VNDirect: Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn còn, nhưng sức khỏe doanh nghiệp BĐS tốt hơn chu kỳ 2011-2013
Đội ngũ phân tích ước tính khối lượng trái phiếu doanh nghiệp BĐS đáo hạn trong quý 2 khoảng 37.642 tỷ đồng, tăng 306% so với cùng kỳ.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp BĐS vẫn khá lớn
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng thanh khoản của các doanh nghiệp BĐS còn nhiều áp lực trong 3-6 tháng tới vào giai đoạn cao điểm của trái phiếu đáo hạn. Ngay từ đầu năm 2023, VNDirect nhận thấy ngày càng gia tăng DN BĐS gặp khó khăn trong nghĩa vụ thanh toán nợ và đối diện nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trong bối cảnh hoạt động tái cơ cấu nợ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn và bán hàng ảm đạm.
Đội ngũ phân tích ước tính khối lượng trái phiếu doanh nghiệp BĐS đáo hạn trong quý 2 khoảng 37.642 tỷ đồng, tăng 306,4% so với cùng kỳ và 65.905 tỷ đồng trong nửa cuối 2023, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, vào giữa tháng 2/2023, 54 tổ chức phát hành TPDN đã thông báo chậm trả lãi, làm dấy lên lo ngại về thanh khoản.
VNDirect ước tính khoảng 23.000 tỷ đồng trái phiếu từ các tổ chức này sẽ đáo hạn trong 2023 (~90% đến từ doanh nghiệp BĐS). Ngoài ra, tỷ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán lãi vay của các DN BĐS niêm yết hiện tại đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất của giai đoạn 2011-2013.

Dù sức khỏe tài chính của các DN BĐS không thực sự tích cực, song VNDirect đánh giá vẫn tốt hơn so với chu kỳ “đóng băng” 2011-2013. Dựa trên báo cáo tài chính của 210 doanh nghiệp BĐS (bao gồm 118 công ty niêm yết và 92 công ty chưa niêm yết) có thể thấy tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu hiện tại lành mạnh hơn giai đoạn 2011-2013. Và tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản thấp hơn cho thấy áp lực giải phóng hàng tồn kho thấp hơn so với giai đoạn 2011- 2013.
Bên cạnh đó, dự thảo mới nhất về sửa đổi Nghị định 65 đề xuất cho phép các trái phiếu đã phát hành được đàm phán gia hạn thêm thời gian và nới lỏng một số điều kiện phát hành. Nếu những chính sách này nếu được triển khai sẽ giúp giảm áp lực thanh khoản cho DN BĐS trong ngắn hạn. Bên cạnh giúp DN BĐS tháo gỡ khó khăn về thanh khoản trong thời gian tới, việc khôi phục niềm tin của người mua nhà cũng là một vấn đề cấp thiết để thị trường BĐS có thể “đảo chiều”.
Tháo gỡ nút thắt pháp lý cho các dự án nhà ở có thể sẽ đánh dấu “bước ngoặt” cho doanh nghiệp BĐS
Chuyên gia phân tích cho rằng chu kỳ “đóng băng” hiện tại sẽ diễn ra ngắn hơn so với giai đoạn trước. Theo quan sát của VNDirect, TP.HCM và Hà Nội đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung căn hộ mới từ năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt ở mức cao cho thấy nhu cầu mua nhà vẫn khả quan.
Do đó, nếu Luật Đất đai sửa đổi 2023 được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là bước ngoặt lớn cho ngành BĐS, khi tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025.

Bên cạnh đó, trên quan sát một số chủ đầu tư cũng đã thông báo sẽ đồng hành tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội, như Vinhomes có kế hoạch triển khai 500.000 căn trong 5 năm tới, Him Lam, Hưng Thịnh cũng có kế hoạch phát triển phân khúc này trong thời gian tới.
Theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, lợi nhuận định mức của các dự án này không vượt quá 10% tổng mức đầu tư, VNDirect tin rằng các chủ đầu tư trên khi thực hiện dự án nhà ở xã hội nhằm duy trì dòng tiền hoạt động hơn là mục tiêu lợi nhuận.
Định giá cổ phiếu khá rẻ, song vẫn còn nhiều áp lực
Hiện tại định giá ngành BĐS Việt Nam đang khá rẻ, giao dịch ở mức P/B chỉ 1,5 lần, thấp hơn 44% so với trung bình 3 năm là 2,7 lần. Tuy nhiên, giá cổ phiếu các DN BĐS có thể sẽ còn nhiều áp lực trong 3-6 tháng tới vào giai đoạn cao điểm của trái phiếu đáo hạn.
Mặc dù các cơ quan quản lý hiện đang khẩn trương rà soát tháo gỡ các vướng mắc trên thị trường BĐS, tuy nhiên thời điểm thực thi các chính sách này vẫn còn đang bỏ ngõ.
Bên cạnh đó, các giải pháp về vấn đề tiếp cận nguồn vốn như đã đề cập ở trên nếu được thực hiện, sẽ tác động đến các DN BĐS lớn, có sức khỏe tài chính lành mạnh hơn là những DN nhỏ với xếp hạng tín dụng yếu sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn trong tương lai gần.
Trong khi đó, hoạt động bán hàng sẽ khó khởi sắc ít nhất đến cuối năm 2023, trong bối cảnh tâm lý của nhà đầu tư chưa được cải thiện, môi trường lãi suất cao và nguồn cung mới ảm đạm do quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật đất đai sửa đổi.
TIN LIÊN QUAN
-
Chuyên gia: Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng không "giải cứu" quá mạnh cho doanh nghiệp BĐS
-
Vì sao ngân hàng và doanh nghiệp BĐS được ví là “ngồi chung trên một con thuyền”?
-
Thủ tướng: Các doanh nghiệp BĐS "không thể khó khăn cũng đòi có lãi!"
-
HoREA: Doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng rất khó
-
Việt Nam có tên trong kế hoạch của BYD xây nhà máy thứ hai ô tô thứ hai tại Đông Nam Á
-
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức
-
Công ty tài chính được ngân hàng 'bơm vốn' hàng nghìn tỷ đồng
-
Lợi nhuận công ty tài chính năm 2022: Ngôi vương 'đổi chủ'
Cần có giải pháp cấp bách để doanh nghiệp "khoẻ" lên, giữ chân người lao động
Dựa trên kết quả điều tra một số doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn quý I/2023, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết có hơn 20%...
Tìm cách lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, năm 2023, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm mới đạt 154 tỷ USD.
EVN lỗ 26 nghìn tỷ, giá điện năm 2023 "còn phụ thuộc nhiều yếu tố"
Nếu không tính thu nhập từ sản xuất khác, chỉ tính thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh điện thì năm 2022 EVN lỗ 26.235 tỷ đồng.
HoSE tiếp tục nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do không công bố thông tin
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) có công văn nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do không công bố thông tin quyết định về việc không còn là công ty mẹ của các công ty có liên quan theo quy định.
Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp...
Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư (CTCP) Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE) báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân vừa thông báo đã bán ra hơn 2,7 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 27 3.
Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,23%...
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020...
Bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Amazon có thể phải bồi thường đến 172 tỷ đô la
Ngày 24/3 vừa qua, tòa án liên bang Seattle chính thức đưa ra phán quyết Amazon đã vi phạm luật chống độc quyền trong vụ kiện của nhóm khách hàng tại 18 tiểu bang...
Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?
Hiện nay, chủ nợ lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Phát là một trong 4 ngân hàng quốc doanh. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này khá đa dạng từ tiền gửi,...
Các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua tăng vốn điều lệ
Động thái lên kế hoạch tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến không thuận lợi như giai đoạn trước...
Gần 34.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1/2023
Tính chung quý I năm 2023, cả nước có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 310,3 nghìn tỷ đồng.
BaoViet Bank vẫn chưa "sạch" nợ xấu tại VAMC
Tính đến cuối năm 2022, BaoViet Bank còn gần 2.624 tỷ đồng nợ xấu ở VAMC, tăng 20% so với đầu năm và con số đã được trích lập dự phòng là gần 865 tỷ...
Phải chăng dòng tiền giá rẻ quay trở lại trái phiếu doanh nghiệp?
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu tháng 3/2023, một số doanh nghiệp đã huy động được tiền thông qua kênh trái phiếu...
Doanh nghiệp đang bị dồn vào sức ép không hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Nói về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Phạm Đình Đoàn- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, doanh nghiệp đang bị dồn...
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng.
Doanh thu của Thế giới Di động ảm đạm sau 2 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã ck: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, Thế giới Di...
Nền tảng mạng xã hội Twitter định giá còn 1/2 giá trị kể từ khi về tay tỷ phú Elon Musk
Tháng 10/2022, Tỷ phú Elon Musk đã chi ra 44 tỷ USD để mua lại Twitter và hiện nay nền tảng mạng xã hội này được định giá ở mức 20 tỷ USD...
Các nhà đầu tư nước ngoài “rót” 5,45 tỷ USD vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD...