Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?
Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) cho thấy, 9 tháng đầu năm ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024.
Lợi nhuận sau thuế đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% mục tiêu năm. Đóng góp chính vào kết quả này là mảng thép và các sản phẩm liên quan với 85%, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát sản xuất 6,4 triệu tấn thép thô, tăng 34% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng bán hàng thép các loại (chưa bao gồm sản phẩm ống thép, tôn mạ) đạt 6,1 triệu tấn, tăng 32%. Trong đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao đóng góp 3,3 triệu tấn, tăng 29%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,27 triệu tấn và phôi thép đạt 505.000 tấn.
Đối với các sản phẩm thép hạ nguồn, ống thép đạt 503.000 tấn, tăng 3% so với 9 tháng đầu năm 2023. Tôn Hòa Phát đạt sản lượng 344.000 tấn tăng 43% so với cùng kỳ, vượt số cả năm 2023 (329.000 tấn). Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp cho thị trường 93.000 tấn thép dự ứng lực các loại (PC Bar, PC Strand, PC Wire).
Lợi nhuận mảng bất động sản, nông nghiệp tại Tập đoàn Hòa Phát hiện ra sao?
Bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản là ngành kinh tế chủ lực thứ 2 của Tập đoàn Hòa Phát ra đời đã hơn 20 năm. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi năm bất động sản đều mang về cho Hòa Phát ít nhất 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Hiện lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát bao gồm xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án nhà ở, khu đô thị.
Năm 2022, mảng bất động sản mang về cho Hòa Phát 686 tỷ đồng doanh thu và gần 298 tỷ lợi nhuận sau thuế, đóng góp 1% vào doanh thu bán hàng của Hòa Phát và đóng góp 3% vào lợi nhuận.
Theo báo cáo thường niên năm 2023, trong năm 2023, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Hòa Phát tăng 37%, lợi nhuận sau thuế tăng 4% so với năm 2022. Các khu công nghiệp (KCN) đã bàn giao được hơn 23ha đất, lấp đầy gần như toàn bộ diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Cuối năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát đã bắt đầu khai thác vận hành dự án KCN Yên Mỹ 2 mở rộng với diện tích 216ha làm tăng diện tích đất thương phẩm KCN, đáp ứng nhu cầu cao về thuê đất KCN hiện nay.
Kế hoạch trong 10 năm tới, Tập đoàn sẽ phát triển 10 KCN bao gồm các KCN hiện nay đang có. Các dự án bất động sản nhà ở - khu đô thị đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.
Số liệu mới nhất tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, mảng kinh doanh bất động sản tại Hòa Phát thu về hơn 776 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gấp 10,8 lần so với quý III/2023. Lợi nhuận sau thuế quý III cao gấp 8,8 lần, đạt gần 302 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2024, tổng tài sản hơn 9.895 tỷ đồng, nợ phải trả gần 2.312 tỷ đồng
Đối với mảng nông nghiệp, khởi đầu với nhà máy thức ăn chăn nuôi, sau gần 10 năm, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đã mở rộng hệ sinh thái trong ngành nông nghiệp ra nhiều lĩnh vực nhưng vẫn chưa gây nhiều chú ý, một phần do mảng thép vẫn là “át chủ bài” mỗi khi nhắc tới Hòa Phát.
Cụ thể, tháng 3/2015, tập đoàn công bố đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhắm đến sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chất đạm. Mục tiêu của “vua thép” khi đó là chiếm 10% thị phần ngành thức ăn chăn nuôi có quy mô ước tính khoảng 6 tỷ USD, trong thời gian 10 năm. Tập đoàn cũng có kế hoạch tập trung chăn nuôi lợn và bò thịt theo mô hình khép kín.
Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát là pháp nhân chi phối và quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của Tập đoàn Hòa Phát. Hiện công ty có 4 mảng kinh doanh chính là thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm.
Với sự đầu tư mạnh mẽ ngay từ đầu, mảng nông nghiệp đã nhanh chóng mang về cho Hòa Phát nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể.
Số liệu mới nhất tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, mảng nông nghiệp của Hòa Phát thu về gần 1.834 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III, tăng 21% so với quý III/2023. Lợi nhuận sau thuế tăng tới 80%, đạt hơn 281 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2024, hoạt động kinh doanh mảng nông nghiệp có tổng tài sản gần 4.921 tỷ đồng, nợ phải trả gần 1.540 tỷ đồng.
Trước đó, giai đoạn 2016-2020, doanh thu và lợi nhuận từ mảng nông nghiệp của Tập đoàn Hòa Phát liên tục tăng trưởng. Đỉnh điểm năm 2020, doanh thu hơn 10.500 tỷ đồng và gần 1.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, từ năm 2021, mảng nông nghiệp của Hòa Phát có dấu hiệu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái hậu Covid làm giảm sức tiêu thụ của thị trường. Trong khi đó, chi phí đầu vào và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến giá vốn bị đẩy lên. Đến năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp của Tập đoàn bắt đầu tăng trở lại, chiếm tỷ trọng doanh thu 5%. Lợi nhuận tăng 236% so với năm 2022, khoảng hơn 70 tỷ đồng.
Tình hình vay nợ tại Tập đoàn Hòa Phát hiện ra sao?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, tính đến 30/9/2024, tổng tài sản tại Tập đoàn Hòa Phát đạt hơn 211.386 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với đầu năm. Phía nguồn vốn, nợ phải trả đạt hơn 99.607 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, Hòa Phát đã nâng quy mô nợ vay tài chính lên mức kỷ lục gần 79.000 tỷ đồng, tăng gần 6.000 tỷ so với cuối quý II/2024 và cao hơn hơn 13.000 tỷ so với đầu năm.
Sự thay đổi trong cơ cấu nợ vay tại Hòa Phát chủ yếu diễn ra ở khoản mục vay dài hạn. Cụ thể, vay dài hạn đã lên đến 24.500 tỷ đồng, tăng khoảng 5.000 tỷ so với cuối quý II/2024 và cao hơn 14.000 tỷ so với đầu năm.
Nợ vay tăng nhanh do Hòa Phát đang dồn lực cho siêu dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2. Dự án này xây dựng trên diện tích đất 700 ha, đã khởi công từ 2022 với tổng vốn đầu tư cố định khoảng hơn 3 tỷ USD.
Doanh nghiệp cho biết đã chi hơn 28.200 tỷ đồng cho các dự án kể từ đầu năm (chưa bao gồm thuế cho các hoạt động đầu tư). Trọng số giải ngân lớn nhất là Dung Quất 2, dự án này được tài trợ 50% bởi khoản vay hợp vốn với sự tham gia của 8 ngân hàng và còn lại là vốn tự có của doanh nghiệp.
Ghi nhận trên thuyết minh báo cáo tài chính, tính đến 30/9/2024, tổng đầu tư xây dựng cơ bản dở dang toàn tập đoàn ghi nhận 55.600 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án KLH Gang Thép Dung Quất lên đến gần 52.500 tỷ đồng (2 tỷ USD), tăng 10.000 tỷ so với cuối quý II và gần 30.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2 có công suất thiết kế là 5,6 triệu tấn/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC và 1 triệu tấn thép đặc biệt. Trong đó giai đoạn 1 dự kiến cho ra khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Hòa Phát dự kiến sẽ mất khoảng 3 năm để dự án được vận hành đạt mức tối đa, qua đó nâng công suất thép thô lên hơn 14 triệu tấn/năm.
TIN LIÊN QUAN
-
Các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch năm?
-
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
-
Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh
-
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024 phân hoá mạnh
-
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Nhiều ý kiến trái chiều
Đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%...
Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?
Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
THACO Industries đưa 390.000 sản phẩm cơ khí và khuôn mẫu ra thị trường
Tập đoàn Công nghiệp Trường Hải (THACO Industries) - thành viên của THACO Group là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, theo chiến lược...
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh.
PVT Logistics nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PVT Logistics trên sàn HoSE, tương ứng vốn điều lệ 660,96 tỷ đồng.
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
Ngày 23/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Một trong những nội dung đại biểu quan tâm...
Đầu tư Nam Long huy động 1.000 tỷ tiền trái phiếu
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm về chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành các quyết định xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
“Ông lớn” kinh doanh vàng lãi đậm nghìn tỷ sau 10 tháng
Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, “ông lớn” kinh doanh vàng vẫn lãi đậm nghìn tỷ.
Các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch năm?
Dù năm 2024 đã qua 3/4 thời gian, song tiến độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2024 của các doanh nghiệp bất động sản lại không mấy khả quan.
Ông chủ PNJ lại báo lãi khủng mỗi ngày trong tháng 10 'bỏ túi' hơn 7,2 tỷ đồng nhờ thị trường vàng sôi động
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2024...
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...