Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng: Vui ít - buồn nhiều!
Năm 2022, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp xây dựng như Hòa Bình, Coteccons, Fecon,... khép lại với trạng thái vui ít - buồn nhiều.
Đến thời điểm hiện tại, mùa công bố báo cáo tài chính đã kết thúc, do đó lợi nhuận các doanh nghiệp cũng đã được công bố đầy đủ. Trái ngược những nhóm doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng lớn trong năm 2022 như ngân hàng, dược phẩm,… thì nhóm doanh nghiệp xây dựng khép lại năm 2022 với kết quả vui ít – buồn nhiều.
Xây dựng Hòa Bình lỗ kỷ lục, Fecon và Coteccons tiếp tục trượt dài

Năm 2022, ông lớn ngành xây dựng - CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) ghi nhận 14.537 tỷ doanh thu thuần, tăng 60% so với 2021 nhờ vào khối lượng công việc bị dồn lại trong hai năm dịch bệnh COVID-19. Công ty lỗ thuần cả năm gần 54 tỷ song nhờ khoản lợi nhuận khác 88 tỷ giúp Coteccons vẫn lãi ròng gần 21 tỷ, giảm gần 14% so với năm trước đó.
Năm 2022, Coteccons đề ra mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng. Kết thúc quý 4/2022, doanh nghiệp đạt 97% kế hoạch doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. EPS cả năm là 280 đồng. Như vậy, từ năm 2017 đến nay, lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng này liên tiếp lao dốc.
Năm 2022, lợi nhuận của CTCP FECON (mã: FCN) cũng giảm mạnh. Cụ thể, BCTC hợp nhất quý 4/2022 cho thấy, doanh thu thuần trong kỳ đạt hơn 838 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt hơn 62 tỷ, giảm 55%.
Lũy kế năm 2022, FCN đạt doanh thu thuần hợp nhất 3,044 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước đó và thực hiện được hơn 60% kế hoạch năm. Doanh thu tài chính đạt hơn 161 tỷ đồng, gấp đến 8.8 lần năm trước, trong đó lãi từ bán khoản đầu tư gần 138 tỷ đồng.
Tuy nhiên chi phí tài chính trong năm lên gần 222 tỷ đồng, gần gấp rưỡi năm trước đó, riêng chi phí lãi vay và thuê tài chính gần 213 tỷ đồng. Sau cùng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 51 tỷ đồng, giảm tới 28% so với năm 2021.
Buồn nhất phải kể đến trường hợp của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC). Quý 4/2022, Hòa Bình đạt 3.218 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 16% so với cùng kỳ 2021. Kinh doanh dưới giá vốn khiến tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận gộp âm 426 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính âm 113 tỷ do lỗ từ việc bán các khoản đầu tư gần 117 tỷ. Các chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp đều tăng đột biến so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 496 tỷ, gấp 3,3 lần quý 4/2021 chủ yếu do tăng chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (359 tỷ).
Kết quả, Xây dựng Hoà Bình lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.214 tỷ. Lỗ ròng 1.202 tỷ trong quý 4, cùng kỳ năm 2021 có lãi 18 tỷ đồng.
Khoản lỗ lớn quý 4 khiến doanh nghiệp lỗ ròng 1.138 tỷ đồng cả năm 2022, trong khi năm 2021 có lãi 103 tỷ. Doanh thu thuần năm ngoái đạt 14.123 tỷ, tăng 24% so với 2021. Lỗ lớn năm 2022 khiến tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm gần 689 tỷ đồng cuối năm ngoái.
Năm 2022, Xây dựng Hoà Bình lên mục tiêu 17.500 đồng tổng doanh thu, 350 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh nghiệp mới hoàn thành khoảng 81% mục tiêu doanh thu và không đạt chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Xây dựng Hoà Bình thua lỗ trong bối cảnh ngành xây dựng khó khăn khi thị trường bất động sản gần như nguội lạnh. Đối thủ của Xây dựng Hoà Bình là Coteccons cũng phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi từ các khách hàng hơn nghìn tỷ cuối năm 2022 và cũng là tác nhân chính khiến tập đoàn thua lỗ trong nhiều quý.
Khó khăn không chỉ xuất phát từ bên ngoài mà nội tại doanh nghiệp cũng xảy ra cuộc nội chiến giữa nhóm ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú xoay quanh chiếc ghế Chủ tịch.

Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp xây dựng khác có lợi nhuận đi lùi. Đáng kể như CTCP Xây dựng DIC Holdings (mã: DC4), cả năm chỉ lãi hơn 253 triệu đồng, trong khi năm trước đạt 42 tỷ đồng. Doanh thu cũng giảm gần 60%, còn 264 tỷ đồng. Không những vậy, DC4 còn phải chịu chi phí tài chính tăng cao do phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính vào 2 công ty con cộng với lỗ do đầu tư chứng khoán.
Doanh nghiệp xây dựng Ricons đi ngược xu thế, lên ngôi lợi nhuận
Đi ngược với xu hướng chung của nhóm doanh nghiệp xây dựng, quý 4/2022, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons đạt gần 3.028 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 2% so với quý 4/2021.
Lợi nhuận gộp sụt 36% còn gần 33 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 1,7% cùng kỳ xuống 1,1% quý IV/2022.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gần gấp đôi lên gần 24 tỷ, trong khi đó chi phí tài chính là 12 tỷ, tăng 7,5 lần cùng kỳ. Trừ đi các chi phí khác, Ricons chỉ còn lãi sau thuế 10,3 tỷ đồng, giảm gần 42%.
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Ricons đạt 11.384 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 91 tỷ, lần lượt tăng 41% và tăng 13% so với năm 2021. Trong năm, doanh thu từ hợp đồng xây dựng của Ricons đã tăng gần 42% lên 11.217 tỷ đồng.

Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Ricons cao hơn nhiều so với Coteccons, Fecon và Xây dựng Hòa Bình. Giai đoạn hoàng kim của các doanh nghiệp xây dựng đã đi qua kể từ sau khi nhóm lập đỉnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong các năm 2017 - 2018. Ngoại trừ Fecon không ghi nhận quá nhiều biến động, lần lượt CTD, HBC hay Ricons đều chứng kiến lợi nhuận sau thuế rơi rất mạnh.
Đáng chú ý, một thương hiệu mang tên CTCP Newtecons - doanh nghiệp được điều hành bởi ông Nguyễn Bá Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Coteccons) - vừa thông báo đã cán mốc kế hoạch 10.000 tỷ doanh thu năm 2022. Trong khi đó, con số lợi nhuận vẫn chưa được tiết lộ.
Theo báo cáo triển vọng ngành xây dựng của Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), năm 2023, hoạt động triển khai các dự án nhà ở và khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng (Coteccons, Hòa Bình, Ricons, Newtecons,...) dự báo vẫn ở mức thấp.
Hoạt động xây dựng các dự án văn phòng, trung tâm thương mại tương đối bền vững hơn nhờ sự hồi phục các hoạt động kinh tế sau đại dịch nhưng sẽ chỉ bù đắp một phần sự sụt giảm trong khối lượng thi công bởi quy mô thấp so với mảng nhà ở thương mại và thời gian hoàn thiện pháp lý, phát triển dự án thường kéo dài.

Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng dự báo vẫn gay gắt bởi nhu cầu xây dựng thấp nên các nhà thầu có áp lực nhận thầu bằng mọi giá để duy trì bộ máy.
Thị trường xây dựng dân dụng cũng đã có sự phân mảnh hơn sau khi "Coteccons Group" tan rã. Nhiều doanh nghiệp từ người cũ của Coteccons (Ricons, Central, Newetons,…) đã gia tăng quy mô hoạt động và đấu thầu các dự án.
Ngoài ra, chủ đầu tư các dự án quy mô lớn (đại đô thị, khu phức hợp),… có xu hướng sử dụng dịch vụ của nhiều nhà thầu tại các phân khu, gói thầu khác nhau. Điều này giúp gia tăng cơ hội cho các nhà thầu tham gia vào các dự án quy mô lớn, nhưng vị thế đàm phán và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Trong năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản gặp áp lực lớn từ đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp và việc bán hàng, chuyển nhượng dự án cũng gặp bất lợi. Vì vậy, chủ đầu tư có thể thiếu hụt về dòng tiền, ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ thanh toán cho nhà thầu.
VCBS đánh giá khó khăn trong thu hồi công nợ sẽ ảnh hưởng lớn đến vị thế tài chính và thanh khoản của các doanh nghiệp xây dựng khi phần lớn các nhà thầu phải sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động thi công.
TIN LIÊN QUAN
Công ty con của Vingroup doanh thu "khủng" năm 2024, chuẩn bị ra mắt siêu dự án Top 10 thế giới tại Hà Nội
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội)...
Rót 150 tỷ đồng xây dựng nhà máy ống thép công suất 150.000 tấn, đặt mục tiêu doanh thu 23.000 tỷ: Thép Nam Kim đang...
Sau năm 2024 thắng lớn với lợi nhuận sau thuế tăng gần 286%, NKG tiếp tục bơm 150 tỷ đồng để khởi động dự án nhà máy ống thép tại Chu Lai...
"Ông lớn" công nghệ vừa mua công ty AI của Vingroup (VIC) muốn xây trung tâm nghiên cứu tầm cỡ tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Qualcomm cho biết, doanh nghiệp muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI lớn tại Việt Nam. Đây sẽ là trung tâm R&D lớn...
THACO INDUSTRIES sắp xuất khẩu 195.000 phụ kiện ô tô sang Hàn Quốc, rục rịch “đánh thẳng” vào thị trường Bắc Mỹ
Quý I/2025, THACO INDUSTRIES đã ghi dấu ấn quan trọng khi xuất khẩu gần 40.000 bộ áo ghế ô tô sang Hàn Quốc, một thị trường nổi tiếng với yêu cầu chất lượng khắt khe.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) phá đỉnh lợi nhuận quý I, dư nợ margin tăng hơn nghìn tỷ sau 3 tháng
Năm 2025, MBS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.370 tỷ đồng, tăng 108% so với 2024. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 40% so với 2024.
PVTrans vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024, chia cổ tức 32% bằng cổ phiếu, tiếp tục hiện đại hóa đội tàu
Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán: PVT) vừa thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 32% bằng cổ phiếu...
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ gần như bằng 0, 'ông lớn' ngành tôm Camimex (CMX) báo lãi lớn
Quý I/2025, CMX tiếp tục ghi nhận các hợp đồng dài hạn với đối tác tại Châu Âu, Nhật Bản và Canada, giúp doanh số xuất khẩu trong quý này đạt 19,66 triệu USD...
Xuân Thiện sắp có ‘đại bản doanh’ thép xanh 100.000 tỷ, cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát và Formosa
Tổ hợp thép xanh gần 100.000 tỷ đồng tại Nam Định đang tăng tốc giải phóng mặt bằng, hướng tới khởi công trong tháng 5 và kỳ vọng tạo bước ngoặt cho ngành thép Việt.
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế với đóng góp ấn tượng gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2024.
Tất tay giữa làn sóng thuế quan, Đông Hải Bến Tre (DHC) chi hơn 2.200 tỷ đồng xây nhà máy mới, công suất 390.000 tấn/năm
Đông Hải Bến Tre dự kiến khởi công Nhà máy giấy Giao Long 3 vào quý IV/2025 với công suất 390.000 tấn/năm, dự kiến vận hành từ quý II/2028....
Văn Phú - Invest mạnh tay thâu tóm chủ đầu tư dự án chung cư 9.000m2 tại quận 7, đặt mục tiêu lãi 350 tỷ...
Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI) đã quyết định mở rộng quỹ đất thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A), thay vì tiếp tục theo đuổi mô hình...
Ông Đỗ Anh Tuấn bất ngờ trở lại lãnh đạo Công ty Xây dựng SCG, đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 4 lần...
Với tham vọng doanh thu 12.000 tỷ đồng, SCG đang kỳ vọng tạo bước đột phá mới nhờ lợi thế hệ sinh thái Sunshine.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp đón xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu
TP. Hồ Chí Minh, đầu tháng 4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cùng EuroCham tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở...
Tranh thủ Mỹ ngưng thuế, Tập đoàn Dệt May Việt Nam quyết tâm về đích các đơn hàng quý 2 trong 90 ngày
Sau cú “tạm dừng” ngắn hạn từ thị trường Mỹ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (mã CK: VGT) đã có phản ứng nhanh nhạy, đồng loạt triển khai kế hoạch sản xuất...
Từ "ông lớn ngành nhựa", Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding bị xem xét hủy niêm yết khỏi sàn HOSE
Từng là cái tên vang bóng trong ngành nhựa Việt Nam, CTCP Rạng Đông Holding (RDP) nay đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ khỏi sàn HOSE.
THACO ‘bơm’ 26.000 tỷ đồng xây KCN cơ khí hơn 780ha tại Bình Dương, dự kiến khởi công ngay trong năm nay
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD), dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 9/2025.
Kinh Bắc hoãn đại hội cổ đông 2025, hàng loạt dự án lớn chuẩn bị được triển khai
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc vừa công bố hoãn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Doanh nghiệp gần đây gây chú ý khi tái khẳng định....
Hòa Phát lắp dây chuyền thép công suất 500.000 tấn/năm, sẵn sàng tham gia làm đường sắt cao tốc
Theo kế hoạch, dây chuyền cán sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm từ quý III/2026, trong khi dây chuyền đúc dự kiến được đưa vào vận hành trong quý IV/2026.
Thép Nam Kim lên kế hoạch giảm lợi nhuận năm 2025: Sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ
Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế diễn biến khó lường, Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 23.000 tỷ đồng...
Xem nhiều




