Nhà thuốc An Khang "hụt hơi" trên thị trường bán lẻ dược phẩm: Lỗ lũy kế hơn 550 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2023, chuỗi nhà thuốc An Khang của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) lỗ thuế hơn 234 tỷ đồng, hơn nửa so với khoản lỗ thuế trong cả năm 2022.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, trong đó có phần thuyết minh về lỗ thuế của từng chuỗi thuộc hệ sinh thái doanh nghiệp.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, "lỗ thuế" là khoản lỗ trong kỳ tính thuế, chưa bao gồm phần lãi từ kỳ trước chuyển sang. Theo luật, công ty chỉ được phép chuyển các khoản lỗ tính thuế sang năm sau để bù trừ với lợi nhuận thu được trong vòng 5 năm tính từ năm phát sinh khoản lỗ đó.

Trong đó, chuỗi Bách hóa xanh (BHX) của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) lỗ thêm gần 250 tỷ đồng trong quý 3/2023. Như vậy, trong 3 quý đầu năm 2023, chuỗi BHX này lỗ 905 tỷ đồng. Và nhìn xa hơn, từ năm 2016 đến nay, chuỗi cửa hàng bách hóa xanh của MWG đã lỗ lũy kế gần 8.300 tỷ đồng.
Bên cạnh BHX, chuỗi cửa hàng ở Campuchia chỉ lỗ thêm 2 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 701 tỷ đồng.
Theo báo cáo, phần lỗ thuế của chuỗi nhà thuốc An Khang trong 9 tháng đầu năm 2023 hơn 234 tỷ đồng. Tính từ năm 2019 đến nay, chuỗi nhà thuốc An Khang đã lỗ tổng cộng 553 tỷ đồng. Trước đó, trong cả năm 2022, lỗ thuế của chuỗi An Khang ở mức hơn 300 tỷ đồng, trong khi hai năm trước đó, phần lỗ thuế của chuỗi nhà thuốc này đều chưa vượt quá 7 tỷ đồng.


Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Thế Giới Di Động, tính đến cuối tháng 9/2023, An Khang có tổng cộng 540 nhà thuốc trên toàn quốc (thời điểm cuối tháng 6/2023 có 537 nhà thuốc).
Thực tế, chiến lược của chuỗi nhà thuốc An Khang trong năm 2023 nhiều khả năng là không mở mới với số lượng lớn. Cụ thể, theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Thế Giới Di Động, định hướng của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong năm 2023 về chuỗi An Khang sẽ tạm ngưng mở rộng và chỉ giữ lại những cửa hàng có lợi nhuận dương.
Sự tập trung trong năm 2023 của Thế Giới Di Động với An Khang sẽ là tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chặt chẽ chi phí vận hành nhằm cải thiện hiệu quả và giảm lỗ.
Điều này trái ngược với những gì mà ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, đồng thời cũng là người phụ trách chuỗi An Khang từng chia sẻ.
Theo đó, ông Đoàn Văn Hiểu Em từng nói về tham vọng với chuỗi An Khang: "Nếu tốc độ mở rộng như chúng tôi đang tiến hành hiện tại, công ty dự kiến đến năm 2023, An Khang sẽ có 2.000 cửa hàng, tự tin đứng số một thị trường về quy mô lẫn doanh thu".
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của MWG ghi nhận lãi sau thuế gần 39 tỷ đồng, chỉ bằng 4,3% cùng kỳ năm ngoái. Dù con số lợi nhuận đã có cải thiện so với hai quý đầu năm nhưng vẫn ở mức rất thấp so với giai đoạn trước đó.
Giải trình việc lợi nhuận suy giảm, MWG cho biết sức mua điện thoại và điện máy nhìn chung vẫn còn yếu và chưa có dấu hiệu hồi phục đáng kể (ngoại trừ một số sản phẩm do yếu tố mùa vụ). Doanh nghiệp thông tin khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm, thay thế sản phẩm hư hỏng nhưng dè dặt, cẩn trọng hơn trong các quyết định chi tiết khi tình hình kinh tế còn nhiều biến động.
Đối với các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh, dược phẩm, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm vẫn diễn ra. Tuy nhiên, do bản chất là hàng thiết yếu nên MWG cho hay các ngành hàng này đang ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định.
Công ty đã đưa ra các chương trình khuyến mãi, chấp nhận giảm biên lợi nhuận gộp để thu hút khách và duy trì doanh thu. Doanh thu thuần trong quý III chỉ giảm 5% so với cùng kỳ còn 30.287 tỷ.
Tính riêng quý III, biên lãi gộp của MWG đạt 15,3%, thấp nhất kể từ quý II/2015.
Luỹ kế 9 tháng, MWG ghi nhận 86.858 tỷ doanh thu thuần, lãi sau thuế 78 tỷ; giảm lần lượt 16% và gần 98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2023, công ty lên kế hoạch doanh thu thuần 135.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.200 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ ở mức 1% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2022. Như vậy, sau ba quý, doanh nghiệp mới đạt 64% chỉ tiêu doanh thu và chưa tới 2% mục tiêu lợi nhuận năm.
Trong cơ cấu 9 tháng, chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 48% vào tổng doanh thu, chuỗi Thế Giới Di Động là 23,8%, Bách Hoá Xanh chiếm 25,7%.
Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đạt 62.400 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.
TIN LIÊN QUAN
-
Lợi nhuận chuỗi bán lẻ dược phẩm 6 tháng đầu năm: An Khang hụt hơi, Long Châu thẳng tiến
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
-
Giá xăng dầu hôm nay (6/11): WTI đi ngang, Brent giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm
-
Masan Group: Trả 19 tỷ đồng tiền lãi vay mỗi ngày, nợ phải trả lớn gấp hơn 2,8 lần vốn chủ sở hữu
-
FPT: Lợi nhuận nghìn tỷ song nợ vay nhảy vọt hơn 19.000 tỷ đồng, nợ người lao động hơn 3.500 tỷ đồng
-
MB lãi lớn 9 tháng đầu năm, tăng cho vay kinh doanh bất động sản
Kết nối cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động vì tương lai xanh
Tiếp nối thành công của Hội thảo “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/06/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Xem nhiều




