Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1
CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
>>> Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu
>>> Do đâu lợi nhuận tại OCB giảm mạnh?
Mảng kinh doanh nào mang lại lợi nhuận lớn cho PC1?
Tập đoàn PC1 được coi là ông trùm mảng xây lắp điện và liên tục lấn sân sang lĩnh vực mới như sản xuất công nghiệp, đầu tư và kinh doanh bất động sản. Tính đến 30/9/2024, PC1 có 27 công ty con cấp 1, 3, công ty con cấp 2 và có 4 công ty liên kết. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của PC1 bật tăng mạnh mẽ.

Mới đây nhất, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, Tập đoàn PC1 ghi nhận doanh thu thuần 2.232 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Nhờ khoản chi phí tài chính giảm mạnh xuống còn 98 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay giảm. Vì vậy giúp PC1 ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế quý III/2024 đạt 289 tỷ đồng, cao gấp gần 9 lần cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp mang về 7.538 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 47% so với cùng kỳ.
Về cơ cấu, mảng xây lắp, cung cấp thiết bị điện và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đóng góp 2.457 tỷ đồng; sản xuất công nghiệp 1.229 tỷ đồng; bán tinh quặng 1.431 tỷ đồng; doanh thu bán điện 1.197 tỷ đồng. Bốn mảng kinh doanh chính này đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt mảng khai khoáng tăng 165%.
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 578 tỷ đồng, cao gấp 6,2 lần so với cùng kỳ.
Năm 2024, PC1 đặt mục tiêu doanh thu 10.822 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 525 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã lần lượt hoàn thành 70% và 110% kế hoạch năm.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo PC1 đã cho biết sẽ tập trung ưu tiên phát triển mảng bất động sản và xây dựng, tiếp đến là mảng khai thác khoáng sản và sản xuất điện. Trong đó, mảng bất động sản dân dụng của PC1 hiện có 5 dự án đều ở Hà Nội.

Theo Chứng khoán SSI, mảng bất động sản dự kiến sẽ không tác động lớn đến tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của PC1 trong năm 2024 do các dự án đang chờ được phê duyệt cấp phép. Các dự án này có nguy cơ kéo dài đến sau năm 2025, do các văn bản pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của các dự án này vẫn chưa được phê duyệt, chẳng hạn như quy hoạch đô thị Hà Nội và đề xuất thí điểm các dự án nhà ở thương mại sử dụng đất phi nhà ở theo luật đất đai.
Đơn vị chứng khoán đánh giá, những dự án này rất tiềm năng do quỹ đất và vị trí thuận lợi, nhưng tính khả thi và tiến độ cần được theo dõi chặt chẽ khi ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong 3 năm tới của PC1.
Với bất động sản công nghiệp, KCN Nhật Bản - Hải Phòng giai đoạn 2 tại TP Hải Phòng rộng 200 ha đang chờ hoàn thiện cấp phép, dự kiến có giấy phép cuối năm nay.
Tình hình tài chính ghi nhận nhiều chuyển biến
Kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, song tình hình tài chính tại PC1 trong 9 tháng đầu năm cũng ghi nhận nhiều chuyển biến.
Tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản tại PC1 đạt hơn 21.021 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu tài sản có điểm đáng chú ý khi quỹ tiền rất lớn, đạt hơn 3.100 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm, chiếm 15% tổng tài sản của doanh nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng tới 24% lên hơn 3.440 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng 24% ghi nhận hơn 1.429 tỷ đồng, trong đó chi phí dở dang kinh doanh bất động sản ghi nhận 603 tỷ đồng, cao gấp 21 lần so với đầu năm. Chi phí dở dang xây dựng các khu công nghiệp đạt 390 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tính đến cuối tháng 9/2024, nợ phải trả tại PC1 đạt 13.395 tỷ đồng, cao gấp 1,75 lần vốn chủ sở hữu (gần 7.627 tỷ đồng).
Đáng chú ý, nợ vay tại PC1 chiếm tới 83% nợ phải trả, ghi nhận hơn 11.129 tỷ đồng, gồm hơn 3.332 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 7.796 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Trong kỳ, Tập đoàn PC1 đẩy mạnh việc vay mượn, dòng tiền đi vay đạt 6.065 tỷ đồng, tăng 63% với cùng kỳ.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, về các khoản nợ vay ngắn hạn, Tập đoàn PC1 vay nhiều nhất tại Vietinbank với hơn 1.013 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm. Tiếp đến là BIDV hơn 394 tỷ đồng, Vietcombank hơn 284 tỷ đồng, ngân hàng VIB gần 155 tỷ đồng, ngân hàng TNHH MTV HSBC hơn 122 tỷ đồng,... Tại thời điểm cuối kỳ, các khoản vay ngắn hạn này không có tài sản bảo đảm.
Về khoản nợ vay dài hạn tại các ngân hàng, tổ chức tài chính đều có tài sản bảo đảm gồm các dự án thủy điện, điện gió, quặng.
Theo đó, Tập đoàn PC1 vay tại Vietcombank hơn 262 tỷ đồng có tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ dự án Thủy điện Bảo Lâm 3; vay BIDV hơn 412 tỷ đồng thông qua ba khoản vay. Tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ dự án thủy điện Trung Thu, thủy điện Sông nhiệm 4; Vietinbank cho vay hơn 2.059 tỷ đồng thông qua 6 khoản vay. Tài sản đảm bảo gồm các tài sản hình thành dự án Thủy điện Bảo Lâm 1, Mông Ân, Bảo Lâm 3A, Bảo Lạc B, nhà máy mạ kẽm Thái Nguyên. Ngoài ra, PC1 còn vay dài hạn tại Vietinbank hơn 785 tỷ đồng (đây là khoản vay mới). Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ dự án Tháp vàng, Phú Thị.
Thông tin từ Chứng khoán BVSC, trong quý II vừa qua, Tập đoàn PC1 đã trúng đấu giá dự án Khu dân cư Tháp Vàng tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với tổng mức đầu tư khoảng 1.536 tỷ đồng. BVSC ước tính PC1 sẽ chính thức mở bán vào năm 2025, đồng thời ghi nhận kết quả kinh doanh vào giai đoạn 2025 - 2026, đem về 85 tỷ lãi sau thuế mỗi năm. Dự án Khu dân cư Tháp Vàng có tổng diện tích khoảng 5,2ha, trong đó khu đất liền kề chiếm 1,5ha. Hiện doanh nghiệp đang thế chấp dự án này tại Vietinbank.

Đặc biệt, Tập đoàn PC1 vay ngân hàng ngoại Asian Development Bank hơn 1.727 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành dự án điện gió Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên. Ngoài ra, PC1 còn vay nợ dài hạn tại nhiều tổ chức tài chính nước ngoài.
Bên cạnh đó, PC1 còn huy động vốn từ kênh trái phiếu, ghi nhận 1.200 tỷ đồng qua 2 lô trị giá 300 tỷ và 900 tỷ đồng. Cả hai lô trái phiếu đều phát hành trong năm 2022, đáo hạn vào năm 2027.
Tại thời điểm 30/9, trái phiếu được đảm bảo bởi một số cổ phiếu phổ thông của Tập đoàn PC1 do cá nhân có liên quan nắm giữ và một số cổ phiếu phổ thông của CTCP Thủy điện Trung Thu và CTCP Đầu tư Năng lượng miền Bắc do tập đoàn PC1 sở hữu.
Mục đích phát hành trái phiếu dài hạn là để đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản khu công nghiệp thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Western Pacific từ các cổ đông hiện hữu và mua cổ phần phát hành mới.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2024, Công ty liên kết Western Pacific ghi nhận doanh thu 555 tỷ đồng và lợi nhuận 301 tỷ đồng, chủ yếu từ bàn giao 14% diện tích đất thương phẩm tại KCN Yên Phong 2A. Quý III/2024, Western Pacific được cấp chủ trương đầu tư tại KCN Yên Lư giai đoạn 1 (Bắc Giang) và KCN Đồng Văn V (Hà Nam), đang triển khai giải phóng mặt bằng.
-
"Ông trùm" xây lắp điện PC1 Group sắp có cổ đông lớn
-
Doanh thu Quý III tăng mạnh, Tập đoàn Hà Đô thực hiện được 56% kế hoạch lợi nhuận năm
-
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng
-
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
-
MBBank lãi sau thuế hơn 16.000 tỷ đồng, nợ xấu vượt 15.000 tỷ đồng
TIN LIÊN QUAN
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
-
Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?
-
Loạt công ty chứng khoán "đình đám" lỗ đậm do mảng tự doanh đi xuống
-
Công ty tài chính hiếm hoi trên sàn tiếp tục lỗ đậm, tỷ lệ nợ xấu giảm
-
Nợ vay tăng mạnh, Bất động sản Phát Đạt hoán đổi nợ bằng cổ phiếu
-
Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông ngân hàng
Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc
Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Kết nối cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động vì tương lai xanh
Tiếp nối thành công của Hội thảo “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/06/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và...
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Xem nhiều




