Cơ sở dữ liệu đất đai: Nền móng cho quản trị hiện đại và phát triển bền vững
Trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2024 (sửa đổi) vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trong tháng 6/2025. Theo ông Nguyễn Quang Huy – CEO Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Nguyễn Trãi, đây không chỉ là một yêu cầu về mặt kỹ thuật, mà còn là bước đi chiến lược trong tiến trình chuyển đổi từ mô hình quản lý truyền thống sang mô hình quản trị hiện đại, dựa trên công nghệ số và dữ liệu lớn.
“Việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai không còn đơn thuần phục vụ công tác quản lý hành chính, mà đang trở thành một phần hạ tầng số quốc gia. Nó là nền móng cho mọi hoạt động điều hành, hoạch định chính sách và phát triển bền vững”, ông Huy nhấn mạnh.
Một hệ thống dữ liệu đất đai đầy đủ, đồng bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết là thúc đẩy tính minh bạch cho thị trường bất động sản. Khi thông tin về quyền sở hữu, mục đích sử dụng, tình trạng pháp lý hay giá trị thực của đất đai được công khai và cập nhật liên tục, tình trạng đầu cơ, thổi giá hay lũng đoạn thị trường sẽ từng bước bị đẩy lùi. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho nhà đầu tư mà còn củng cố công bằng cho người dân, những chủ thể trực tiếp tham gia và chịu ảnh hưởng từ các chính sách đất đai.

Mặt khác, dữ liệu đất đai chính xác là tiền đề để tăng cường nguồn thu từ đất, một trong những nguồn lực công quan trọng. Định giá đúng sẽ giúp Nhà nước thu được nguồn thuế, phí và lệ phí công bằng, minh bạch từ đấu giá, giao đất có thu tiền hoặc thuế sử dụng đất. Không chỉ vậy, một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh còn giúp tăng hiệu quả phối hợp chính sách giữa các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội hay triển khai an sinh.
“Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế xanh, thông minh, dựa trên dữ liệu. Cơ sở dữ liệu đất đai, nếu làm tốt, sẽ đóng vai trò như ‘xương sống’ cho chính phủ số và nền kinh tế số, một yêu cầu sống còn chứ không còn là lựa chọn”, ông Huy nói.
Tuy nhiên, để xây dựng được một hệ thống dữ liệu như vậy trong thời gian ngắn là một bài toán không dễ giải. Thực tế hiện nay, chất lượng hồ sơ địa chính giữa các địa phương rất không đồng đều. Nhiều địa phương vẫn lưu trữ hồ sơ giấy, thậm chí là thông tin thiếu, sai lệch hoặc không có dữ liệu gốc. Đây là rào cản lớn trong việc số hóa và tích hợp vào hệ thống chung. Đồng thời, tình trạng “mạnh ai nấy làm” giữa các cơ quan quản lý cũng khiến dữ liệu bị phân mảnh, thiếu liên kết và không thể khai thác một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đang đối mặt với nhiều hạn chế về nguồn lực. Từ cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo bài bản, cho đến kinh phí hạn chế dành cho công tác số hóa, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó là yêu cầu cao về bảo mật và tiêu chuẩn hóa dữ liệu, nếu không được đáp ứng đầy đủ, có thể dẫn đến rủi ro về an toàn thông tin trong quá trình vận hành.
Theo ông Huy, để vượt qua các thách thức này, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm. Trước tiên là chuẩn hóa và số hóa toàn bộ dữ liệu địa chính, từ ranh giới thửa đất, hiện trạng sử dụng cho đến quy hoạch sử dụng đất và quyền sở hữu. Công việc này cần đi kèm với kiểm định chất lượng để đảm bảo độ tin cậy và tính sử dụng lâu dài.
Tiếp đến, mô hình quản lý dữ liệu nên được thiết kế theo hướng “tập trung – phân tán”. Nghĩa là dữ liệu được quản lý thống nhất ở cấp Trung ương, nhưng vẫn cho phép địa phương cập nhật linh hoạt, từ đó bảo đảm tính kiểm soát và tính chủ động trong thực thi.
Ngoài ra, cần đầu tư mạnh cho đào tạo và nâng cao năng lực kỹ thuật số của cán bộ cơ sở, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công – tư để tận dụng nguồn lực xã hội hóa, nhất là từ khu vực công nghệ. Một khi dữ liệu đất đai được liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác như dân cư, thuế, tài sản, hệ thống sẽ hình thành một “hệ sinh thái dữ liệu” phục vụ cho cả quản lý nhà nước lẫn người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, khi Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 yêu cầu xây dựng Bảng giá đất hàng năm, bám sát thị trường và dựa trên dữ liệu thực tế, thì vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai lại càng nổi bật. “Không có dữ liệu chính xác, minh bạch thì việc định giá đất dễ rơi vào cảm tính, dẫn đến méo mó thị trường và mất công bằng xã hội,” ông Huy cảnh báo. Dữ liệu đầy đủ còn là điều kiện để áp dụng các mô hình định giá tự động bằng công nghệ, giảm thiểu sự can thiệp chủ quan và rút ngắn thời gian xác định giá.

Xa hơn nữa, cơ sở dữ liệu đất đai sẽ là nền tảng quan trọng để nghiên cứu và triển khai các chính sách lớn như đánh thuế bất động sản, một hướng đi đang được nhiều quốc gia áp dụng để điều tiết thị trường và tăng thu ngân sách một cách bền vững. Để làm được điều này, cần xác định rõ ai đang sở hữu gì, sở hữu bao nhiêu, giá trị là bao nhiêu... điều mà chỉ một hệ thống dữ liệu đất đai liên thông với dữ liệu thu nhập, hộ tịch, tài sản mới có thể đảm bảo.
“Cơ sở dữ liệu đất đai không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà là trụ cột chính sách. Nó tạo điều kiện để Nhà nước quản lý hiệu quả, để người dân được đối xử công bằng và để thị trường vận hành minh bạch”, ông Huy khẳng định.
Về lâu dài, ông đề xuất cần thể chế hóa rõ ràng trách nhiệm cập nhật dữ liệu giữa các cơ quan từ cấp xã đến trung ương; áp dụng quy chuẩn chung trong lưu trữ, khai thác dữ liệu; và đặc biệt là xây dựng khung pháp lý đủ mạnh để bảo vệ an toàn, quyền riêng tư dữ liệu, đồng thời thúc đẩy chia sẻ dữ liệu liên ngành.
“Cơ sở dữ liệu đất đai, nếu được thiết kế và vận hành tốt, sẽ là ‘trục số’ liên kết toàn bộ hệ thống tài nguyên quốc gia cả về vật chất lẫn thông tin. Đây chính là nền tảng để Việt Nam chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới minh bạch hơn, công bằng hơn và hiệu quả hơn,” ông Nguyễn Quang Huy kết luận.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/6: Loạt dự án chung cư tái khởi động sau nhiều năm “đắp chiếu”
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/6: Tân Hoàng Minh đề xuất siêu dự án đô thị thông minh hơn 4.300 ha...
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/6: Bộ Xây dựng thí điểm Trung tâm giao dịch BĐS
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/6: Yêu cầu doanh nghiệp bất động sản không lợi dụng khan hiếm để thao túng...
Sun Feliza Suites “chào sân” thị trường, thu hút gần 2.000 chuyên viên BĐS
Ngày 19/6 tại Hà Nội, gần 2.000 chuyên viên kinh doanh từ các đại lý phân phối đã hội tụ tại sự kiện Lễ ra quân (kick-off) dự án Sun Feliza Suites – tổ hợp...
Quảng Ninh: Sắp có sân golf 36 hố hơn 1.100 tỷ đồng
Dự án sân golf Uông Bí do Công ty Cổ phần đầu tư sân golf Hạ Long Bay làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng vừa chính thức được...
Không yêu cầu người dân chỉnh lý giấy tờ đất sau sáp nhập
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, kéo theo việc giảm số lượng tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34...
Bất động sản phía Nam 2025: Bình Dương vươn lên, thị trường phục hồi theo chu kỳ mới
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/6: Kiến nghị không kiểm toán dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp tự...
Hải Dương chuẩn bị thu hồi gần 4.600 thửa đất để thực hiện dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Bình Định cam kết không tăng giá nhà ở xã...
Trung Quốc triển khai trung tâm thương mại dưới nước chạy bằng năng lượng điện gió
Trung Quốc đã chính thức ra mắt dự án trung tâm dữ liệu thương mại dưới nước (UDC) đầu tiên trên thế giới, sử dụng năng lượng điện gió ngoài khơi.
Thị trường bất động sản tháng 5: Hồi phục?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 5/2025 đang cho thấy những tín hiệu phục hồi rõ rệt, đặc biệt ở phân khúc căn hộ chung cư tại các thành phố lớn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/6: Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm nguồn cung nhà ở
Thanh Hóa phát hiện công trình xây dựng trái phép gần 600m2 trên đất nông nghiệp; Phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; Hà Nội cấp hơn 68.000 giấy...
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng...
Dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” khởi động lại sau hơn 20 năm đình trệ
Sau hơn hai thập kỷ kể từ ngày được cấp phép đầu tư lần đầu vào năm 2004, dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” do Công ty Liên doanh Quốc...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/6: Thị trường bất động sản TP.HCM và vùng giáp ranh khởi sắc trở lại
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng quy mô gần 1.900 ha; Ninh Bình lập quy hoạch khu đô thị và nông nghiệp công nghệ cao hơn 900 ha tại Kim Sơn;Văn...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/6: Bộ Xây dựng làm rõ quy định chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương...
Đông Anh đầu tư gần 2.700 tỷ đồng xây hai tuyến đường huyết mạch; Hải Dương sắp có sân vận động 30.000 chỗ, quy mô gần bằng Mỹ Đình; Bất động sản Alpha King bị...
Bất động sản Việt Nam ngày càng thu hút giới siêu giàu quốc tế
Giới đầu tư quốc tế đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ tới các thành phố của châu Á. Trong đó, những dự án bất động sản cao cấp tại các thành phố lớn của Việt Nam được chú ý.
Thủy sản Việt và “cuộc hẹn” chuyển đổi Xanh
Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh”, ngày 7/6, tại TP Nha Trang, hơn 150 đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Từ 1/7, UBND cấp xã được quyền cấp phép xây dựng và xử lý cưỡng...
Lộ diện chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng tỷ đô Monbay Vân Đồn;Bình Dương phê duyệt thêm 2 khu nghỉ dưỡng quy mô 680 ha; Nhà ở xã hội lập đỉnh giá 27...
Đà Nẵng đẹp và “giàu” hơn nhờ Lễ hội pháo hoa quốc tế
Sau 13 lần tổ chức và 8 năm “xã hội hoá” lễ hội pháo hoa quốc tế, những gì Đà Nẵng đạt được không chỉ là thương hiệu “độc quyền” của thành phố pháo hoa...
Xu hướng bất động sản thế giới đến nội đô Hà Nội – Chuẩn mực sống và đầu tư mới
Trong khi các thị trường bất động sản cao cấp thế giới như Tokyo, Singapore, Hong Kong… luôn được xem là tiêu chuẩn vàng với giá trị neo cao và khả năng sinh lời từ...
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/6: 55 dự án chậm triển khai có nguy cơ bị thu hồi đất
Keppel bán thêm vốn tại loạt dự án bất động sản lớn ở TP.HCM; Hà Nội sắp khởi công cầu Trần Hưng Đạo gần 16.000 tỷ đồng vào dịp Quốc khánh; Bắc Giang xử lý...
Xem nhiều




