Sân bay Long Thành: Tăng tốc về đích sau gần 4 năm khởi công
Sau gần 4 năm kể từ khi khởi công vào ngày 5/1/2021, dự án sân bay quốc tế Long Thành đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2025 và đưa vào khai thác từ đầu năm 2026, với cam kết biến Long Thành thành trung tâm hàng không hiện đại và chiến lược của khu vực.
Thúc đẩy tiến độ, đảm bảo chất lượng
Ngày 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tiếp tục có đợt thị sát sân bay Long Thành. Đây là lần thứ 5 và trong năm 2024 là lần thứ 3 Thủ tướng Chính phủ đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sân bay. Tại đợt kiểm tra lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành xây dựng sân bay Long Thành trước ngày 31/12/2025 và đưa vào khai thác trước ngày 28/2/2026.
Trước đó, cuối tháng 11, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã bổ sung vào dự thảo nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành. Theo đó, hai nội dung quan trọng liên quan dự án sân bay quốc tế Long Thành là điều chỉnh quy mô và thời gian thực hiện trong giai đoạn 1 đã được đề cập để Quốc hội quyết định.
Theo đó, về quy mô, ngay trong giai đoạn một, dự án sân bay Long Thành sẽ được đầu tư luôn đường băng thứ hai, thay vì chỉ làm một đường băng như kế hoạch trước đó. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành theo thẩm quyền, không phải chờ Quốc hội thông qua.
Cuối tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi đi kiểm tra tiến độ thi công sân bay Long Thành đã đốc thúc toàn bộ đội ngũ, các bộ phận liên qua đang thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành phải tăng tốc hết khả năng để dự án quan trọng của quốc gia sớm hoàn thành.
Theo đó, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án sân bay quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đông Nam Bộ và cả nước.
Thủ tướng biểu dương các đơn vị đã có nhiều nỗ lực nhưng cũng nhắc nhở các bên phải cố gắng tăng tốc hơn nữa. Bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan, tích cực, còn một số công việc còn chậm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát lại tất cả các hợp đồng với đối tác nước ngoài để bảo đảm đồng bộ; kiểm soát chất lượng công trình; luôn quan tâm tới người lao động trên công trường...
Trong trường hợp gặp vướng mắc, phải báo cáo ngay cấp có thẩm quyền, trực tiếp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Đối với việc thực hiện ngay đường băng cất hạ cánh thứ 2, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương có báo cáo về phương án đầu tư.
Thị sát dự án sân bay mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu triển khai nhanh đường cất hạ cánh thứ 2. Đồng thời, vào cuộc ngay chuẩn bị tốt cho quy hoạch thành phố sân bay Long Thành và sẵn sàng cho giai đoạn 2 đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.
Tiến độ ấn tượng ở các dự án thành phần
Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - Chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành), dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 gồm 4 dự án thành phần. Đến nay, các dự án thành phần 1, 2 và 3 đã đạt và vượt tiến độ, nhưng dự án thành phần 4 còn chậm. Cụ thể, dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu - do ACV làm chủ đầu tư) hiện có hơn 6.000 nhân sự, 2.700 thiết bị ngày đêm thi công cấp tập tại công trường. Các gói thầu được đánh giá đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Tại dự án thành phần 2 (các công trình phục vụ quản lý bay, do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam - VATM) làm chủ đầu tư, khởi công cuối tháng 9/2023, đến nay nhà thầu đang thực hiện thi công hạng mục đài kiểm soát không lưu và các hạng mục liên quan. Hiện tại tháp không lưu đã thi công xong phần thô, đạt độ cao 107,93m/123m và vượt tiến độ 2 tháng. Đến nay, các bộ phận kỹ thuật đang tiếp tục hoàn thiện, gia công, sơn thép mái tại xưởng, lắp đặt hệ thống cơ điện. Khu vực này chính là “tổng hành dinh” điều hành, đảm bảo các hoạt động bay.
Dự án thành phần 1 (trụ sở các cơ quan quản lý Nhà nước), là nơi xây dựng trụ sở cảng hàng không, hải quan, cục quản lý xuất nhập cảnh, Công an địa phương. Hiện nay khu vực này đang được thực hiện đúng tiến độ, chỉ riêng trụ sở cơ quan kiểm dịch đang bị chững lại.
Riêng dự án thành phần 4 (các công trình dịch vụ mặt đất) gồm 17 hạng mục, hiện Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn thiện và phát hành hồ sơ mời thầu, dự kiến hoàn thành vào quý III/2026.
Bên cạnh đó, gói thầu nhà ga hành khách, có kết cấu 1 trệt, 3 lầu được khởi công cuối tháng 8/2023, giá trị hợp đồng hơn 33.000 tỷ đồng, hiện khu vực này (được coi như “trái tim” của sân bay) đã thành hình. Công trình nhà ga đã được liên danh nhà thầu hoàn thành toàn bộ phần bê tông cốt thép cột, dầm sàn của 4 lầu, đang tiếp tục được gia công, lắp dựng kết cấu thép mái. Công trình nhà ga hành khách dự kiến hoàn thành cơ bản trước tháng 12/2025 và tiếp tục công tác hoàn thiện, lắp đặt thiết bị vận hành thử (test) từ đầu năm 2026, hoàn tất toàn bộ để có thể đưa vào vận hành trong quý III/2026.
Gói thầu 4.6 (công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay) khởi công cùng gói thầu nhà ga hành khách, có giá trị hợp đồng hơn 7.200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và khai thác kỹ thuật trước ngày 30/4/2025, vượt tiến độ 3 tháng. Gói thầu 6.12 (hệ thống giao thông kết nối T1 và T2) khởi công tháng 7/2023, giá trị hợp đồng hơn 2.600 tỷ đồng. Liên danh nhà thầu đã huy động 756 nhân sự, 150 máy móc, trang thiết bị triển khai đồng loạt các mũi thi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2025.
Theo ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc ACV, hiện nay đơn vị này đang kiến nghị về việc sớm mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây để khi sân bay đi vào vận hành, việc vận chuyển qua lại hành khách và hàng hóa đến khu vực sân bay thuận lợi hơn. Trước đó, đề xuất của ACV về việc thực hiện ngay đường băng thứ 2 trong giai đoạn 1 của dự án sân bay thay vì làm trong giai đoạn hai như kế hoạch trước đó, đã được đánh giá là hợp lý. Thực hiện điều này sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều vốn đồng thời đưa lại nhiều thuận tiện hơn trong xây dựng, vận hành.
“Việc thi công sân bay đang rất tốt, về cơ bản thuận lợi theo kế hoạch. Các anh em kỹ sư, công nhân đang ngày đêm nỗ lực thi công nhiều ca kíp, đẩy nhanh kịp tiến độ”, ông Nguyễn Đức Hùng thông tin.
Các dịch vụ phụ trợ sẵn sàng “vào cuộc”
Cũng theo lãnh đạo ACV, khi sân bay Long Thành đi vào vận hành thì khả năng sẽ có đến 80% lưu lượng hành khách quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về đây. Do vậy, song song với xây dựng sân bay, các vấn đề đặt ra là giao thông kết nối từ sân bay Long Thành đến các khu vực lân cận cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể đáp ứng được. Hiện, Chính phủ đã chỉ đạo mở các tuyến giao thông đa dạng kết nối từ sân bay Long Thành đến Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lân cận, tuy nhiên dự báo sẽ vẫn còn phải mở thêm nhiều tuyến giao thông hiện đại nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu.
Hiện tại, trong khi sân bay quốc tế Long Thành đang tăng tốc về đích, thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không cũng đang “căng mình” để chuẩn bị nước rút, tiếp cận khu vực sân bay Long Thành.
Nhiều chuyên gia nhận định với mục tiêu phục vụ 80% các chuyến bay quốc tế và xử lý tới 1,2 triệu tấn hàng hóa vào năm 2026, sân bay Long Thành không chỉ là trung tâm hàng không mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ hàng không, du lịch và nhiều dịch vụ liên quan khác.
Để phát huy khai thác hiệu quả sân bay Long Thành, tiện lợi với các dịch vụ hỗ trợ cũng như phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tương xứng với dự án, vấn đề giao thông kết nối chính là một trong những yếu tố tiên quyết. Riêng tỉnh Đồng Nai đã có sự chuẩn bị khi sân bay quốc tế Long Thành đưa vào hoạt động, các tuyến giao thông kết nối vùng, kết liên vùng, giao thông nội tỉnh dự tính sẽ được đầu tư hoàn chỉnh. Đồng Nai kỳ vọng đây sẽ là động lực rất lớn cho phát triển kinh tế của địa phương.
Đồng Nai hiện giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là mắt xích quan trọng trong liên kết nội vùng Đông Nam Bộ, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú. Hiện tại, vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Hệ thống đường quốc gia đi qua tỉnh gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; các tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Tân Phú, Vành đai 3, Vành đai 4; đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu, đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành; trên địa bàn tỉnh hiện có 24 tuyến đường tỉnh và 223 tuyến đường huyện tạo ra mạng lưới các tuyến nhánh… đều là các tuyến kết nối hoặc vệ tinh “nhìn về” sân bay Long Thành.
Ngoài ra, các dự án Đường 25B, 25C, đường Lê Hồng Phong nối dài, đường ra cảng Phước An trên địa bàn huyện Nhơn Trạch; đường trục trung tâm và cầu Thống Nhất, đường ven sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Biên Hoà; các tuyến ĐT 763, ĐT 768, ĐT 769, ĐT 769E, ĐT 770B, ĐT 773, đường 319 nối dài đều có “yếu tố” kết nối sân bay Long Thành.
Tầm nhìn đô thị sân bay hiện đại
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, hiện tại quy hoạch đô thị sân bay khu vực sân bay Long Thành đang được tỉnh quan tâm thực hiện quyết liệt, qua đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đô thị sân bay hiện đại. Hiện tại Đồ án Quy hoạch chung đô thị Long Thành đến năm 2045 đang được các cơ quan chức năng và đơn vị tư vấn phối hợp lập, hoàn thiện để trình Bộ Xây dựng thẩm định vào tháng 6/2025.
Đây là một trong những đồ án quy hoạch đô thị quan trọng, nhằm định hướng phát triển cho mô hình đô thị sân bay hiện đại đầu tiên trên cả nước. Một trong những định hướng phát triển quan trọng của đô thị Long Thành là gắn kết với sân bay Long Thành, trở thành khu vực cửa ngõ của quốc gia hướng ra quốc tế; là trung tâm dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics, kho vận, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao… của vùng Đông Nam Bộ.
Hiện tại UBND tỉnh Đồng Nai đang tổ chức Cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận” nhằm tìm kiếm ý tưởng độc đáo, phương án quy hoạch phát triển tối ưu và khả thi nhất, phù hợp với điều kiện và định hướng hình thành nên đô thị sân bay Long Thành phát triển trong tương lai.
Theo đó, khu vực đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận có ranh giới thuộc 3 huyện Long Thành, Thống Nhất, Cẩm Mỹ với diện tích hơn 57 ngàn ha. Trong đó, khu vực lập quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Long Thành. Vùng phụ cận mở rộng có diện tích hơn 14 ngàn ha bao gồm địa giới hành chính xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất) và các xã Xuân Quế, Sông Nhạn, Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ).
Một bài toán khác trước mắt mà sân bay Long Thành sắp đi vào vận hành đang đối mặt, đó là vấn đề chuẩn bị nhân sự quy mô lớn cho giai đoạn đầu tiên phục vụ khai thác. Dự kiến, lúc này sẽ cần tới khoảng 14.000 nhân sự với đa dạng trình độ và kỹ năng, mở ra cơ hội cũng như thách thức về nguồn nhân lực. Theo đó, về yêu cầu tuyển dụng sẽ khá cao ở các vị trí, từ cấp quản lý điều hành, nhân viên kỹ thuật và cả lao động phổ thông. Để đáp ứng nhu cầu này, ACV hiện đã hợp tác với trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 (đóng tại Long Thành, Đồng Nai) để cung ứng nguồn lao động chất lượng cao. Các chương trình đào tạo tại đây sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực, từ vận hành hàng không, gia công sản xuất vật tư, đến bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.
Đánh giá cao vị thế của sân bay Long Thành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: "Hiện, sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã quá tải nên sân bay Long Thành được mong chờ để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Hiện cả nước đang rất mong chờ dự án sân bay Long Thành đi vào hoạt động, đây là dự án mang tầm quốc tế chưa có tiền lệ, mọi thứ được chuẩn bị quy củ, hiện đại nên được người dân gửi gắm nhiều kỳ vọng”.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/12: Bộ TN&MT đề xuất giải pháp ngăn chặn trục lợi đấu giá đất
Thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng; Vũng Tàu thanh tra toàn diện dự án Khu nhà ở Khang Linh; Hà Nội chuẩn bị đấu giá 7.000m2 đất tại quận Long Biên;...
Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở Minh Đức và đô thị N1
UBND huyện Mê Linh vừa công bố và bàn giao Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở Minh Đức và điều chỉnh cục bộ tỷ lệ 1/2000 quy hoạch...
Bình Định: Phê duyệt nhà đầu tư dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý
Công ty TNHH MTV Ngân Tín Quy Nhơn là doanh nghiệp trúng đấu giá thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn với mức giá...
Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các dự án chậm tiến độ sử dụng đất
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024;...
Khởi công dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội
Ngày 5/12, Dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 Hạ Đình Khu đô thị Hạ Đình do liên danh Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC...
Phú Thọ: Loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Tây Nam thành phố Việt Trì
Bộ Xây dựng vừa có thông báo gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kết quả kiểm tra công tác quản lý về lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản....
Sân bay Long Thành: Tăng tốc về đích sau gần 4 năm khởi công
Sau gần 4 năm kể từ khi khởi công vào ngày 5/1/2021, dự án sân bay quốc tế Long Thành đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Hà Nội: Dừng đấu giá 39 thửa đất tại huyện Thanh Oai
Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia vừa có thông báo dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đợt 4 đối với 19 thửa đất...
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều nơi thiếu quỹ đất, nhà tái định cư
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc đảm bảo quỹ đất...
Xây nhà trên đất không giấy tờ có bị coi là vi phạm?
Nhiều người dân thắc mắc, việc xây nhà trên đất không giấy tờ có bị coi là vi phạm hay không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này ra sao?
Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội;...
Đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội
Dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ ban hành.
Thành phố Hồ Chí Minh: Gỡ khó cho 5 dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 5 dự án.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/12: Dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội sắp được khởi công
Hơn 4.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng sân bay Măng Đen giai đoạn 1; Trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) vẫn "dậm chân tại chỗ"...
Bất động sản Việt Nam: 30 năm thăng trầm để sàng lọc thị trường bền vững
Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam...
Đấu giá đất: Trả giá gấp vạn lần rồi bỏ cuộc, giải pháp nào xử lý?
Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Vũ Văn Biên - Công ty Luật TNHH An Phước cho rằng, để chấm dứt tình trạng bỏ cọc trong đấu giá, chúng ta cần có cơ chế...
Những khó khăn, tồn tại trong phát triển đô thị thông minh ở nước ta
Nhận định, đánh giá tổng thể phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, bên cạnh nhiều kết quả tích cực đã đạt được, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng)...
Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình chuẩn bị khởi công
Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã hoàn thiện xong các thủ tục đầu tư, xây dựng dự án theo quy định của pháp luật...
TPBank đã “hút về” hơn 17.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu
Kể từ đầu năm đến nay, TPBank đã phát hành 27 lô trái phiếu, huy động thành công hơn 17.000 tỷ đồng. Đồng thời, chi ra hơn 4.000 tỷ đồng...