VnFinance
Thứ hai, 25/11/2024, 15:55 PM

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng không được đáp ứng. Điều này tạo nên một bức tranh phức tạp và nhiều thách thức cho cả người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và các nhà quản lý.

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội.
 

Nhà ở vừa túi tiền khó “xuất hiện”

VARS cho rằng, khó có thể “xuất hiện” nhà ở vừa túi tiền tại khu vực trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bởi số lượng dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư trong những năm gần đây chỉ “đếm trên đầu ngón tay", trong năm 2023 và đầu 2024, hầu như không có dự án mới thuộc phân khúc nhà ở vừa túi tiền được triển khai, các dự án bất động sản đang triển khai chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp.

Lý giải nguyên nhân, VARS cho rằng: Thứ nhất, nguyên nhân chính khiến nhà ở vừa túi tiền không nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà phát triển BĐS là do biên lợi nhuận từ phân khúc này thấp hơn so với các phân khúc cao cấp.

Để xây dựng được nhà ở vừa túi tiền, nhà phát triển phải tối ưu hóa chi phí từ quỹ đất, xây dựng đến vận hành. Trong khi đó, tính toán của các nhà phát triển dự án cho thấy, với biên lợi nhuận chỉ khoảng 15%, chỉ cần tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là nhà phát triển sẽ lỗ. Hơn thế nữa, quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, thời điểm hiện tại và thời gian tới chủ yếu nằm trong các đại đô thị với hàng loạt hạ tầng, tiện ích chung cần đầu tư, cộng với chi phí đầu vào, nhất là chi phí đất, ngày càng tăng cao, giá không thể vừa túi tiền.

Thứ hai, mặc dù Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội và nhà ở vừa túi tiền, nhưng các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai và quy hoạch lại đang là rào cản lớn. Quy trình cấp phép phức tạp, thời gian kéo dài, cùng với việc quỹ đất phát triển nhà ở tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm khiến cho các nhà phát triển dự án phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào phân khúc này.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ tín dụng dành cho người mua nhà ở phân khúc này cũng chưa được triển khai đồng bộ. Các gói hỗ trợ tài chính cho người thu nhập trung bình và thấp, như lãi suất ưu đãi, nguồn vốn vay, còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thủ tục phức tạp.

Thứ ba, các dự án cao cấp mang lại biên lợi nhuận cao và cũng không khó bán. Bởi nhu cầu về nhà ở cao cấp, bao gồm cả nhu cầu để ở và nhu cầu đầu tư rất lớn, từ nhóm khách hàng có thu nhập cao đang không ngừng gia tăng cùng sự phát triển kinh tế và người nước ngoài từ làn sóng đầu tư nước ngoài cũng như Việt kiều trên cơ sở hành lang pháp lý mới “nới lỏng" điều kiện sở hữu cho đối tượng này.

Thậm chí, số lượng khách hàng sẵn sàng trả thêm khoản tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn, cao cấp nhất trong dự án cũng không ít. Điều này càng khiến phân khúc nhà ở vừa túi tiền trở nên kém hấp dẫn với các nhà phát triển dự án.

Làm gì để giải quyết tình trạng thiếu hụt?

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, VARS cho rằng, cần có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển căn hộ thương mại vừa túi tiền như áp dụng chính sách miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, hay tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất so với tiêu chuẩn cho các dự án nhà ở thương mại có mức giá phải chăng. Đồng thời ưu tiên trong việc phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng, giúp rút ngắn thời gian phát triển dự án, thông qua đó tiết giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, đề xuất “cộng điểm ưu tiên” khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất cho các nhà các chủ đầu tư đã tạo lập nhà ở vừa túi tiền.

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhu cầu mua nhà của người dân.
 

Thứ hai, Nhà nước nên đẩy mạnh các dự án hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân để xây dựng nhà ở giá rẻ. Khu vực tư nhân sẽ đảm nhiệm phần lớn quá trình xây dựng và phát triển, trong khi Nhà nước cung cấp các ưu đãi về đất đai và hỗ trợ pháp lý.

Thứ ba, song song với việc thúc đẩy nguồn cung, cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cầu mua nhà của người dân. Chính phủ có thể nghiên cứu thành lập quỹ nhằm hỗ trợ phát triển và duy trì nguồn cung căn hộ giá rẻ. Quỹ này có thể được bổ sung từ ngân sách Nhà nước và từ các nhà đầu tư tư nhân.

Quỹ sẽ công bố công khai và minh bạch thông tin về giá bán và giá thuê nhà, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và so sánh, từ đó lựa chọn được các sản phẩm nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Đồng thời quỹ cũng là cơ quan quản lý, tổng rà soát những cá nhân đã mua/thuê các dự án được quỹ này phát triển và tiến hành thu hồi lại nhà nếu phát hiện mua/bán sai quy định, làm giả tài liệu thu nhập và không kê khai tài sản đúng.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách để hạn chế động lực đầu cơ, cần sớm nghiên cứu áp dụng thuế BĐS, hướng tới những chủ sở hữu BĐS không đưa BĐS tham gia hoạt động kinh doanh, hay không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…

Đồng thời, Nhà nước cần thành lập các cơ quan hoặc ủy ban giám sát nhà ở, có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp đầu cơ, thao túng giá hoặc tăng giá trái phép.

Tuy nhiên, để các chính sách điều tiết thực sự hiệu quả, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh trong dài hạn. Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản và hệ thống quản lý nhà ở định danh.

Hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản, đặc biệt là dữ liệu về giá sẽ là nền tảng quan trọng để quản lý/theo dõi giá bất động sản, đảm bảo căn hộ phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập trung bình và thấp, tránh tình trạng giá nhà tăng cao đột biến do đầu cơ hoặc các yếu tố thị trường khác.

Còn hệ thống quản lý nhà ở định danh tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như tình hình thanh toán phúc lợi xã hội, hồ sơ thế chấp,... sẽ giúp các cơ quan xác định được lịch sử giao dịch, thực trạng nhà ở của mỗi cá nhân, phân biệt người đầu cơ với người mua nhà có nhu cầu ở thực,..


Nguồn cung căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng mạnh trong năm 2025
Nguồn cung căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng mạnh trong năm 2025

Nguồn cung mới căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến trong năm 2025 có thể tăng gấp đôi so với năm 2024 (khoảng 12.000 căn), đánh dấu sự hồi phục...

Nghiên cứu sửa đổi thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Nghiên cứu sửa đổi thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Dư luận cho rằng việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng...

Quảng Bình: Dự án Khu du lịch sinh thái, Green Resort tiếp tục được gia hạn sử dụng đất
Quảng Bình: Dự án Khu du lịch sinh thái, Green Resort tiếp tục được gia hạn sử dụng đất

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3404/QĐ-UBND về việc gia hạn tiến độ sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Kim Tự Tháp...

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ 2
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ 2

Giá nhà riêng tại Hà Nội tăng mạnh, đạt mức 197 triệu đồng/m²; TP HCM dự kiến phát triển 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030; Nam Định thu hồi hơn 21.000m2...

Nghiên cứu sửa đổi thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Nghiên cứu sửa đổi thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Dư luận cho rằng việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp...

Đề xuất quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt
Đề xuất quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt.

Giành cú đúp giải thưởng, Vinhomes Royal Island khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản
Giành cú đúp giải thưởng, Vinhomes Royal Island khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản

Được xướng tên ở 2 hạng mục giải thưởng danh giá trong chương trình “Dự án Đáng sống năm 2024”, Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng)...

Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư 7 dự án nhà ở xã hội, cam kết rút ngắn thời gian, thủ tục
Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư 7 dự án nhà ở xã hội, cam kết rút ngắn thời gian, thủ tục

Sáng 6/12, hơn 40 doanh nghiệp tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2030, do Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi...

Chấm dứt dự án nghìn tỷ của tập đoàn FLC tại Kon Tum
Chấm dứt dự án nghìn tỷ của tập đoàn FLC tại Kon Tum

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã ra Thông báo số 85/TB-SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động của dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí...

Hà Nội: Giao 30.444,7 m2 đất cho huyện Thanh Oai để chuẩn bị đấu giá
Hà Nội: Giao 30.444,7 m2 đất cho huyện Thanh Oai để chuẩn bị đấu giá

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 6253/QĐ-UBND ngày 04/12/2024 về việc giao 30.444,7m2 đất tại xã Tam Hưng...

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục gỡ vướng cho 5 dự án bất động sản
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục gỡ vướng cho 5 dự án bất động sản

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 5 dự án bất động sản.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/12: Bộ TN&MT đề xuất giải pháp ngăn chặn trục lợi đấu giá đất
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/12: Bộ TN&MT đề xuất giải pháp ngăn chặn trục lợi đấu giá đất

Thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng; Vũng Tàu thanh tra toàn diện dự án Khu nhà ở Khang Linh; Hà Nội chuẩn bị đấu giá 7.000m2 đất tại quận Long Biên;...

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở Minh Đức và đô thị N1
Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở Minh Đức và đô thị N1

UBND huyện Mê Linh vừa công bố và bàn giao Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở Minh Đức và điều chỉnh cục bộ tỷ lệ 1/2000 quy hoạch...

Bình Định: Phê duyệt nhà đầu tư dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý
Bình Định: Phê duyệt nhà đầu tư dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý

Công ty TNHH MTV Ngân Tín Quy Nhơn là doanh nghiệp trúng đấu giá thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn với mức giá...

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các dự án chậm tiến độ sử dụng đất
Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các dự án chậm tiến độ sử dụng đất

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024;...

Khởi công dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội
Khởi công dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội

Ngày 5/12, Dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 Hạ Đình Khu đô thị Hạ Đình do liên danh Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC...

Phú Thọ: Loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Tây Nam thành phố Việt Trì
Phú Thọ: Loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Tây Nam thành phố Việt Trì

Bộ Xây dựng vừa có thông báo gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kết quả kiểm tra công tác quản lý về lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản....

Sân bay Long Thành: Tăng tốc về đích sau gần 4 năm khởi công
Sân bay Long Thành: Tăng tốc về đích sau gần 4 năm khởi công

Sau gần 4 năm kể từ khi khởi công vào ngày 5/1/2021, dự án sân bay quốc tế Long Thành đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Hà Nội: Dừng đấu giá 39 thửa đất tại huyện Thanh Oai
Hà Nội: Dừng đấu giá 39 thửa đất tại huyện Thanh Oai

Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia vừa có thông báo dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đợt 4 đối với 19 thửa đất...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance