VnFinance
Thứ tư, 23/09/2020, 07:45 AM

Các 'chiêu thức' huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc khi thị trường bất động sản gặp khó

Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản đã bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, tiếp đó là khoảng thời gian dài “chống đỡ” với dịch Covid – 19, đến nay đã khiến nhiều doanh nghiệp “hụt hơi”. Ðói vốn, nhiều doanh nghiệp địa ốc phải tìm cách huy động vốn qua các kênh khác nhau như phát hành trái phiếu, kêu gọi hợp tác kinh doanh, bán hàng cam kết lãi suất cao, “bán lúa non”…

Phát hành trái phiếu

Theo các chuyên gia, từ năm 2018 đến nay, khi dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường luôn rơi vào tình trạng khát vốn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp địa ốc đã tìm đến các kênh khác để huy động vốn.

Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh phổ biến khi thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã đã ồ ạt phát hành trái phiếu nhằm giải tỏa cơn “khát vốn”. Theo báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 của VNDIRECT, bất động sản và ngân hàng là 2 lĩnh vực huy động vốn qua kênh trái phiếu lớn nhất.

Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang là lĩnh vực phát hành chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường. Theo trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư SSI, ngành bất động sản đang dẫn đầu với tỷ trọng phát hành TPDN lên tới 35%. So với cùng kỳ, tổng giá trị phát hành của các doanh nghiệp bất động sản tăng 197,6% lên gần 60 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý II/2020, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 47,2 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với lượng phát hành quý I/2020 và cùng kỳ 2019. Lũy kế 6 tháng năm 2020 có 71,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản được phát hành, tăng 57,5% so với 6 tháng năm 2019.

Ảnh: infonet.

Đáng chú ý, hầu hết các đơn vị có lượng trái phiếu phát hành lớn từ đầu năm đến nay đều là các “ông lớn”, được biết đến là các đại gia giàu có bậc nhất trên sàn chứng khoán.

Nổi trội trong đó là nhóm các doanh nghiệp bất động sản với đơn vị có giá trị trái phiếu phát hành nhiều nhất hiện nay là Vin group (15.000 tỷ dồng), tiếp đến Sovico (13.000 tỷ), TNR Hodlings Vietnam (9.716 tỷ),…

Cùng với sức nóng của cuộc đua phát hành trái phiếu, là cuộc đua tăng lãi suất trái phiếu. Đáng chú ý nhất trong đó là Apec Group thông báo phát hành3.000 tỷ trái phiếu với lãi suất lên tới 18%. Đây được xem là trái phiếu có mức lãi suất cao bậc nhất trong nhóm trái phiếu bất động sản trên thị trường hiện nay.

Với con số 18%/năm, mức lãi suất Apec Group đưa ra cao gấp đôi so với mặt bằng chung lãi suất trái phiếu đang ở mức 9,3%/năm. Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, Apec Group đã “vượt mặt” hầu hết các “ông lớn” đang chi trả mức lãi suất cao hiện nay như Novaland, City Garden, Phát Đạt, Vinhomes…

Trước đó, 6 tháng đầu năm 2020, Vinhomes phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 9,65%. TNR Holdings phát hành hơn 8.300 tỷ trái phiếu trong với lãi suất bình quân 10,9%. Novaland phát hành hơn 2.500 tỷ với lãi suất chỉ 10,6%.

Lãi suất phát hành trái phiếu của Phú Long, Hưng Thịnh Land cũng dao động trong khoảng 10-11%, cao nhất là City Garden khoảng 13%/năm, tiếp theo là các lô phát hành với lãi suất 13%/năm của công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt, Công ty CP Thủy điện Nậm La…

Lý giải về việc các công ty đua nhau phát hành trái phiếu trong thời gian qua, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, việc siết chặt quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp kể từ 1/9/2020 theo Nghị định 81 khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc phát hành trái phiếu trong quý 2 nhằm kịp huy động vốn trước khi các điều kiện phát hành bị “siết”.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, trái phiếu BĐS sẽ còn nở rộ vì lãi suất hấp dẫn, kỳ trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành cao. Thị trường trái phiếu DN đã trải qua một năm 2019 rất sôi động.

Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý là các nhà đầu tư cá nhân đang ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường nhưng cơ chế bảo vệ nhóm này chưa thực sự hoàn chỉnh. Do đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn phải hết sức tỉnh táo, tránh rơi vào cái bẫy lãi suất khủng để bảo vệ nguồn tiền của mình.

Theo các chuyên gia, TPDN là một kênh đầu tư mới đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân, bên cạnh những kênh đầu tư phổ biến bao gồm vàng, ngoại tệ, bất động sản, cổ phiếu. Đặc điểm của mỗi loại hình đầu tư này là lợi suất kỳ vọng càng lớn, rủi ro càng cao.

Do đây là kênh đầu tư còn nhiều lỗ hổng quản lý, mang lại những rủi ro cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu chạy theo lãi suất quá cao, nên Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/09/2020 góp phần điều chỉnh thị trường.

Trong đó, đáng chú ý là khoản mục yêu cầu dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Do vậy, sau ngày 01/09/2020, giá trị phát hành TPDN có thể sẽ có xu hướng giảm so với 8 tháng đầu năm nay.

“Gọi vốn” qua hợp tác kinh doanh, bán sản phẩm cam kết lãi suất cao

Thị trường bất động sản khó khăn từ cuối năm 2019, tiếp đó sự bùng phát và lan rộng của dịch Covid – 19 đến nay đã khiến nhiều doanh nghiệp hụt hơi. Ðói vốn, không ít ông lớn địa ốc phải xoay xở tìm cách bán hàng, gọi vốn bằng các hình thức hợp tác kinh doanh, tung ra thị trường các sản phẩm bất động sản cam kết lãi suất cao…

Điển hình như thời gian gần đây, trên các diễn đàn bất động sản xuất hiện nhiều thông tin mời chào mô hình hợp tác kinh doanh nhà trọ của một công ty, với phương thức đầu tư góp vốn 40 triệu đồng sở hữu một phòng trọ.

Thông tin mời chào mô hình hợp tác kinh doanh nhà trọ

Theo các thông tin quảng cáo, với mức giá thuê 1,5-1,7 triệu đồng/phòng mỗi tháng, lợi nhuận mà người tham gia nhận hàng tháng là 1,2 triệu đồng suốt trong 30 tháng. Sau khi hợp đồng kết thúc, nhà đầu tư nhận lại khoản vốn 40 triệu đồng. Nhà đầu tư không phải vận hành, quản lí nhà trọ.

Ngoài mô hình gọi vốn 40 triệu đồng, công ty gọi vốn còn quảng bá suất đầu tư 600 triệu. Với số tiền ấy, nhà đầu tư sở hữu 15 phòng trọ. Lợi nhuận hàng tháng công ty trả cho nhà đầu tư là 18 triệu đồng, kéo dài trong 30 tháng. Sau 30 tháng, công ty trả vốn gốc 600 triệu đồng cho nhà đầu tư.

Mức cam kết lợi nhuận chung cho các nhà đầu tư góp vốn là 36%. Sau 12 tháng, nhà đầu tư có quyền thanh lí phòng trọ với mức lợi nhuận 25% mỗi năm. Giấy tờ của công ty minh bạch và công chứng hợp đồng.

Trước các thông tin mời chào rầm rộ các nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà trọ này, các chuyên gia đã cảnh báo rủi ro đối với hình thức hợp tác kinh doanh này.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất hợp lí trong mô hình kinh doanh này. Theo đó, với mức lợi nhuận 36% dành cho nhà đầu tư, công ty phải phải đạt tỉ suất sinh lời trên 40% mỗi năm mới có thể trả lương cho nhân viên và chi phí vận hành. Đây là tỉ suất không tưởng với mô hình cho thuê nhà trọ. Vì vậy, các nhà đầu tư phải hết sức tỉnh táo, trước mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao đến mức không tưởng này.

Bên cạnh hình thức hợp tác kinh doanh, một số đơn vị còn tung ra các sản phẩm khác liên quan đến bất động sản cũng có mức cam kết lợi nhuận cao.

Đơn cử như sản phẩm đầu tư tài chính - bất động sản Sunshine Fintech cam kết lợi nhuận 14-15%/năm. Ngoài khoản lợi nhuận đó, đơn vị phát triển ứng dụng còn quảng cáo, khách hàng mua chung bất động sản trên ứng dụng này với số tiền tối thiểu 100 triệu đồng còn được lợi từ việc tăng giá bất động sản.

Tương tự, dự án Revex của Công ty cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (CenGroup) cũng cho phép khách mua góp vốn mức tối thiểu từ 1 triệu đồng, lãi cam kết 10 - 14%/năm. Trong khi đó, nền tảng Real Stake hướng đến việc phát triển mô hình đầu tư mua chung nhà số tiền từ 30 triệu đồng cùng lời hứa hẹn mức sinh lời có thể lên tới trên 14%/năm.

Cam kết lợi nhuận là một hình thức bán hàng thường thấy trên thị trường bất động sản. Các chủ đầu tư lớn khi bán condotel, biệt thự nghỉ dưỡng thường kèm cam kết lợi nhuận mức phổ biến dao động 5-10% mỗi năm, trong 5-10 năm. Thậm chí có chủ đầu tư cam kết lên tới 12 – 15% để hút khách.

Kết quả là các chủ đầu tư thuận lợi bán hàng, huy động được hàng trăm, nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau 1-2 năm, nhiều chủ đầu tư condotel lớn tuyên bố không có đủ khả năng trả lợi nhuận như cam kết (Cocobay Đà Nẵng là một ví dụ điển hình), dẫn đến những vụ tranh chấp kéo dài, không hồi kết.

Một số chiêu “lách luật” huy động vốn trái phép

Thị trường bất động sản khó khăn, nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu ở của người dân gia tăng nên các doanh nghiệp ồ ạt tìm kiếm cho mình những quỹ đất để xây dựng dự án.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay vì lý do muốn huy động vốn nhiều nhất đã bất chấp rao bán, nhận cọc giữ chỗ, huy động vốn… tại những dự án, hay thậm chí là những khu đất trống chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật.

Dự án Louis City Hoàng Mai chưa xong hạ tầng đã rao bán.

Để “gọi vốn”, các chủ đầu tư sử dụng nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng góp vốn hay suất đặt chỗ, đặt cọc giữ chỗ thay vì cung cấp hợp đồng mua bán. Một số dự án chưa công bố mở bán chính thức nhưng các môi giới đã chào bán đến khách các “suất ngoại giao” với mức giá thấp hơn giá chính thức chủ đầu tư đưa ra vào ngày mở bán.

Còn nhớ năm 2017, chiêu thức này từng được công ty địa ốc Alibaba áp dụng và gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Tự xưng là CĐT dự án khi chưa thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thậm chí chưa thực hiện thủ tục lựa chọn CĐT dự án đất nền nhưng doanh nghiệp này vẫn huy động vốn bằng “phiếu đặt chỗ”.

Alibaba đã “vẽ” ra 48 dự án “ma”, bán gần 7.000 nền đất cho khách hàng với cam kết có sổ đỏ, cam kết mua lại sản phẩm, cao kết lợi nhuận cao theo quý, theo năm… chỉ trong 3 năm, Alibaba đã lừa hơn 2.500 tỷ đồng từ hàng nghìn khách hàng tại nhiều địa phương trên cả nước.

Alibaba đã “đánh” vào lòng tham của nhà đầu tư bằng thủ thuật bánh vẽ dự án, bánh vẽ quy hoạch, viễn cảnh hạ tầng hoàn thiện. Nhà đầu tư quá tham lợi nhuận, tin vào quảng cáo, lao theo những cam kết lợi nhuận “khủng” mà quên đi rủ ro đang rình rập…

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp “đói vốn” cũng đã “lách luật”, bất chấp việc dự án chưa đủ điều kiện mở bán vẫn tìm cách “bán lúa non” để huy động vốn. Có thể nói đây là một trong những cách huy động vốn phổ biến, thường được các doanh nghiệp địa ốc sử dụng nhất hiện nay.

Một số dự án vướng tai tiếng “bán lúa non” như Dự án Khu đô thị mới Đại Kim tại Hà Nội; Dự án Louis City Hoàng Mai, Hà Nội; dự án Hoà Bình New City tại TP Hòa Bình…

Tại TP HCM, nhiều dự án như Dragon Riverside City, Picity High Park, La Partenza Nhà Bè, West Gate, Smartel The Signial, Phúc Yên Prosper Phố Đông… cũng được các doanh nghiệp chào bán khi chưa đủ pháp lý, đẩy nguy cơ rủi ro về phía khách hàng.


Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha
Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha

Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” tại Long An do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phúc Long làm chủ đầu tư, có quy mô 102ha...

Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được

Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội năm 2025 với khoảng 4.700 căn hộ đến từ 6 dự án. Tuy nhiên, nỗi lo nhà ở xã hội hoàn thành...

Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên

Hôm nay, ngày 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/5: Giá đất nền tăng 'nóng', Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu cơ
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/5: Giá đất nền tăng "nóng", Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu cơ

Đồng Nai mời nhà đầu tư tham gia dự án nhà ở thương mại gần sân bay Long Thành; Thái Nguyên khởi công hai cụm công nghiệp mới; TPHCM điều chỉnh quy hoạch Khu đô...

Từ những biểu tượng bất động sản toàn cầu đến cơ hội hiếm có tại The Cosmopolitan
Từ những biểu tượng bất động sản toàn cầu đến cơ hội hiếm có tại The Cosmopolitan

Madison (New York), Mayfair (London) hay Monaco từ lâu đã là biểu tượng sống của giới tinh hoa toàn cầu, nơi giá trị tài sản đi liền với phong cách sống và vị thế cá...

Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc
Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc

Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần...

Sống bất an trong chung cư “chờ sập”
Sống bất an trong chung cư “chờ sập”

Chung cư Khánh Hội (quận 4, TPHCM) được xây dựng từ trước năm 1975, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cư dân nơi đây....

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Cần nghiên cứu đánh thuế đất hoang, dự án chậm triển khai
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Cần nghiên cứu đánh thuế đất hoang, dự án chậm triển khai

Hơn 44.000 thửa đất tại Ninh Bình giao sai thẩm quyền, lấn chiếm; Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá đất trước năm 2026...

Long An sắp triển khai khu dân cư biệt thự nhà vườn gần 2.000 tỷ đồng
Long An sắp triển khai khu dân cư biệt thự nhà vườn gần 2.000 tỷ đồng

Dự án “Khu dân cư biệt thự nhà vườn” tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, do Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Hưng Phát Bến Lức làm chủ đầu tư...

Bộ Xây dựng 'điểm mặt' một số dự án chung cư tăng giá, công bố mặt bằng giá bán chung cư quý I/2025
Bộ Xây dựng 'điểm mặt' một số dự án chung cư tăng giá, công bố mặt bằng giá bán chung cư quý I/2025

Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo tổng hợp tình hình thị trường bất động sản quý I/2025 ghi nhận rõ những chuyển động của thị trường nhà ở trong giai đoạn đầu năm.

Vũng Tàu: Khởi công khu đô thị biển có công viên nước 19ha lớn bậc nhất Đông Nam Bộ
Vũng Tàu: Khởi công khu đô thị biển có công viên nước 19ha lớn bậc nhất Đông Nam Bộ

Chiều 16/5, Tập đoàn Sun Group đã khởi công dự án Khu đô thị Đường 3 Tháng 2 tại phường 10 và 11, Thành phố Vũng Tàu. Đây là cột mốc quan trọng...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/5: Đề xuất giao cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/5: Đề xuất giao cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất...

Giá căn hộ TP.HCM lập đỉnh mới, có thể vượt 100 triệu đồng/m² trong năm 2025; Bắc Ninh yêu cầu báo cáo Dự án chung cư Dabaco Park View xây trên đất công cộng...

Bình Thuận sẽ có khu công nghệ cao 1.000ha nằm ở vị trí thuận lợi hiếm có
Bình Thuận sẽ có khu công nghệ cao 1.000ha nằm ở vị trí thuận lợi hiếm có

UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất quy hoạch khu công nghệ cao 1.000ha tại vị trí "vàng" gần trung tâm TP. Phan Thiết, có đủ hạ tầng thủy lợi...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh

Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn...

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...

Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh
Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực của thị trường bất động sản trong quý I/2025.

Nhà mặt tiền 1,3m rao bán hơn 3 tỉ: Chỉ có ở trung tâm Hà Nội?
Nhà mặt tiền 1,3m rao bán hơn 3 tỉ: Chỉ có ở trung tâm Hà Nội?

Căn nhà có "mặt tiền" chỉ 1,3m, diện tích 18m2 được rao bán với giá 3,35 tỉ đồng thu hút hàng nghìn ý kiến của cư dân mạng, là minh chứng sống động...

Hà Nội có 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Hà Nội có 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận

Thành phố Hà Nội phê duyệt 148 khu đất, triển khai dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội, mở ra cơ hội phát triển bất động sản thành phố.

Xanh Island Cát Bà: Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”
Xanh Island Cát Bà: Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”

Trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và sôi động trở lại, Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại trung tâm đảo Cát Bà đã nhanh chóng thành cái tên “gây sốt” được...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance