Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cộng đồng doanh nghiệp đang dấn thân vào một hành trình thay đổi
Cộng đồng doanh nghiệp đang dấn thân vào một hành trình thay đổi, vì một Việt Nam đến năm 2050 Việt Nam có nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trước thềm Xuân mới, Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) xoay quanh việc phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2023.
Thưa ông, ngành nông nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp quan trọng nào để tiếp nối thành công trong năm 2023, đặc biệt là không để xảy ra tình trạng được mùa rớt giá?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Như chúng ta đã biết, khó khăn và thách thức luôn bám theo nền nông nghiệp, đây là ngành rất nhạy cảm, bởi khi đã xuống giống rồi thì 3 tháng sau đối với hạt gạo, 6 tháng đối với cây trồng, cả năm đối với vật nuôi. Xuống giống rồi, đến mùa thu hoạch giá lên hay xuống cũng phải lệ thuộc, lúc được mùa lại rớt giá.
Để thoát khỏi chuyện “được mùa rớt giá", chỉ có cách chúng ta phải tổ chức lại sản xuất. Đó là mệnh lệnh. Nông nghiệp phải vượt qua tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và phải kết nối thành chuỗi. Trong chuỗi này có sự hợp tác của những người hợp tác với nhau, sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, hình thành tư duy hợp tác và tư duy liên kết.
Nông dân là người bắt đầu quy trình sản xuất và là người bắt đầu chuỗi này. Nếu chúng ta không hình thành được chuỗi tổ chức ngành hàng sẽ không có thông tin và không thể chuyển tải thông tin về thị trường, mùa vụ, sản lượng, quy chuẩn thị trường đến người sản xuất. Vì thế, chỉ sản xuất theo thói quen hàng ngày, theo kiểu “đánh cược”. Cụ thể, các thông tin về giá lúa gạo, tình hình thị trường, rủi ro và thuận lợi trong thời gian tới... phải đến được với các hộ nông dân.
Cách nào để người nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp có thể chống chịu, vượt qua các "cú sốc" của thị trường, thưa ông?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tôi hay nói với các chính quyền địa phương, không có cách nào khác người nông dân phải hợp tác với nhau. Những không gian như “Hội quán nông dân” ở Đồng Tháp, “Nông hội” ở Gia Lai, “Cà phê khuyến nông” của An Giang, “Ngôi nhà Trí tuệ” của Hà Tĩnh... sẽ là những mô hình mẫu để doanh nghiệp, người nông dân ngồi lại với nhau.
Trong không gian này, người dân được các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, chia sẻ thông tin. Từ đó dần hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác. Không còn con đường nào khác, không nhìn kết quả ở con số tăng trưởng mà phải nhìn lại cách chúng ta tổ chức, vận hành một ngành hàng. Cái đó quyết định sự chống chịu, khả năng vượt qua các "cú sốc" của thị trường.
Người nông dân có thông tin về các vấn đề rủi ro có thể xảy ra thì khả năng vượt qua rủi ro cao hơn. Ví dụ, khi ta xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, thì giá sầu riêng tăng lên. Hiện nay có hiện tượng bà con nông dân đốn xoài để trồng sầu riêng. Đây là vấn đề lớn của ngành nông nghiệp, chúng ta quản lý, vận hành một nền kinh tế nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường. Ta có quyền quyết định không trồng sầu riêng nữa nhưng làm sao phải dự đoán được nhiều nhất về quy mô thị trường. Đừng chuyển rủi ro này sang một rủi ro khác.
Khi mở rộng không gian kinh tế hợp tác, ngành hàng sầu riêng, xoài, lúa gạo… có quy mô lớn hơn để chủ động được trong chế biến, bảo quản, tạo ra nhiều sản phẩm. Gặp thị trường bị đứt gãy, Nhà nước sẽ hỗ trợ qua một không gian chung chứ không thể có đủ nguồn lực để hỗ trợ cho từng hộ.
Xin ông chia sẻ giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt thời gian tớ và vai trò của các bộ, ngành được cụ thể hóa thế nào?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang làm chương trình cho từng vùng nguyên liệu lớn cùng với các doanh nghiệp để xây dựng các nhà kho bảo quản, vì chúng ta không thể chắc chắn mỗi loại nông sản khi sản xuất ra đều sẽ có thị trường, sẽ tiêu thụ được ngay.
Thị trường không chỉ 1 người bán với 1 người mua, mà là "trăm người bán, vạn người mua". Ta xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc thì Thái Lan, Malaysia cũng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, chúng ta xuất khẩu gạo thì Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… cũng xuất khẩu gạo. Rất khó tiên lượng, minh định được tất cả sản lượng của thế giới. Vậy, cần làm tốt nhất được vấn đề thị trường, phần còn lại là phải chủ động ứng phó với sự thay đổi bằng sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bộ NN&PTNT đã xây dựng được 6 vùng nguyên liệu: Đồng bằng sông Cửu Long cho lúa gạo, Tây Nguyên về cà phê, cây ăn quả khác… Các vùng nguyên liệu này vừa mang tính chất đối phó với thị trường, vừa chế biến sâu để phát triển lâu dài thay cho xuất khẩu nông sản thô.
Vì vậy, vừa phải mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, trong đó ở thị trường ngoài nước cần đàm phán mở ra không gian thị trường, để cầu tăng kéo theo cung tăng và ngược lại.
Vai trò của Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao là phải kiến tạo ra thị trường, đồng thời hỗ trợ nông dân thông qua các tổ chức nông dân là hợp tác xã để không chỉ giải quyết vấn đề thị trường mà còn nâng cao chuỗi giá trị nông sản, chế biến tinh, đa dạng hóa sản phẩm hơn. Lúc đó giá trị thặng dư, giá trị gia tăng mới tăng cao hơn bán nông sản thô. Nông dân cũng sẽ đỡ sức ép mùa vụ, đỡ sức ép thị trường.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong chiến lược phát triển nông thôn và chương trình nông thôn mới?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cộng đồng doanh nghiệp đang dấn thân vào một hành trình thay đổi, vì Thủ tướng và các lãnh đạo Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26 ) đến năm 2050 Việt Nam có nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm toàn cầu.
Những thông điệp này phải được chuyển hóa bằng những hành động cụ thể. Mọi quyết tâm chính trị phải được chuyển hóa, thể hiện bằng trách nhiệm của người sản xuất, của nông dân, ngư dân và doanh nghiệp.
Tôi tin tưởng Việt Nam có thể chuyển đổi, bởi từ trước đến nay chúng ta chỉ xuất khẩu thô. Ví vụ, nói riêng quả thanh long, chúng ta còn rất nhiều dư địa để bảo quản, chế biến sâu trước khi đưa ra nước ngoài.
Vấn đề là doanh nghiệp phải dấn thân hơn nữa. Chúng tôi đang trình Chính phủ các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi chứ không thể chỉ mua đi bán lại. Tất nhiên, mua đi bán lại để tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng tạo ra được giá trị, nhưng chỉ khi nào đẩy mạnh chế biến lúc đó giá trị mới cao hơn, lúc đó mới đỡ rủi ro hơn.
Trong thời gian vừa qua đã có Đồng Giao và một số tập đoàn chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. Nhưng cần không gian nhỏ hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể làm được, hợp tác xã có thể đảm nhận công đoạn nào đó trong quy trình chế biến, thay vì đa phần các hợp tác xã của ta thực chất cũng chỉ là những đơn vị thu mua nông sản để bán cho thương lái và doanh nghiệp.
Bản thân hợp tác xã phải đủ mạnh, liên kết nhiều hợp tác xã trong một huyện để có hợp tác xã chuyên về bảo quản, chuyên về sơ chế, chuyên về chế biến, chuyên về cung cấp các thiết bị, nông cụ dùng chung cho nhiều hợp tác xã khác.
Bộ NN&PTNT đang triển khai chương trình để hỗ trợ hợp tác xã nhưng hợp tác xã phải hoạt động đúng nghĩa, tập hợp được nhiều người sản xuất vì chúng ta không lãng phí trong đầu tư, hỗ trợ máy móc thiết bị.
Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi.
Tôi đi nhiều hợp tác xã, thấy cần nguồn lực của Nhà nước. Nhà nước sẽ đầu tư, nhưng không thể đầu tư cho từng hợp tác xã nhỏ lẻ được mà cần cụm liên kết các ngành hàng ở từng cấp huyện, vùng cây có múi ở Bắc Giang như thế nào, vùng Sơn La, vùng Tiền Giang, Đồng Tháp hoặc cà phê Tây Nguyên ra làm sao?
Hợp tác xã phải ngồi lại với nhau, điều này đòi hỏi vai trò của cấp ủy địa phương ở đó. Vì Trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương với vai trò hoạch định thị trường, xây dựng thể chế, xây dựng chính sách nhưng thực thi là từ dưới lên, chiến lược từ trên xuống nhưng thực thi là từ dưới lên, từ bà con nông dân, thôn, bản, xã ấp… trong đó chính quyền địa phương là người tổ chức lại không gian đó.
Xin cảm ơn ông!
TIN LIÊN QUAN
-
"Bệ phóng" thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
-
Tạo động lực phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ
-
Lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn để hóa giải thách thức
-
Một năm “kinh tế buồn” của các doanh nghiệp bất động sản
-
Tiềm ẩn nguy cơ các tổ chức tín dụng bơm tiền bù đắp cho doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ông Đậu Minh Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty HUD
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty....
Meta lại đối diện với án phạt nghiêm trọng, con số khiến nhiều người giật mình
Thời gian qua, Meta liên tục đối mặt với những vụ kiện tụng tại châu Âu.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự...
Bảo Việt (BVH) chốt trả cổ tức tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt.
Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm...
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1
CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển...
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Taseco Land ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III/2024 với lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Đồng thời, bức tranh tài chính cho thấy những chuyển biến đáng chú ý,...
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024
Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu…