Hàng loạt thương nhân xăng dầu gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Mới đây, tập thể thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu đã gửi văn bản kiến nghị tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương xây dựng. Lý do gửi bản kiến nghị vì Dự thảo Nghị định trái với nhiều luật hiện hành và không phù hợp về bối cảnh mới của sự vận hành thị trường xăng dầu.
![]() |
Dự thảo nghị định còn nhiều bất cập
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Dự thảo) hướng tới hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh doanh xăng dầu với các mục tiêu như: Bảo đảm an ninh năng lượng và nhiên liệu; Tạo điều kiện cho phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong nước; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp và nhiều chuyên gia đánh giá dự thảo không những không đạt được những mục tiêu này mà còn khiến cho các thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của thị trường.
Để bảo đảm nguồn cung cho thị trường, cơ quan chức năng cần tập trung xây dựng chuỗi cung ứng từ đầu vào quốc tế đến khâu phân phối ở trong nước được bảo đảm bởi cộng đồng doanh nghiệp nội địa lớn mạnh và thông qua mạng lưới phân phối từ nhập khẩu đến bán lẻ. Trong khi đó cơ chế quản lý vừa qua và quy định của Dự thảo vẫn tiếp tục duy trì tình trạng lấn át và chèn ép ngày càng tăng của các doanh nghiệp lớn đang thống lĩnh thị trường, đẩy nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ xăng dầu đến nguy cơ phá sản. Với cơ chế vận hành như vậy, Dự thảo Nghị định không tạo điều kiện cho cạnh tranh minh bạch và công bằng, kết hợp với việc quỹ bình ổn giá không phát huy hiệu quả, dẫn đến người tiêu dùng không thể hưởng lợi từ giá cả cạnh tranh và chất lượng xăng dầu đạt chuẩn.
![]() |
Ngoài ra, Dự thảo không phù hợp với nhiều quy định của các luật hiện hành. Trừ khi nâng cấp lên luật, một nghị định về cơ bản chỉ được quy định chi tiết thi hành hay biện pháp tổ chức thực hiện các văn bản luật hoặc pháp lệnh hiện hành. Các nội dung của Dự thảo Nghị định đang liên quan đến khoảng 15 Luật khác nhau, tức điều chỉnh các vấn đề đã có luật quy định.
Theo Luật Đầu tư 2020, Bộ Công Thương chỉ có thẩm quyền trình Chính phủ ban hành một Nghị định về các điều kiện kinh doanh xăng dầu, là mặt hàng thuộc Danh mục ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định không chỉ quy định về các điều kiện kinh doanh xăng dầumà còn toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ chế quản lý, can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp và thị trường của các Cơ quan quản lý nhà nước mà không chỉ dẫn ra các căn cứ cụ thể từ các điều luật có liên quan.
Điều 7 Luật Đầu tư quy định việc đặt ra các điều kiện cho ngành, nghề kinh doanh nhất định chỉ cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Dự thảo có nhiều quy định về điều kiện kinh doanh bắt buộc hoàn toàn mang tính chất thương mại thuộc phạm vi quyết định của doanh nghiệp và thị trường. Các điều kiện đó không cần thiết và không phù hợp với quy định trên của Luật Đầu tư. Nhiều quy định trong dự thảo cũng trái với Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Giá và Luật Dự trữ quốc gia.
Tạm dừng xây dựng Nghị định để thay bằng luật kinh doanh Xăng dầu
Với những lý do trên, tập thể thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu đưa ra các kiến nghị để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng
Nhà nước cần xây dựng mô hình và cơ chế quản lý, vận hành mới có tính cải cách đột phá đối với thị trường xăng dầu. Trong đó, đảm bảo tự do hoá, không phân loại, phân biệt đối xử; tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn hình thức tổ chức, địa bàn, quy mô, đối tác kinh doanh và hình thức cung ứng dịch vụ trên cơ sở luật định. Nhà nước áp dụng thử nghiệm cơ chế đấu thầu, đấu giá qua sàn kinh doanh xăng dầu để người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt nhất. Nhà nước thực hiện chức năng giám sát cạnh tranh và chỉ điều tiết, can thiệp vào thị trường khi có biến động lớn liên quan đến an ninh chính trị - kinh tế. Khi can thiệp, Nhà nước nên sử dụng linh hoạt nhiều công cụ điều tiết khác nhau như công cụ thuế, hỗ trợ lãi suất tín dụng thay cho chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá như hiện nay.
![]() |
Nhiều ý kiến cho rằng nên xây dựng Luật Xăng dầu để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như lợi ích cho người tiêu dùng. |
Thứ hai, nếu coi kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực đặc thù và đặc biệt cả về tầm chính sách và pháp luật thì nên tạm dừng việc soạn thảo Nghị định để đề xuất Quốc hội cho xây dựng luật thay cho Nghị định. Nếu tiếp tục xây dựng và ban hành Nghị định thì cần bảo đảm tuân thủ các luật hiện hành, theo đó chỉ quy định duy nhất về điều kiện kinh doanh xăng dầu phù hợp với Luật Đầu tư 2020, tránh quy định có tính mở rộng và lấn sân như hiện nay, qua đó gây ra sự không phù hợp và chồng chéo về các chế định, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quá trình thực thi pháp luật cũng như hạn chế và gây khó khăn cho kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ xăng dầu.
Tại Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 14/5, nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã lên tiếng về những bất cập trong Dự thảo lần này.
Ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho rằng dự thảo Nghị định cho phép thương nhân đầu mối có quyền “Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác” nhưng lại không cho thương nhân phân phối mua bán lẫn nhau là phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Bà Trần Thị Thuỳ Trâm - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đoan Việt, đại diện các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị cần quy định rõ trong văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn.
Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long nhận định trong thực tế có những lúc Quỹ hoạt động thiếu minh bạch, tạo ra kẽ hở cho một số doanh nghiệp chiếm dụng vốn, sinh ra nhiều tiêu cực trong quản lý tài chính, gây bất ổn thị trường…
“Do đó, về lâu dài, nhà nước cần nghiên cứu xóa bỏ Quỹ này để thị trường xăng dầu trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu trên thị trường thế giới”, PGS.TS Ngô Trí Long đề xuất.
Ông Phạm Ngọc Hùng – nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho rằng, Dự thảo này mang tư duy quản lý theo kiểu bao cấp, lạc hậu. Lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam hiện khoảng 27 triệu tấn/năm, hoàn toàn đủ khả năng để lập sàn và lấy giá sàn này làm cơ sở tính giá. Bởi vậy, ông Phạm Ngọc Hùng đề xuất giải pháp lập sàn kinh doanh xăng dầu với sự tham gia của cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Đa phần các thương nhân phân phối đều mong muốn được giữ nguyên quyền tự do mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối bao gồm cả 2 đầu mối sản xuất là Công ty lọc hoá dầu Nghi Sơn và Dung Quất, được tự do mua bán trao đổi lẫn nhau giữa các thương nhân phân phối như Nghị định 95/2021 hiện nay đang quy định
-
Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay "phình to"
-
Doanh nghiệp chăn nuôi heo được mùa bội thu, chỉ có một đơn vị "tiếc nuối"
-
Sau năm "ăn nên làm ra", lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược lại lao dốc
-
Sun Life Việt Nam đang kinh doanh ra sao?
-
Nhìn lại 6 năm của chuỗi nhà thuốc An Khang: Thay đổi kế hoạch liên tục, vẫn chưa thể thoát lỗ
TIN LIÊN QUAN
-
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm từ 2,9 - 4,1% trong kỳ điều hành ngày 6/6
-
Xăng RON95 giảm gần 700 đồng/lít
-
Giá xăng có thể giảm tới 800 đồng/lít!
-
VPI dự báo giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành 23/5/2024
-
Tập đoàn Masan rót số tiền “khổng lồ” cho dự án Núi Pháo
-
Tập đoàn Masan kiếm bao nhiêu tiền từ mảng khoáng sản?
-
Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?
-
Eximbank bất ngờ tung gói cho vay bất động sản nhiều ưu đãi
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Xem nhiều




