Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Sửa Luật để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở
Trong Công văn số 156/2023/CV- HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới đây, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị sửa đổi một số quy định bất cập tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, đang có quyền sử dụng đất… để thực hiện dự án nhà ở.
![]() |
Một số quy định còn bất cập, chưa sát thực tế
Dự thảo Luật Đất đai tiếp tục quy định 02 phương thức để lựa chọn nhà đầu tư hoặc công nhận nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. Trong đó, phương thức thứ nhất là Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 79), sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 126) hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 127) để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, trong đó có dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Các quy định này về cơ bản đã “thể chế hóa” chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất (Nghị quyết 18).
Phương thức thứ hai là nhà đầu tư sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai quy định: Đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và tại khoản 6 thì cả phương thức 1 và phương thức 2 đều quy định: Trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác.
HoREA nhận thấy, các quy định này chưa “thể chế hóa” đầy đủ chủ trương của Nghị quyết 18 và có một số bất cập, chưa sát thực tế.
Nhiều dự án bất động sản sẽ “tắc” nếu không sửa luật
Hiệp hội đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai để tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế, nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, đang có quyền sử dụng đất đối với các loại đất hoặc đang có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ có quy mô lớn…
Theo HoREA, nếu không sửa điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì có thể dẫn đến hệ quả là việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trong khoảng 10 năm sắp tới sẽ "tắc", không đạt được hiệu lực, hiệu quả cao nhất như Nghị quyết 18 đề ra.
Ngày 31/10, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 quy định: Đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở. Trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác.
Theo HoREA, các quy định này chưa thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Nghị quyết 18 là tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai chỉ cho phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở hoặc phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác nên có nội hàm "chật hẹp" hơn so với các quy định hiện hành tại Điều 73, điểm b khoản 1 Điều 169, khoản 2 Điều 191 và khoản 1, khoản 2 Điều 193 Luật Đất đai 2013.
Luật Đất đai 2013 cho phép tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các loại đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư, trong đó có dự án nhà ở thương mại. Điểm b khoản 1 Điều 128 cũng "hẹp" hơn so với Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật 2022 quy định 2 trường hợp có quyền sử dụng đất ở hoặc có quyền sử dụng đất ở và đất khác không phải là đất ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 cũng chưa đồng bộ, thống nhất với cả khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai. Bởi, khoản 6 quy định 2 trường hợp nhà đầu tư phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Còn điểm b khoản 1 Điều 128 thì chỉ quy định 1 trường hợp nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở mà không cho phép nhà đầu tư thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và đất khác để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Do đó, điểm b khoản 1 đã "vênh" với khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai mà nếu nội dung điểm b khoản 1 được thông qua thì trong khoảng 10 năm sắp tới các nhà đầu tư sẽ không còn được phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và đất khác để thực hiện dự án nhà ở thương mại nên cũng sẽ không có doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện phải đang có quyền sử dụng đất ở và đất khác theo quy định tại khoản 6 Điều 128 dự thảo Luật Đất đai…
TIN LIÊN QUAN
-
Quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
-
Quy định về xây dựng nhà ở trên đất vườn
-
Quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
-
Quy định về xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm
-
Kiến nghị giảm thuế cho doanh nghiệp bất động sản
-
Nhận ủy quyền giao dịch, chuyển nhượng bất động sản…: Phải là tổ chức kinh tế có pháp nhân
-
HoREA đề xuất kết hợp hai phương án về đặt cọc bất động sản
32 dự án tại Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất
UBND TP Hà Nội đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn
Tin bất động sản ngày 2/12: Bắc Giang sắp đấu giá gần 200 lô đất
Đà Nẵng chính thức phê duyệt quy hoạch đô thị huyện lỵ Hòa Vang; Quảng Bình duyệt quy hoạch khu vực phụ cận phía Đông Nam đô thị Dinh Mười quy mô 683 ha...
Sở Xây dựng Hà Nội thông tin về "dự án 25 tầng được miễn giấy phép"
Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, qua kiểm tra, rà soát, đơn vị chưa nhận được hồ sơ liên quan đến việc miễn giấy phép xây dự án. “Các trường hợp miễn...
Toàn cảnh sai phạm vụ 500 căn biệt thự trái phép ở Đồng Nai
Kết luận Thanh tra của tỉnh Đồng Nai xác định, trong vụ Công ty LDG xây 488 biệt thự trái phép có nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan.
Hà Nội xem xét thu hồi 50 dự án bất động sản chậm triển khai
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 08/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập...
Thêm 1.700 căn hộ ở TP.HCM được cấp phép bán “nhà trên giấy”
Dự án nằm trên địa bàn phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Diện tích đất khu công trình hỗn hợp chung cư cao tầng - thương mại dịch vụ là hơn 19.300 m2.
Tin bất động sản ngày 1/12: Hà Nội đề xuất thu hồi gần 13.000 ha đất để triển khai công trình, dự án năm 2024
Bình Dương sắp có thêm khu công nghiệp 700ha tại Bàu Bàng;Thu hồi dự án 2.300 tỉ đồng tai tiếng của FLC ở Thanh Hóa; Lâm Đồng tìm nhà đầu tư Dự án Khu công...
Ngoài dự án “tai tiếng” khiến Chủ tịch HĐQT bị bắt, LDG đang làm chủ đầu tư những dự án nào?
Hiện LDG Group đầu tư phát triển hàng chục dự án bất động sản với các loại sản phẩm từ chung cư, nhà phố biệt thự, shophouse... trải dài khắp từ Bắc tới Nam.
Chuyên gia: Văn phòng hạng A vẫn là phân khúc được ưa chuộng
Nhu cầu đối với văn phòng Hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Trước nhu cầu lớn về mặt bằng cao cấp và đạt các cam kết ESG, tòa nhà với chất lượng xây...
Hà Nội: Dự kiến thu hồi hơn 12.800ha đất để triển khai 2.836 công trình, dự án
UBND Thành phố Hà Nội đề xuất HĐND Thành phố xem xét, thông qua danh mục 2.836 công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 với tổng diện tích 12.858,03ha.
Thành phố Hồ Chí Minh: Loạt biệt thự, nhà hàng xây dựng không phép ở “khu nhà giàu” Thảo Điền
Hàng loạt công trình xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, rạch… tại phường Thảo Điền.
Bình Thuận tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về pháp lý cho loạt dự án bất động sản
Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận vừa triển khai cuộc họp chuyên đề bất động sản tháo nhằm nghe báo cáo tồn tồn tại, vướng mắc đối với các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở thương mại đã được chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa: Xem xét thu hồi dự án 2.300 tỷ đồng của Tập đoàn FLC
Qua xem xét báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao các Sở, ngành chuyên môn...
Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ cổ phần hoá Tổng Công ty Tín Nghĩa và vụ án thuộc diện theo dõi
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhung tiêu cực tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các...
Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội
Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục "bủa vây" doanh nghiệp bất động sản
Theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động...
Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản
Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp...
Hà Nội: Xử lý loạt vi phạm tại khu đô thị Thanh Hà
Mới đây, UBND huyện Thanh Oai thông báo kết luận của Phó chủ tịch Nguyễn Trọng Khiển tại cuộc họp xem xét việc xử lý vi phạm tồn tại của khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B.
Chỉ có hơn 4.300 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 11 tháng
11 tháng năm 2023, cả nước có 4.312 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247.054 tỷ đồng, tương đương với 52,6% và 57,1%...
Xem nhiều




