Tân Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình và chặng đường phía trước nhiều thử thách
Ông Lê Văn Nam nhận trọng trách Tổng Giám đốc xây dựng Hòa Bình (mã: HBC) trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp đang lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng,...
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có Tân Tổng giám đốc
Vừa qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa công bố loạt nghị quyết về thay đổi nhân sự cấp cao.
Cụ thể, HĐQT đã bổ nhiệm ông Lê Văn Nam giữ chức Tổng Giám đốc tập đoàn kể từ ngày 1/6. Vị trí này đã để trống sau khi ông Lê Viết Hiếu, con trai của Chủ tịch Lê Viết Hải thôi giữ chức kể từ ngày 23/7/2022 để đảm bảo tính pháp lý. Ông Lê Văn Nam cũng được cử làm người đại diện phần vốn góp của HBC tại đơn vị thành viên là CTCP Nhà Hòa Bình.
Đáng chú ý, ông Nam vừa trở về HBC sau 4 năm gia nhập đội ngũ Công ty Xây dựng SCG.
Ông Nam nhận trọng trách trong bối cảnh rất nhiều khó khăn tại Xây dựng Hòa Bình. Đầu tiên, doanh nghiệp liên tục lỗ đậm chưa từng có.
Cụ thể, năm 2022, doanh nghiệp lỗ ròng 1.138 tỷ đồng trong khi năm 2021 có lãi 103 tỷ. Doanh thu thuần năm ngoái đạt 14.123 tỷ, tăng 24% so với 2021. Lỗ lớn năm 2022 khiến tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm gần 689 tỷ đồng cuối năm ngoái.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính khi chưa loại trừ hợp nhất, công ty mẹ đóng góp gần 94% doanh thu cho tập đoàn. Riêng công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ 893 tỷ còn nhóm công ty con lỗ 227 tỷ.
Sang quý 1/2023, do hụt thu từ hoạt động tài chính trong khi chi phí lãi gia tăng, cùng với các chi phí khác khiến Xây dựng Hòa Bình lỗ sau thuế 444 tỷ đồng và là quý lỗ đậm thứ hai liên tiếp. Khoản lỗ hợp nhất xuất phát chủ yếu từ công ty mẹ.
Đáng nói, vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3/2023 chỉ còn 2.193 tỷ do công ty ghi nhận khoản lỗ luỹ kế 1.137 tỷ.
Vào cuối tháng 3, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT đã thay mặt Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP HCM (SACA), Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam (VSCE) vàXây dựng Hoà Bình, gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan ban ngành để có cơ chế gỡ khó cho ngành xây dựng.
Người đứng đầu Xây dựng Hoà Bình chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên trong suốt 35 năm, HBC đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn làm ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp nặng nề như thế. Những khó khăn đó đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 3.300 cán bộ nhân viên của HBC, hơn 40.000 lao động thầu phụ, nhà phân phối, nhà cung cấp và sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị thi công; tác động tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người. Chúng tôi đã huy động tất cả nguồn lực của mình để tìm cách khắc phục tình trạng dòng tiền ngày càng xấu đi mà không thể kịp thời cải thiện được".
Ngoài ra, cổ phiếu HBC vừa bị hạn chế giao dịch từ ngày 23/05/2023. Theo đó, cổ phiếu HBC chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Lý do HBC bị đưa vào diện hạn chế giao dịch là vì Công ty chậm nộp BCTC năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với quy định. Đồng thời, cổ phiếu HBC tiếp tục bị giữ ở diện kiểm soát do chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (2021 và 2022).
Theo văn bản giải trình, Xây dựng Hòa Bình cho biết gần đây, công tác quản trị nội bộ phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản và tài chính biến động, hàng loạt công trình phải ngưng thi công dẫn đến việc xác nhận khối lượng, giá trị hoàn thành từ chủ đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề thanh - quyết toán. Công ty đã phải tập trung nỗ lực để giải quyết các vấn đề trên. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động xuyên suốt của Công ty, trong đó có việc hoàn thành BCTC năm đúng hạn.
Như vậy, nhiệm vụ phía trước của Tân Tổng Giám đốc khá thử thách, bao gồm việc xoá lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng cũng như đưa cổ phiếu giao dịch bình thường trở lại, đảm bảo lợi ích cổ đông.
Hoà Bình quyết liệt đòi cả ngàn tỷ đồng từ 21 vụ kiện, công bố các quyết định tạo nguồn vốn "khủng"
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) đã thông qua hàng loạt quyết định quan trọng về tài chính với mục đích lấy lại vị thế thị trường.
Thứ nhất, HĐQT Hòa Bình thông qua việc bán toàn bộ vốn góp của Công ty TNHH Một Thành Viên Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Hòa Bình (HBIC) là 167 tỷ đồng. Trong đó phần đã chi cho dự án là 127 tỷ đồng, còn lãi 40 tỷ đồng.
Thứ hai, thông qua viêc mua 75% cổ phần còn lại của dự án 127 An Dương Vương, P. 10, Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Thành Ngân để đạt tỷ lệ sở hữu 100% dự án này. Nguồn vốn sử dụng mua lại dự án này đến từ việc phát hành mới 47 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược mới.
Thứ ba, thông qua việc thực hiện đề nghị và giao dịch cấp tín dụng với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam: Hạn mức cấp tín dụng ngắn hạn tối đa 2.000 tỷ đồng.
Trong đó, hạn mức cho vay tối đa 1.000 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh tối đa 1.000 tỷ đồng. Mục đích, bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh phục vụ hoạt động kinh doanh, thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng phát hành 5 triệu cổ phiếu cho Sanei.
Thứ tư, thông qua thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Lê Viết Hải và bà Bùi Ngọc Mai đối với 3 khu đất có tổng diện tích 7.218,6 m 2 tại đường Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM với giá 120 tỷ đồng.
Thứ năm, thông qua việc mua lại toàn bộ cổ phần của ông Lê Viết Hải tại CT PaxInternational theo vốn thực góp (138 tỷ đồng).
Với tất cả những giao dịch trên, Hòa Bình cho biết sẽ không sử dụng tiền mặt mà chỉ phát hành cổ phiếu và thu hồi những khoản tiền tạm ứng phục vụ cho mục đích kinh doanh của Tập đoàn trước đây. Việc thu hồi các khoản tạm ứng này giúp cho Tập đoàn có thêm tài sản nhằm nâng cao năng lực tài chính.
Đáng chú ý, Chủ tịch Lê Viết Hải cho biết, trong tổng số 21 vụ kiện về việc chậm thanh toán đã có 10 vụ kiện có phán quyết của tòa. Tất cả các vụ đã được xử Hòa Bình đều thắng kiện.
Trong đó số tiền nợ gốc ghi trong sổ sách kế toán là 829 tỷ đồng thì tổng số tiền theo phán quyết bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng bao gồm lãi chậm thanh toán và các chi phí phát sinh, tức cao hơn 47,5%.
Hiện nay, tổng số tiền đã thu hồi công nợ là 593 tỷ đồng, số tiền còn lại phải thu từ 10 vụ kiện đã thắng này là 630 tỷ đồng.
Có thể thấy, những quyết định này về cơ bản không làm thay đổi dòng tiền của công ty, chỉ thay đổi cách hạch toán trong báo cáo tài chính, có thể giúp Xây dựng Hòa Bình thuận lợi hơn trong việc đảm bảo hạn mức tín dụng, tiếp cận các nguồn vốn…
TIN LIÊN QUAN
-
Hậu cuộc đua lãi suất huy động, điều gì chờ đón ngân hàng?
-
Ngân hàng đang kém 'mặn mà' với trái phiếu doanh nghiệp?
-
Quý 1/2023, ngân hàng còn lãi lớn từ bán bảo hiểm
-
Cảnh báo tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng
-
Quý "hụt chân" của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Cơ chế giá trần sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận
Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu được Chứng khoán Vietcap ước tính giúp Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)...
Dragon Capital quay lại là cổ đông lớn của PVD sau chưa đầy 1 tháng
Thông tin này được Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) công bố ngày 2/10, sau khi nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan mua vào 1.250.000 cổ phiếu.
Chứng khoán Thành Công phát hành 4 triệu trái phiếu nhằm cơ cấu nợ
Chứng khoán Thành Công sẽ phát hành 4 triệu trái phiếu riêng lẻ với giá trị 400 tỷ đồng, nhằm cơ cấu lại nợ của công ty.
Doanh nghiệp lớn hé lộ lợi nhuận "khủng" quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm 2024
"Ông lớn" hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã: HHV), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã: VGT),... ước tính lợi nhuận quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm nay tăng nghìn tỷ đồng.
Dự án Waterpoint của Nam Long đang thế chấp tại ngân hàng?
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã: NLG) thành lập thêm 2 công ty con nhằm nhận chuyển nhượng khu đất thuộc dự án Waterpoint...
Doanh thu Rạng Đông tăng 35,2% trong nửa đầu năm 2024 nhờ thực hiện chuyển đổi số
Tại buổi họp báo với chủ đề “Rạng Đông chuyển mình trong kỷ nguyên mới” diễn ra sáng ngày 02/10, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng...
Đèo Cả dự báo đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch kinh doanh năm 2024
9 tháng đầu năm, HHV dự kiến doanh thu đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và thực hiện được 72% kế hoạch năm.
Prudential Việt Nam hoạt động ra sao?
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (thuộc tập đoàn tài chính Prudential Plc), được thành lập tại Việt Nam vào năm 2011.
Dư nợ margin công ty chứng khoán cao kỷ lục
Liên tục trong những năm gần đây, dư nợ margin của nhiều công ty chứng khoán được đẩy lên mức kỷ lục. Các công ty chứng khoán cũng đang trở thành điểm hấp thụ...
Chủ tịch và Thành viên HĐQT Dược phẩm Hà Nội đồng loạt từ nhiệm
HĐQT Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Hanoi Pharma - UPCoM: DHN) công bố thông tin bất thường vừa nhận đơn từ nhiệm của bà Bùi Thị Minh Tâm, Chủ tịch HĐQT...
Một thương hiệu bán lẻ thiết bị di động và sản phẩm công nghệ nợ phải trả cao gấp 9 lần vốn chủ sở hữu
Mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư thương mại Hoàng Hà (Hoàng Hà Mobile) công bố báo cáo tài chính với doanh thu gần 4.860 tỷ đồng trong năm 2023...
Chứng khoán An Bình bị phạt hơn 1,9 tỷ đồng do kê khai sai thuế
Chứng khoán An Bình đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế...
FPT Retail (FRT) bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc 8x
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã chứng khoán FRT) vừa công bố thông tin bổ nhiệm bà Nguyễn Đỗ Quyên làm Phó Tổng Giám đốc công ty.
Google 'rót' 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Thái Lan
Theo Reuters , Google ngày 30 9 cho biết công sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng một trung tâm dữ liệu và đám mây.
Phó Chủ tịch thường trực FLC Vũ Đặng Hải Yến từ nhiệm
CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) ngày 30 9 công bố đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Thành viên HĐQT của bà Vũ Đặng Hải Yến.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có mức đầu tư hơn 5 tỉ USD chính thức vận hành thương mại
Chiều 30/9, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP, thuộc Tập đoàn SCG, Thái Lan) phát đi thông báo tổ hợp hóa dầu Long Sơn chính thức vận hành thương mại.
Sao Thái Dương (SJF) thoái vốn khỏi Tona
Hội đồng Quản trị CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HoSE: mã chứng khoán SJF) đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại CTCP Đầu tư và Xây dựng TONA.
Vừa thu nghìn tỷ từ trái phiếu, Nam Long bị phạt nhiều lỗi vì không công bố thông tin
Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm liên quan đến vấn đề công bố thông tin...
Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ II)
Saudi Aramco là công ty năng lượng và hóa chất tích hợp lớn nhất thế giới đã hiện diện tại KSA suốt hơn 90 năm qua. Saudi Aramco được coi là gã khổng lồ...