Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/3: Dự án Dragon City Park tại Đà Nẵng 10 năm chưa ra được sổ đỏ
Yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xử lý vi phạm về đất đai, đê điều; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm; Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm thoát cảnh bỏ hoang nhờ bán đấu giá; Yêu câu dự án xây biệt thự lấn sông Hàn tăng diện tích cây xanh…là những tin tức xây dựng – bất động sản đáng chú ý.
Dự án Dragon City Park tại Đà Nẵng 10 năm chưa ra được sổ đỏ
Dự án Dragon City Park, một trong những dự án bất động sản lớn tại Đà Nẵng, đang vướng phải những vấn đề pháp lý kéo dài, khiến hàng ngàn khách hàng và nhà đầu tư mua đất tại đây từ năm 2016 vẫn chưa thể nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Dự án này nằm ở vị trí đẹp ngay cạnh Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Dù hạ tầng của dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng việc bàn giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua vẫn chưa thực hiện được. Nhiều khách hàng đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết quyền lợi của mình.
Mới đây, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng đã báo cáo kết quả thực hiện đối với hai dự án khu đô thị xanh Dragon City Park và khu đô thị mới nam cầu Tuyên Sơn. Theo báo cáo của Sở, từ giai đoạn 2004-2012, TP Đà Nẵng đã thực hiện giao đất và cho thuê đất tại các dự án này theo hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không thông qua đấu giá. Tuy nhiên, diện tích đất chưa được giải phóng mặt bằng nên chưa thể bàn giao đất và cấp sổ đỏ cho khách hàng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, mặc dù các dự án đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhưng chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thanh tra Chính phủ không yêu cầu thu hồi các dự án này, nhưng yêu cầu xác định lại giá đất nếu trước đây tính giá thấp hơn bảng giá quy định.
Để giải quyết vấn đề này và cấp sổ đỏ cho khách hàng, TP Đà Nẵng đã gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến thống nhất về việc không cần xác định lại giá đất, dựa trên hợp đồng giao đất có thu tiền sử dụng đất đã ký kết trước đó.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 12/3/2025, các bộ đã phúc đáp báo cáo của thành phố. Thời gian tới, Sở sẽ tổng hợp các ý kiến của các bộ và báo cáo UBND TP Đà Nẵng để hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho khách hàng trong tháng 3/2025.
Yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xử lý vi phạm về đất đai, đê điều
Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xử lý các vi phạm liên quan đến đất đai và đê điều theo kết luận thanh tra số 495/2024 của Thanh tra Chính phủ. Các vụ việc cần xử lý bao gồm các dự án xây dựng nhà máy, bến bãi và kinh doanh vật liệu trái phép, vi phạm quy định của Luật Đê điều và Luật Đất đai.
Các dự án và vụ việc được yêu cầu xử lý gồm: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Thành An, vi phạm tại khu vực bãi sông; vụ vi phạm kinh doanh vật liệu trái phép của ông Phạm Văn Phong tại khu vực bãi sông với diện tích đất gần 10.400m2; dự án của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hùng; và các dự án đầu tư xây dựng bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng của Hộ kinh doanh Bùi Xuân Tấu và Công ty TNHH Duẩn Dung.
Bộ NN-MT yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Bộ và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 30/5. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, các hồ sơ sẽ được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ cho biết các vi phạm này đã tồn tại từ lâu và chưa được xử lý triệt để. Dự án của Công ty Thành An, chẳng hạn, có diện tích sử dụng đất trên 18.800m2, xây dựng nhà máy trái phép tại khu vực bãi sông, vi phạm Luật Đê điều. Hộ kinh doanh của ông Phạm Văn Phong cũng vi phạm tương tự, với diện tích đất gần 10.400m2.
Cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đã kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính về đê điều nhiều lần, nhưng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý theo Luật Đất đai. Thanh tra Chính phủ cho rằng việc xử lý vi phạm chưa nghiêm túc, không dứt điểm, làm ảnh hưởng đến không gian thoát lũ và không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Trước nguy cơ chậm tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đã yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, thực hiện nghiêm các cam kết và đảm bảo giải ngân hết số vốn đã được giao.

Hiện nay, một số dự án giao thông trọng điểm tại Bình Dương gặp khó khăn, đặc biệt trong việc xác định đơn giá đất, ảnh hưởng đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng. Các dự án như đường vành đai 3 TP.HCM, đường vành đai 4 TP.HCM, và cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đang triển khai nhưng vẫn vướng một số vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, Dự án đường vành đai 3 qua Bình Dương đã hoàn thành 95,7% công tác bàn giao mặt bằng, nhưng tiến độ thi công mới đạt khoảng 26,2%. Trong khi đó, Dự án đường vành đai 4 qua Bình Dương đã bị gián đoạn do phải điều chỉnh hướng tuyến và quy mô. Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các huyện, thành phố của Bình Dương.
Sau khi khảo sát thực tế, Bí thư Nguyễn Văn Lợi đã yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất, hoàn tất thẩm định giá đất vào cuối tháng 3. Ông cũng yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư tăng tốc giải ngân vốn và thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tài chính và tiến độ của từng dự án.
Các dự án trọng điểm như đường vành đai 3 dài 26,6 km, đường vành đai 4 dài 48 km và cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với tổng mức đầu tư lần lượt khoảng 19.280 tỷ đồng, 23.640 tỷ đồng và 17.400 tỷ đồng, đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao thông và kết nối khu vực.
Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm thoát cảnh bỏ hoang nhờ bán đấu giá
TP.HCM đã thông qua phương án bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, sau nhiều lần không thành công. Các sở, ngành đã tiến hành rà soát và xác định đây là giải pháp tối ưu. Mục đích sử dụng các căn hộ này đã được Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển thành nhà ở thương mại.
Theo báo cáo từ Sở Xây dựng, các căn hộ này nằm trong kế hoạch đầu tư 12.500 căn hộ tái định cư được phê duyệt từ nhiệm kỳ 2005-2010. Tuy nhiên, nhiều hộ dân không đồng ý phương án tái định cư hoặc chọn nhận tiền bồi thường, dẫn đến tình trạng thừa thãi căn hộ.
Mặc dù TP.HCM đã tổ chức đấu giá ba lần vào các năm 2017, 2018 và 2021, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tham gia do giá khởi điểm quá cao và cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Các chuyên gia cho rằng bài toán tài chính khó khăn và chi phí bảo trì là nguyên nhân chính.
Với quyết định mới, 1.570 căn hộ tại các khu R4, R5 sẽ được chuyển thành nhà ở xã hội, phần còn lại sẽ tiếp tục bán đấu giá để thu hồi vốn. Mặc dù trước đây việc đấu giá không thành công, TP.HCM kỳ vọng lần này sẽ giải quyết được tình trạng bỏ hoang, đồng thời hoàn trả vốn đầu tư cho dự án Thủ Thiêm.
Yêu câu dự án xây biệt thự lấn sông Hàn tăng diện tích cây xanh
Ngày 25-3, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đã có phản hồi về dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (tên thương mại Marina Complex) sau khi người dân phản ánh về hoạt động thi công trong khu vực dự án.

Trước đó, đầu tháng 3, người dân phát hiện xe, máy múc đang hoạt động trong khi dự án đã tạm dừng do các vấn đề pháp lý, gây lo ngại về tính hợp pháp và việc điều chỉnh quy hoạch.
Theo thông tin từ UBND quận Sơn Trà, phường Nại Hiên Đông đã tiến hành kiểm tra và cho biết, Công ty Cổ phần Bến du thuyền Đà Nẵng, đã nhận được Giấy phép xây dựng số 100 từ Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vào năm 2019 và được cấp phép tiếp tục thi công các hạng mục còn lại vào tháng 1-2025. Dự án đang triển khai xây dựng 16 căn biệt thự liền kề, cao từ 3 đến 4 tầng, với diện tích từ 369-813m2 mỗi căn. Công tác thi công bắt đầu từ ngày 3-3-2025 và dự kiến hoàn thành vào quý 2-2026.
Trước tình hình trên, UBND phường Nại Hiên Đông sẽ tiếp tục phối hợp với Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị quận Sơn Trà để giám sát tiến độ thi công và xử lý vi phạm (nếu có).
Marina Complex, có diện tích 11,7ha, đã được triển khai từ năm 2016. Giai đoạn 1 đã xây dựng hơn 100 căn shophouse và giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2019. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, dự án gặp phải phản ứng từ dư luận do lo ngại ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn, đặc biệt là khi san nền và xây dựng kè bao. Chính quyền TP Đà Nẵng đã tổ chức các cuộc thẩm định và xác nhận rằng việc thi công không gây ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và ngập lụt vào mùa mưa bão. UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu nhà đầu tư điều chỉnh dự án để tăng diện tích cây xanh, bổ sung không gian công cộng, và tạo lối đi bộ dọc bờ sông cho người dân.
TIN LIÊN QUAN
-
Báo lãi đậm trong năm 2024, ‘trùm’ chăn nuôi Dabaco đang làm ăn ra sao?
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Ninh Bình giao công an vào cuộc vụ giá nhà đất TP Hoa Lư tăng...
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/3: Dự Án 69 Triều Khúc ( Hà Nội) bỏ hoang gây lãng phí
-
Khẩn trương hoàn thiện, sớm ban hành 2 nghị định về đất đai, bất động sản
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/5: Đề xuất giao cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất...
Giá căn hộ TP.HCM lập đỉnh mới, có thể vượt 100 triệu đồng/m² trong năm 2025; Bắc Ninh yêu cầu báo cáo Dự án chung cư Dabaco Park View xây trên đất công cộng...
Bình Thuận sẽ có khu công nghệ cao 1.000ha nằm ở vị trí thuận lợi hiếm có
UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất quy hoạch khu công nghệ cao 1.000ha tại vị trí "vàng" gần trung tâm TP. Phan Thiết, có đủ hạ tầng thủy lợi...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh
Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn...
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực của thị trường bất động sản trong quý I/2025.
Nhà mặt tiền 1,3m rao bán hơn 3 tỉ: Chỉ có ở trung tâm Hà Nội?
Căn nhà có "mặt tiền" chỉ 1,3m, diện tích 18m2 được rao bán với giá 3,35 tỉ đồng thu hút hàng nghìn ý kiến của cư dân mạng, là minh chứng sống động...
Hà Nội có 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Thành phố Hà Nội phê duyệt 148 khu đất, triển khai dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội, mở ra cơ hội phát triển bất động sản thành phố.
Xanh Island Cát Bà: Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”
Trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và sôi động trở lại, Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại trung tâm đảo Cát Bà đã nhanh chóng thành cái tên “gây sốt” được...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/5: Đề xuất áp giá trần và tăng giám sát đối với nhà ở xã hội
Doanh nghiệp làm dự án “chui” ngoài khu đất được giao; Giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh; Đề xuất cưỡng chế thu hồi nhà ở xã hội sử dụng...
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Sáng 13/5, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình của...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/5: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nhẹ đến cuối năm 2025
Đất Xanh Group triển khai loạt dự án quy mô hàng trăm hecta; TP.HCM quy hoạch thêm 14 khu công nghiệp mới; Hà Nội giao hơn 10.000m² đất tại Long Biên để phát triển...
Công viên nước mới khai trương ở Hà Nam có gì mà khiến dư luận xôn xao đến vậy?
Ngày 10/05, Tập đoàn Sun Group đã chính thức khai trương Công viên nước Sun World Ha Nam sau 11 ngày mở cửa đón khách. Đây là công viên nước mang chủ đề múa rối...
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?
Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
Sun Group “trình làng” tổ hợp BĐS dòng tiền cận biển Mỹ Khê, trung tâm du lịch Đà Nẵng
Sun Property (thành viên Sun Group) chính thức ra mắt Sun Costa Residence - “siêu phẩm” đầu tiên trong bộ sưu tập bất động sản (BĐS) cao cấp phiên bản giới hạn mới tại Đà...
KCN Minh Châu: Dự án chuyển đổi gần 90ha đất trồng lúa tại Nam Định
Khu công nghiệp Minh Châu (KCN Minh Châu), với quy mô 100ha tại tỉnh Nam Định, đang được Công ty Cổ phần Thịnh Vượng Minh Châu lên kế hoạch triển khai. Dự án này sẽ...
Hà Nội: Nhiều chung cư, tòa nhà chưa nghiệm thu PCCC vẫn hoạt động
Chính quyền quận Hà Đông (Hà Nội) vừa công khai danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng đã đưa vào sử dụng, vi phạm nghiêm trọng quy...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/5: Yêu cầu tháo gỡ hơn 2.200 dự án “treo” với tổng vốn gần 6 triệu...
Yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng phục vụ phát triển hạ tầng và công nghệ; Phê duyệt khu tái định cư phục vụ dự án cao tốc Tân Phú...
Hưng Yên: Không có "đột biến" tại phiên đấu giá đất vùng ven đô
Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 18km, thị trường giá bất động sản huyện Văn Lâm thường được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không có sự trả giá cao đột biến...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Nhiều dự án sử dụng vốn ADB ở Quảng Trị nguy cơ chậm tiến độ
Thanh Hóa tận dụng Trung tâm Hội nghị hơn 160 tỷ đồng bị bỏ hoang; An Giang xem xét kỷ luật loạt lãnh đạo huyện và thành phố liên quan sai phạm đất đai;...
Xem nhiều




