Chuyên gia kinh tế chỉ ra 7 khó khăn vướng mắc trong việc triển khai đầu tư NƠXH
Ngày 28/6, tại Hội thảo "1 triệu căn nhà ở xã hội: Giải pháp nâng cao khả năng thụ hưởng cho người thu nhập thấp" do Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế chỉ ra 7 khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).
![]() |
7 khó khăn vướng mắc về phát triển NƠXH
Thứ nhất, chúng ta chưa nhất quán về quan điểm, cách hiểu, cách tiếp cận nhà ở xã hội. Hiện nay, nhà ở xã hội chủ yếu dành cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; hoạt động mang tính "từ thiện".
Vấn đề này, cơ quan quản lý ở địa phương hiểu rất rõ, đâu đó, vẫn có những quan điểm cho rằng, nhà ở xã hội là từ thiện, là xin - cho, là có vấn đề trục lợi chính sách. Như thế, chúng ta làm sao mà triển khai được nhà ở xã hội, do đó, chúng ta cần có thay đổi quan điểm về cách tiếp cận.
Tôi đề xuất, "chính sách kinh tế nhân văn", vì phải có tính chất kinh tế, có sự hấp dẫn, chứ không phải là "từ thiện, xin - cho".
Thứ hai, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục. Chúng ta đã có đề án 338 cần 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhưng chúng ta đã thực sự có một cơ chế, chính sách rõ ràng, bài bản, dài hơi trong phát triển căn cơ chưa? Tôi cho rằng, chưa bài bản.
Thủ tướng rất mong muốn cơ chế bài bản, lớp lang hơn, như kinh nghiệm của Hàn Quốc, Singapore dài hơi, lâu bền.
Liên quan tới 6 Luật gồm có: Luật Đất đai; Nhà ở; Kinh doanh bất động sản; Quy hoạch; Xây dựng; Đầu tư... Nếu luật chồng chéo thì vô cùng phức tạp.
Tiếp đó, quy trình thủ tục khó khăn, phúc tạp hơn so với nhà ở thương mại thông thường mất 3- 5 năm mới xin xong thủ tục giấy phép.
Thứ ba, khó khăn quy hoạch và quỹ đất, đang ở tình trạng vừa thiếu vừa thừa, tức có địa phương có quỹ đất, có địa phương không có. Như ở Bắc Ninh thừa quỹ đất, TP HCM đang khan hiếm quỹ đất. Khó khăn nữa là khâu đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn.
Thứ tư, về nguồn vốn, mọi người nghĩ là nguồn vốn ngân hàng, dù đúng nhưng chưa trúng, bởi ngân hàng chỉ là tín dụng thương mại có ưu đãi, chứ không phải tín dụng kinh tế nhân văn. Do đó, rất khó cho doanh nghiệp và khó cho chúng ta.
Thiếu nguồn vốn tài trợ bền vững cho phân khúc này, đa số các dự án nhà ở xã hội tính đến thời điểm hiện nay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn công, một số dự án do tư nhân thực hiện.
Các dự án nhà ở xã hội rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án nhà ở xã hội là rất ít, điều kiện - thủ tục phức tạp, trong khi nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.
Tôi cho rằng, nỗ lực rất lớn của ngân hàng thương mại đã hy sinh lãi suất giảm 2 - 3%. Trong khi đó, doanh nghiệp bị khống chế khung định mức về diện tích nhà ở, do đó, cần phải có một quỹ đầu tư lâu dài và cần cơ chế linh hoạt.
Thứ năm, khó khăn về giới hạn lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội quy định lợi nhuận tối đa 10% trên tổng mức đầu tư thì quá khó cho doanh nghiệp vì lãi suất vay đã đạt tới 8% rồi.
Thứ sáu, vướng mắc liên quan tới trình tự, thủ tục mua, thuê nhà ở xã hội. Hiện nay, thủ tục mua bán nhà ở xã hội tương đối phức tạp, các đối tượng được mua nhà ở xã hội phải thỏa mãn nhiều tiêu chí, điều kiện (nhà ở, nơi cư trú, và thu nhập...); tốn nhiều công sức, thời gian để có được các giấy tờ xác nhận thỏa mãn các điều kiện trên.
Cùng đó, là việc kiểm soát hồ sơ giao cho chủ đầu tư; dẫn tới rủi ro trục lợi chính sách. Quy định sau 5 năm mới được bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội hay không cho phép doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp được mua nhà ở xã hội.
Vấn đề phê duyệt giá bán trần mất nhiều thời gian, làm chậm thời gian mở bán. Quan điểm của tôi là nên linh hoạt không cứng nhắc, cả thuê và mua.
Thứ bảy, vướng mắc về hoạt động thanh tra, kiểm tra phức tạp. Doanh nghiệp chưa đầu tư vào công nghệ xây dựng do chủ trương, chính sách chưa rõ ràng. Thông tin, dữ liệu, phân tích còn hạn chế; không biết, không dự báo được cung - cầu như thế nào? Khâu truyền thông còn hạn chế, nhất là đến với đối tượng mua, thuê nhà...
Các giải pháp về tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội,
Cũng tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực đưa ra các giải pháp về tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cụ thể:
Quán triệt, thống nhất quan điểm, coi đây là "chính sách kinh tế nhân văn, mang cả ý nghĩa kinh tế và an sinh xã hội". Hai là cần xây dựng một đề án tổng thể, căn cơ, bài bản hơn. Mục đích sử dụng nhà ở xã hội dành cho cả nhu cầu mua và nhu cầu thuê. Vị trí, bố trí nhà ở xã hội riêng khu hay đan xen với nhà ở thương mại nên linh hoạt theo từng địa phương.
Về đối tượng được mua nhà ở xã hội, chúng ta nên mở rộng hơn, linh hoạt theo từng địa phương.
Tiếp đó, tăng tính thị trường, tính hấp dẫn cho nhà ở xã hội (quy hoạch, hệ sinh thái, hạ tầng...); Khắc phục tình trạng trục lợi chính sách, và cần chính sách phù hợp, công khai, minh bạch; Làm tốt hơn công tác khảo sát/đánh giá thực trạng, phân tích và dự báo về cung - cầu nhà ở xã hội.
Ưu đãi thực sự về thuế, phí đối với doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở xã hội; Chú trọng khâu quy hoạch, linh hoạt hơn trong việc bố trí quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, cân nhắc phương án cho phép chủ đầu tư nộp tiền; Có quy định mức tối thiểu về diện tích, tối đa về giá (giá trần) nhưng cần sát thị trường hơn; Tăng vai trò của các bên liên quan (nhất là chính quyền địa phương, doanh nghiệp vàcơ quan chủ trì); Có đủ cơ sở pháp lý và nguồn vốn, đảm bảo tính khả thi và bền vững.
Cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, khung pháp lý: Cần ban hành nghị quyết, cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhà ở xã hội; Quy định mức lợi nhuận tối đa phù hợp hơn hoặc thay đổi cấu trúc vốn; Rà soát, thống nhất cách hiểu, cách làm; giảm thiểu mạnh qui trình, thủ tục đầu tư cũng như điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội; Không nên quy định cứng nhắc về thời hạn cho vay mua nhà ở xã hội tối thiểu; Bổ sung quy định về quy chuẩn diện tích và giá bán (áp dụng giá trần); Có cơ quan đầu mối, chủ trì về phát triển nhà ở xã hội?
Các nội dung quan trọng trong các Nghị quyết, Đề án về phát triển nhà ở xã hội cần được luật hóa, nhất quán trong các dự án Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/5: Nguồn cung nhà ở thương mại tăng mạnh 140%
Hà Nội bổ sung hàng loạt dự án mới tại ba quận nội đô; Giá chung cư tại Hà Nội và TPHCM hạ nhiệt sau hai năm tăng nóng; Khánh Hòa thu hồi khu “đất...
Trà Vinh mở rộng dự án năng lượng sạch gần 8.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Trà Vinh mới đây đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất Hydro xanh Trà Vinh” do Công ty Cổ phần TGS Trà Vinh Green Hydrogen...
Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia: Bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội
Sáng 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/5: Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm
Gamuda Land nhắm tới loạt dự án tầm cỡ tại TP.HCM và Hải Phòng; Sun Group sắp triển khai 3 tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình; Hải Phòng bỏ quy hoạch sân...
Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha
Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” tại Long An do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phúc Long làm chủ đầu tư, có quy mô 102ha...
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội năm 2025 với khoảng 4.700 căn hộ đến từ 6 dự án. Tuy nhiên, nỗi lo nhà ở xã hội hoàn thành...
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
Hôm nay, ngày 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/5: Giá đất nền tăng "nóng", Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu cơ
Đồng Nai mời nhà đầu tư tham gia dự án nhà ở thương mại gần sân bay Long Thành; Thái Nguyên khởi công hai cụm công nghiệp mới; TPHCM điều chỉnh quy hoạch Khu đô...
Từ những biểu tượng bất động sản toàn cầu đến cơ hội hiếm có tại The Cosmopolitan
Madison (New York), Mayfair (London) hay Monaco từ lâu đã là biểu tượng sống của giới tinh hoa toàn cầu, nơi giá trị tài sản đi liền với phong cách sống và vị thế cá...
Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần...
Sống bất an trong chung cư “chờ sập”
Chung cư Khánh Hội (quận 4, TPHCM) được xây dựng từ trước năm 1975, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cư dân nơi đây....
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Cần nghiên cứu đánh thuế đất hoang, dự án chậm triển khai
Hơn 44.000 thửa đất tại Ninh Bình giao sai thẩm quyền, lấn chiếm; Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá đất trước năm 2026...
Long An sắp triển khai khu dân cư biệt thự nhà vườn gần 2.000 tỷ đồng
Dự án “Khu dân cư biệt thự nhà vườn” tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, do Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Hưng Phát Bến Lức làm chủ đầu tư...
Bộ Xây dựng 'điểm mặt' một số dự án chung cư tăng giá, công bố mặt bằng giá bán chung cư quý I/2025
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo tổng hợp tình hình thị trường bất động sản quý I/2025 ghi nhận rõ những chuyển động của thị trường nhà ở trong giai đoạn đầu năm.
Vũng Tàu: Khởi công khu đô thị biển có công viên nước 19ha lớn bậc nhất Đông Nam Bộ
Chiều 16/5, Tập đoàn Sun Group đã khởi công dự án Khu đô thị Đường 3 Tháng 2 tại phường 10 và 11, Thành phố Vũng Tàu. Đây là cột mốc quan trọng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/5: Đề xuất giao cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất...
Giá căn hộ TP.HCM lập đỉnh mới, có thể vượt 100 triệu đồng/m² trong năm 2025; Bắc Ninh yêu cầu báo cáo Dự án chung cư Dabaco Park View xây trên đất công cộng...
Bình Thuận sẽ có khu công nghệ cao 1.000ha nằm ở vị trí thuận lợi hiếm có
UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất quy hoạch khu công nghệ cao 1.000ha tại vị trí "vàng" gần trung tâm TP. Phan Thiết, có đủ hạ tầng thủy lợi...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh
Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn...
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Xem nhiều




