lược nâng tầm chuẩn sống mới với nhiều đặc quyền vượt trội và các hoạt động cộng đồng đẳng cấp, văn minh nhằm kiến tạo...
Hà Nội được vinh danh 'Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới 2023'
Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, mới đây, nước ta đã được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2023, Thủ đô Hà Nội...
Tin bất động sản ngày 6/12: Quảng Trị sắp khởi công khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
Tuyên Quang cần gần 1.000ha đất để xây dựng nhà ở;Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ gần 2.500 ha;Hải Dương đề xuất gọi vốn đầu tư...
Hàng loạt khu nhà tái định cư xuống cấp, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra
Liên quan đến thông tin một số nhà ở tái định cư trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm đưa vào vận hành nhưng lại thiếu nguồn kinh phí...
Doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng cuối năm
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372...
Những điểm mới về nhà ở xã hội của Luật Nhà ở sửa đổi 2023
Mới đây, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Nhà ở sửa đổi. Những thay đổi đáng chú ý của Luật này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho Chiến lược phát triển...
Hà Nội: Điểm mặt những khu “đất vàng” bỏ hoang trên trục đường Trần Duy Hưng
Được xem là khu “đất vàng” khi tọa lạc tại những vị trí đắc địa trên trục đường Trần Duy Hưng. Thế nhưng, các dự án tại số 48 và 216 của tuyến đường này...
Thị trường bất động sản cuối năm: Chủ đầu tư “sôi sục”, khách mua vẫn chỉ… thăm dò
Càng gần về những tháng cuối năm, nhiều chủ đầu tư liên tục tung ra những đợt mở bán dự án mới kèm chính sách ưu đãi “bom tấn” để thu hút khách mua....
Sổ đỏ hết hạn có bị phạt hay không?
Thời hạn của sổ đỏ là bao lâu? Khi sổ đỏ hết hạn có bị phạt không và người sử dụng đất phải làm gì khi sổ đỏ hết hạn? Mời bạn đọc tham khảo...
Dự án khu đô thị 1.500 tỷ đồng dang dở của Phú Mỹ Hưng được gỡ vướng
Đây là Khu đô thị sinh thái cao cấp có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; hệ thống công trình công cộng, dịch vụ đầy đủ và tiện nghi...
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải giao dịch qua ngân hàng
Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật mới này có quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải giao dịch qua...
Xem nhiều




