Luật Đất đai (sửa đổi): Kỳ vọng tạo nguồn lực phát triển đồng bộ
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Luật Đất đai (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có nhiều quy định mới, quan trọng được kỳ vọng tạo cơ chế, nguồn lực phát triển đồng bộ.
![]() |
Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 260 Điều nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về "tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Luật tập trung xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp; đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về những điểm mới mang tính đột phá, được kỳ vọng nhiều nhất của Luật Đất đai (sửa đổi):
![]() |
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA): Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất thuận lợi thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Hiệp hội rất hoan nghênh Quốc hội (sáng 18/01/2024) đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai để “thể chế hóa” Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã xây dựng thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.
Hiệp hội rất hoan nghênh Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định thông thoáng việc “sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất” hoặc “đang có quyền sử dụng đất” đối với hầu hết các dự án phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại do điểm b khoản 1 Điều 127 quy định “b) Đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở” và khoản 6 Điều 127 quy định “Người đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác có đề xuất dự án đầu tư nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất mà được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được sử dụng đất để thực hiện dự án”.
Do vậy, Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (không bao gồm dự án nhà ở thương mại) như phát triển các dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, công viên, khu vui chơi giải trí…
Nhưng Hiệp hội nhận thấy, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2024 có thể dẫn đến hệ quả là trong khoảng 5-7 năm tới đây thì thị trường bất động sản nhà ở thương mại sẽ tiếp tục thiếu nguồn cung quỹ đất dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở thương mại do Tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể tạo quỹ đất, “phát triển quỹ đất; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” để thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, nên vô hình chung với quy định “chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở” cùng với khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định “trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác” sẽ “làm lợi” cho các nhà đầu tư “đã có sẵn quỹ đất dự án nhà ở thương mại” đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là chủ đầu tư các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại quy mô lớn có cơ hội “chiếm lĩnh thị trường”.
Do vậy, Hiệp hội rất hoan nghênh Quốc hội cho phép trường hợp xét thấy cần thiết thì Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật Đất đai.
![]() |
ThS Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đất đai, bất động sản: Sứ mệnh của Luật Đất đai là biến đất đai thành nguồn lực phát triển
Xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) là quá trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi lớn: Vì sao nguồn lực đất đai chưa thực sự trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển? Vì sao sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp? Vì sao các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ngày một nhiều và gay gắt hơn?... Nhiệm vụ trọng tâm của Luật Đất đai 2024 đã được nêu rõ trong Nghị quyết 18-NQ/TW của Đảng: Nguồn lực đất đai phải được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Việc quản lý, sử dụng đất phải đảm bảo công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Đi vào từng quy định, có thể thấy đạo luật này sẽ tạo cơ hội tốt cho tăng trưởng. Luật quy định tăng cường đấu giá, đấu thầu để chủ yếu phân bổ nguồn lực đất đai thông qua cơ chế thị trường. Theo đó, Luật đã liệt kê cụ thể các trường hợp giao đất trực tiếp không qua đấu giá, đấu thầu và đều là các trường hợp sử dụng đất có giá trị thương mại không cao, chủ yếu phục vụ an sinh xã hội, ví dụ: Giao đất làm nhà ở xã hội, giao đất ở cho giáo viên, nhân viên y tế tại các xã biên giới, hải đảo thuộc vùng có điều kiện khó khăn...
Ngoài các trường hợp trên thì luật quy định phải đấu giá, đấu thầu khi giao đất, cho thuê đất. Đây là những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh, có năng lực kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm cao, đặc biệt phải có năng lực “thật” thông qua các dự án đã hoàn thành. Điều đó giúp “thanh lọc” thị trường, các doanh nghiệp nhỏ buộc phải liên kết hình thành các doanh nghiệp lớn theo mô hình tập đoàn để tăng khả năng cạnh tranh, giúp thị trường phát triển theo chiều sâu, chuyên nghiệp. Đồng thời cơ chế đấu giá, đấu thầu còn hạn chế triệt để các “doanh nghiệp sân sau” được giao đất trực tiếp theo cơ chế chỉ định là lý do căn bản khiến nguồn lực đất đai không được khai thác, sử dụng hiệu quả suốt những năm qua.
Các chính sách mới mang tới sự lạc quan về việc biến đất đai thành nguồn lực quan trọng cho phát triển. Chính sách đất đai thời kỳ mới sẽ tạo ra dư địa cho tăng trưởng kinh tế nhưng không được phép bỏ quên lợi ích của nhóm chủ thể “người dân”. Trái lại, người dân phải được quan tâm đầu tiên và phải đóng vai trò trung tâm của mọi chính sách pháp luật.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Lập - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo bất động sản: Bộ luật tạo các khung hành lang pháp lý mới giúp phát huy tối đa nguồn lực mang lại từ đất đai
Nội dung Luật Đất đai mới đã điều chỉnh và bổ sung rất nhiều quy định cản trở sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua và tạo các khung hành lang pháp lý mới giúp phát huy tối đa nguồn lực mang lại từ đất đai.
Trong số đó, quy định về đất sử dụng kết hợp đa mục đích tại Điều 218 là điểm nhấn đặc biệt ở Luật này. Cụ thể tại khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai năm 2024 quy định:
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu.
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ.
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ.
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;.
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này.
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ.
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
Điều này giúp khắc phục nhiều bất cập trong thời gian qua bởi nguyên tắc: Đất sử dụng đúng mục đích và hầu như mỗi thửa đất đều gắn liền với một mục đích sử dụng duy nhất, khi muốn sử dụng khác mục đích phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để điều chỉnh quy hoạch, đăng ký chuyển mục đích với hàng loạt thủ tục nhiêu khê và phức tạp.
Điều này đặc biệt góp phần khơi thông mạnh mẽ giá trị kinh tế của đất nông nghiệp khi cho phép kết hợp đa dạng mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Loại hình Farmstay phát triển lâu nay kiểu “lách luật” nay đã có nền tảng pháp lý phát triển rõ ràng.
TIN LIÊN QUAN
-
11 trường hợp áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
Quy định về cấp sổ đỏ cho tổ chức đang sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024
-
Các mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ
-
Điều kiện để việt kiều sở hữu nhà ở trong nước
-
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng
-
LPBank đang "miệt mài" rao bán bất động sản của khách để xử lý nợ xấu
-
Khối lãi dự thu tại các ngân hàng biến động ra sao trong năm 2023?
-
Tăng trưởng lãi dự thu tại OCB song hành với tăng trưởng tín dụng
Hà Nội: Người dân mong chuyển đổi công năng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để tránh lãng phí
Trong khi nhu cầu về nhà ở đang thiếu hụt thì hàng trăm căn hộ giãn dân ở phường Thượng Thanh (Q.Long Biên, Hà Nội) bị bỏ hoang suốt hàng chục năm qua, hiện hư...
Yêu cầu hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định về đất đai, nhà ở
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành hai Nghị quyết của Quốc hội, nhằm tháo gỡ...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 27/3: Bình Thuận thanh tra 2 dự án Summerland và Đồi Hòn Rơm
Chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị mới Cam Lâm 285.000 tỷ đồng; Yêu cầu rà soát việc huy động vốn mở rộng 2 tuyến cao tốc trọng điểm; Thái Bình cảnh báo...
Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Theo đó, khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc được hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 03 năm đầu...
Hà Nội yêu cầu triển khai các thủ tục theo "luồng xanh" để thực hiện dự án nhà ở xã hội
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu triển khai thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh", rút ngắn thời gian xử lý đối với 2 dự án đầu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/3: Dự án Dragon City Park tại Đà Nẵng 10 năm chưa ra được sổ đỏ
Yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xử lý vi phạm về đất đai, đê điều; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm; Hàng...
Sau 9 năm, giá bán nhà ở xã hội tăng bao nhiêu?
Kể từ năm 2016 đến nay, mức giá bán nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội, được cho là tăng lên gấp đôi. Nếu như năm 2016, mức giá 1m2...
Đất Hòa Lạc đang bị "thổi giá"?
Trước thông tin tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay, thị trường đất nền Hòa Lạc “nóng” lên từng ngày. Chuyên...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/3: Quảng Bình thu hồi đất dự án du lịch hơn 150 tỷ đồng do nợ...
Đà Nẵng lên phương án xác định lại giá đất đối với 15 dự án để truy thu; Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra nhà ở xã hội tại các địa phương; Thanh tra...
Khiến nhà đầu tư đổ về phía Tây Hà Nội - Vinhomes Wonder City có gì?
Vừa ra mắt hơn 10 ngày, 90% quỹ căn tại phân khu đầu tiên của Vinhomes Wonder City Đan Phượng đã có chủ. Trước sức nóng của dự án, chủ đầu tư chuẩn bị...
The Cosmopolitan – Căn hộ thương gia cho thế hệ công dân toàn cầu
Lịch sử phát triển đô thị trên thế giới cho thấy, khi thị trường đã quá quen với các sản phẩm đại trà, thì nhu cầu nâng cấp không gian sống lên một tiêu chuẩn...
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường Ngọc Hồi
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường Ngọc Hồi, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/3: Bắc Ninh mở bán hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội với giá...
Dự án bất động sản The Legend City Danang huy động vốn 1.764 tỷ đồng; Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định Dự án cầu Tứ Liên; Cảnh báo rủi ro...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Ninh Bình giao công an vào cuộc vụ giá nhà đất TP Hoa Lư tăng...
Thanh Hóa khởi động chuỗi phiên đấu giá đất quy mô lớn năm 2025; Đề xuất thí điểm cho phép kinh doanh tại chung cư; Hơn 200 hộ dân đã vào ở chung cư 26...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/3: Sắp đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm, giá khởi điểm trên 5.000 tỷ...
Bình Dương miễn tiền thuê đất để thu hút nhà đầu tư; Hà Nội và TPHCM đặt mục tiêu xây dựng hơn 7.500 căn nhà ở xã hội trong năm 2025; Thi công Metro...
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội,..
Chốt phương án đền bù các hộ dân và di dời 12 cơ quan bên Hồ Hoàn Kiếm
UBND TP. Hà Nội thống nhất phương án di dời trụ sở 12 cơ quan và áp dụng cơ chế, chính sách đền bù cao nhất cho các hộ dân thuộc phạm vi dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/3: Dự Án 69 Triều Khúc ( Hà Nội) bỏ hoang gây lãng phí
Điều chỉnh "siêu dự án" 4 tỷ USD ở tỉnh ven biển miền Trung; Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam; Hơn 5.788 tỉ đồng đấu giá Khu đô...
Diện mạo nhà ga gần 11.000 tỷ đồng tại sân bay Tân Sơn Nhất sắp đưa vào vận hành
Theo kế hoạch, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khánh thành vào dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 tháng.
Xem nhiều




