Đề xuất tăng gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng lên 140.000 tỷ đồng
Đây là đề xuất xủa Ngân hàng Nhà nước với thời hạn cho vay tăng lên và lãi suất giảm đi. Theo đó, tăng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lên 140.000 tỷ đồng.
Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 vào chiều 5/8 tại Hà Nội, thông tin về gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ, Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng, Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp, đến nay mới có 34/63 tỉnh thành có văn bản, công bố 78 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên cổng thông tin điện tử. Đến nay, các ngân hàng đã giải ngân với số tiền là 1.344 tỷ đồng bao gồm: 1.295 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 12 dự án và 49 tỷ đồng cho người mua nhà tại 5 dự án.
Theo Nghị quyết số 33 của Chính phủ, triển khai Chương trình gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ cho vay, cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường trong các thời kỳ.
NHNN đang ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3 - 5% (đối với khách hàng là Chủ đầu tư thì giữ nguyên mức hỗ trợ 1,5-2%).
Bộ Xây dựng đã có văn bản thống nhất với đề xuất của NHNN, tạo điều kiện cho người tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, cũng như phù hợp với Thông báo 123 của Chính phủ ngày 27/3/2024, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhà ở xã hội; Nghị quyết 44 của Chính phủ 5/4/2024, phiên họp Chính phủ thường kì tháng 3/2024, Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương; Công điện 32 ngày 5/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp điều hành tăng cường tín dụng năm 2024.
Về nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị NHNN chỉ đạo, khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng và nới tín dụng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các thủ tục nghiên cứu, xem xét tăng thời hạn nhà ở lãi suất cho vay, nguồn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.
Thời hạn cho vay là 10-15 năm, lãi suất ưu đãi hơn, thấp hơn 3-5% so với ngân hàng thương mại thông thường, để hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Đối với các địa phương, khẩn trương quy hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đặt ra ở Chỉ thị 34 của Trung ương, triển khai thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cần chỉ đạo, kiểm tra việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo chất lượng, có đủ hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, các dịch vụ thiết yếu đối với các dự án nhà ở thương mại, khuyến khích nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế, giải pháp cụ thể để rút ngắn thủ tục hành chính để lập và phê duyệt dự án giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục bố trí xây dựng, hỗ trợ khuyến khích cho các doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án tạo nguồn lực, nguồn cung của thị trường và tận dụng được nguồn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.
Các địa phương cần tập trung, đôn đốc các chủ đầu tư đã khởi công xây dựng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đồng thời yêu cầu các dự án tiếp tục lựa chọn chủ đầu tư sớm khởi công xây dựng. Đề nghị hai thành phố, đặc biệt là thành phố Hà Nội và TPHCM nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thu hút, đẩy nhanh xây dựng phát triển nhà ở xã hội đảm bảo mục tiêu của Đề án đặt ra.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, quan điểm của NHNN muốn trình thêm các chính sách cởi mở hơn tạo thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của Thống đốc, hiện có 4 NHTMCP muốn tham gia với quy mô 5.000 tỷ đồng/ngân hàng nâng quy mô gói tín dụng lên 140.000 tỷ đồng. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay gói tín dụng này giảm 3%/năm thay vì 2%/năm như hiện tại. Thời gian xác định lãi suất đề xuất điều chỉnh 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần…
"Đáng chú ý, sau thời gian ưu đãi, NHNN không để thả nổi, tránh hiện tượng ngân hàng tự ý tăng lãi suất lên cao mà vẫn kiểm soát lãi vay trên tinh thần vẫn thấp hơn mặt bằng chung để hỗ trợ người vay hiệu quả hơn. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN khuyến khích các ngân hàng cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội, tạo điều kiện tối đa cho người mua nhà có thu nhập thấp...", lãnh đạo NHNN khẳng định.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thực tiễn thời gian qua cho thấy định hướng từ đầu năm của Chính phủ về "chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả" là cơ bản phù hợp và được NHNN tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, kết hợp hài hòa với các chính sách khác về tài khóa, thương mại, đầu tư, bất động sản… Từ đó góp phần để nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêu đã đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng cả 3 khu vực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và có thặng dư.
Theo Thủ tướng, chúng ta đang có nền tảng kinh tế vĩ mô tốt, các tổ chức tài chính thế giới đều dự báo triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn còn những khó khăn trước mắt và lâu dài khi áp lực lạm phát còn cao, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu vay vốn tăng cao vào cuối năm, nhu cầu ngoại tệ tăng, rủi ro từ căng thẳng địa chính trị trên thế giới… Cùng với đó, số tiền trong dân gửi trong ngân hàng hiện đạt khoảng trên 15 triệu tỉ đồng, Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu rút kinh nghiệm để làm tốt hơn và mở rộng hơn các gói tín dụng để khuyến khích cho các động lực tăng trưởng.
Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với các chính sách khác để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh tiền tệ…
Cụ thể, điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, tập trung cho các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới. Điều hành tỷ giá linh hoạt bằng các công cụ khác nhau. Tiếp tục chỉ đạo, vận động các ngân hàng tiết giảm chi phí, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay với các động lực tăng trưởng, các dự án hạ tầng; trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước tiên phong thực hiện "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Đồng thời, điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp diễn biến thị trường. Điều hành linh hoạt, hài hòa, hợp lý, cân bằng giữa lãi suất và tỉ giá. Điều hành tín dụng phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; thu hồi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ tổ chức tín dụng không sử dụng hết và bổ sung cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các chương trình ưu đãi. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng, giảm chi phí, chống tiêu cực, làm lợi cho người dân.
Cùng với đó, tăng cường quản lý, kiểm soát thị trường vàng, ngoại tệ một cách căn cơ, bài bản. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025"; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Làm tốt hơn công tác thông tin, truyền thông, chú trọng truyền thông rõ ràng, minh bạch về các sản phẩm của các tổ chức tín dụng, nâng cao hiểu biết của người dân. Đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, tăng cường công khai, minh bạch.
Thủ tướng hoan nghênh NHNN đề xuất tăng gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lên 140 nghìn tỷ đồng với thời hạn cho vay tăng lên và lãi suất giảm đi; yêu cầu phải nghiên cứu điều kiện tiếp cận phù hợp, tìm cách làm bằng được gói tín dụng này vì đây là chính sách nhân văn, giúp những người khó khăn có chỗ ở.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 6/8: Hơn 40 nghìn căn nhà ở xã hội được hoàn thành trong 3 năm
-
Quảng Trị: Tìm nhà đầu tư quan tâm dự án khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội
-
Những điểm mới Luật Nhà ở 2023: Gỡ bỏ nhiều nút thắt để phát triển nhà ở xã hội
-
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 31/7: Hà Nội sắp có dự án Khu nhà ở gần 140ha
-
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều lô đất “vàng” ở Thủ Thiêm sắp được đưa ra đấu giá trở lại
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức).
Khánh Hòa: Kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 82/CĐ-TTg...
Hà Nội: Gần 2.500 căn hộ chung cư tái định cư trong tình trạng chưa đưa vào sử dụng
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội có 174 dự án nhà chung cư tái định cư....
Quy định về nội dung hợp đồng thuê nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định rõ về nội dung hợp đồng về nhà ở.
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 9/9: Giá căn hộ tại Hà Nội đang tiến gần mức giá biệt thự, liền kề
Tập đoàn T&T sắp khởi công cụm công nghiệp lớn nhất huyện Phúc Thọ;Bàn giao mặt bằng sớm được thưởng 500 triệu đồng;...
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp về vướng mắc bảng giá đất của Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/9
Mới đây, thông tin đến phóng viên Báo điện tử Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, đã nhận được thư mời họp...
TP. Hồ Chí Minh: Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Khu Công nghệ cao
Ngày 6/9, UBND TP. Hồ Chí Minh (TP HCM) có Quyết định Phê duyệt “Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM tại Khu Công nghệ cao giai đoạn 2025 – 2030”.
Mỹ Đức (Hà Nội): Thêm một khu đất gần 20 nghìn m2 được xây dựng hạ tầng để đấu giá
Thành phố Hà Nội vừa ký quyết định giao 19.815m2 đất tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu...
Danh sách 9 dự án nhà đủ điều kiện đưa vào kinh doanh tại Hà Nội
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố có 9 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hy hữu: Đang ngủ, cụ bà bị tảng bê tông rơi trúng giường
Không chỉ khiến hàng ngàn cây cối đổ rạp, cơn bão số 3 (Yagi) còn khiến cho một số ngôi nhà, chung cư tại Hà Nội bị sập trần, nứt kính; thậm chí đổ sập. Một cụ bà may mắn thoát nạn, khi bị một tảng bê tông rơi trúng giường khi đang ngủ.
Quy định mới về đánh số căn hộ chung cư
Đánh số căn hộ của nhà chung cư được quy định tại Thông tư 08/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
Tiêu chuẩn diện tích của nhà ở xã hội từ ngày 01/8/2024 như thế nào?
Theo khoản 2, Điều 27 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội...
Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng chục block chung cư bỏ trống tại khu tái định cư nghìn tỷ ở Bình Chánh
Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) hiện nay vẫn còn hàng chục block chung cư...
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 7/9: Sẽ thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội
Đề xuất cải cách bảng giá đất để đảm bảo công bằng cho người đân;Bộ TN&MT thông tin về đấu giá đất tại Hoài Đức, Thanh Oai;...
“Bom tấn” khu Đông Bắc Hà Nội khiến thị trường bất động sản dậy sóng
Thông tin về dự án Vinhomes Global Gate (tên chính thức của dự án Vinhomes Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) đang khuynh đảo các diễn đàn bất động sản, thúc đẩy nhà đầu tư...
Người thuê đất có những quyền gì?
Theo Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế được “cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất”....
Bà Rịa – Vũng Tàu: Còn nhiều dự án nhà ở xã hội bị chậm tiến độ
Giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ triển khai 17 dự án, quy mô 54,3ha, bố trí dự kiến khoảng 12.798 căn...
Hà Nội sẽ xây dựng siêu công viên 100 ha tại quận Hà Đông
UBND quận Hà Đông (Hà Nội) vừa phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc siêu công viên 100 ha (Dự án khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí,...
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 6/9: TP HCM kiến nghị giải quyết hồ sơ đất đai từ 1/8
Phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công;Kiến nghị giải quyết hồ sơ đất đai từ 1/8;...