HoREA: Đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” về đặt cọc mua bất động sản
HoREA đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” tại khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định mục đích “đặt cọc” để “bảo đảm giao kết hợp đồng” hoặc “đặt cọc” để “bảo đảm thực hiện hợp đồng” để bảo vệ khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở “hình thành trong tương lai” hoặc “có sẵn”.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, quy định “đặt cọc” là “biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” rất cần thiết trong quan hệ giao dịch dân sự, nên Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” (sau đây gọi “tài sản đặt cọc” là “tiền đặt cọc”).
"Bộ Luật Dân sự là “luật gốc” có phạm vi điều chỉnh rất rộng đã quy định tại Điều 1 như sau: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”, mà giao dịch “đặt cọc” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng là “quan hệ dân sự” nên vừa phải được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 (trực tiếp là Điều 328), vừa phải được quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản do “tính đặc thù” của giao dịch “đặt cọc” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản", ông Lê Hoàng Châu nói.
Cũng theo ông Châu, Luật Kinh doanh bất động sản 2006, 2014 đều không quy định về “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm dự án bất động sản, nhà ở đủ điều kiện giao kết hợp đồng, huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là đất nền, nên đã xảy ra tình trạng giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” đã lợi dụng khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định giá trị, tỷ lệ “tiền đặt cọc” nên đã nhận “tiền đặt cọc” của khách hàng với giá trị lớn, có trường hợp lên đến 90-95% giá trị tài sản giao dịch, thậm chí giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” còn lập cả “dự án ma” không có cơ sở pháp lý để nhằm mục đích “lừa đảo”, gây thiệt hại rất lớn cho khách hàng, gây mất trật tự xã hội mà điển hình là vụ án lừa đảo xảy ra tại Công ty Alibaba.
Do vậy, Hiệp hội tán thành khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã bổ sung quy định về “đặt cọc” là rất cần thiết.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đưa ra 02 phương án để lựa chọn là chưa hợp lý, bởi lẽ cả “phương án 1” và “phương án 2” đều đúng nên cần tích hợp cả “phương án 1” và “phương án 2” thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 và để cụ thể hóa quy định về “đặt cọc” trong Luật Kinh doanh bất động sản quy định “đặt cọc” để “bảo đảm giao kết hợp đồng” hoặc “đặt cọc” để “bảo đảm thực hiện hợp đồng” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở có sẵn hoặc hình thành trong tương lai.
Bởi lẽ, “Phương án 1” của “Dự thảo” tương ứng với quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 về mục đích “đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng”, mà trên thực tế sau khi đã giao kết hợp đồng thì thường ít xảy ra trường hợp bên đặt cọc bị bên nhận đặt cọc “lừa đảo” do việc giao kết hợp đồng thường được các bên kiểm tra chặt chẽ và thực hiện theo quy định của pháp luật và khi thực hiện hợp đồng thì “tiền đặt cọc” thường được cấn trừ vào số tiền thanh toán lần đầu của giao dịch.
Còn “Phương án 2” của “Dự thảo” tương ứng với quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 về mục đích “đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng”, mà trên thực tế trước khi giao kết hợp đồng thì mới thường xảy ra tình trạng bên đặt cọc bị bên nhận đặt cọc “lừa đảo” và không thực hiện “giao kết hợp đồng”, gây thiệt hại cho bên đặt cọc như đã nêu trên đây.
Đối với ý kiến yêu cầu quy định chặt chẽ việc chủ đầu tư sử dụng “tiền đặt cọc” phải đúng mục đích, Hiệp hội nhận thấy khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định cấm chủ đầu tư “4. Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật”, trong đó đã bao gồm “tiền đặt cọc” nên không cần thiết phải quy định thêm.
Trên cơ sở đó, HoREA đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” tại khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), như sau:
“Phương án 1:
“5. Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc Phương án 2: 5. Cchủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm giao kết hợp đồng theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng loại hình bất động sản”.
Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp pháp luật khác có quy định về đặt cọc thì thực hiện theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan”.
TIN LIÊN QUAN
-
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Phải công khai thông tin bất động sản trên hệ thống trước khi bán
-
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Chỉnh lý điều kiện đối với mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
-
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Cần chọn phương án đặt cọc tối ưu để hạn chế rủi ro
-
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/11: Đồng USD trong nước và thế giới trái chiều nhau
-
Giá vàng giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp
-
Hà Nội: Chỉ đạo phối hợp công tác thanh tra hoạt động quản lý nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ
-
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng tích cực
Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng
Theo báo cáo, tính đến ngày 20/11, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Bắc Ninh: 41 dự án sử dụng vốn đầu tư công bị điều chuyển, thu hồi vốn
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa điều chuyển, thu hồi gần 276,6 tỷ đồng đối với 41 dự án sử dụng vốn đầu tư công năm 2023 của 18 chủ đầu tư, đơn vị.
Lý do bất động sản tăng giá không ngừng
Theo đánh giá của các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu bất động sản, nguyên nhân khiến bất động sản tăng giá không ngừng trong khoảng 10 năm quan là do lạm phát cao...
Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%
Sáng 28/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá trị tài sản nhằm hạn chế tình trạng cò đấu giá và bỏ cọc.
Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)
Sáng 28/11, với kết quả 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13%), Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Luật gồm 10 chương...
Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà...
Tin bất động sản ngày 28/11: Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội
Loạt khách sạn ở Nha Trang vi phạm trật tự xây dựng;Tại sao Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm; Lâm Đồng chấp thuận nhà đầu tư dự án khu dân cư 1.570 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Nhiều “nút thắt” của thị trường bất động sản được gỡ bỏ sau khi Luật Nhà ở được thông qua
Theo chuyên gia, có thể nhận xét, Luật Nhà ở (mới) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà...
Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam tốc độ 350km/h
Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350km h.
Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Căn hộ chung cư mini nếu đủ điều kiện sẽ được cấp “sổ hồng”
Căn hộ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo pháp luật đất đai (sổ hồng) sẽ được bán, cho thuê, thuê mua theo quy định Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động...
Gần 700 lô đất được phân lô bán nền tại Khu đô thị Newhouse City
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa công khai các khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trước khi tổ chức thực hiện dự án Khu...
Tin bất động sản ngày 27/11: Quảng Ngãi phê duyệt nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị 7.100 tỷ đồng
Lạng Sơn sắp có thêm dự án khu dân cư mới trị giá 215 tỷ đồng; TP HCM tháo gỡ vướng mắc hơn 40 dự án bất động sản; Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản kêu gọi đầu tư mới: Lộ diện loạt dự án vắng bóng nhà đầu tư
Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng đang được các tỉnh/thành phố tìm kiếm nhà đầu tư.
Quy định về ký giáp ranh khi làm sổ đỏ người dân cần nắm rõ
Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh...
Tin bất động sản tuần qua: Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng thúc tiến độ 86 dự án giao thông trọng điểm; Điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến dự án khu đô thị phức hợp Hà My;Nghệ An cho phép gia hạn 33 dự án chậm tiến độ; Khu dân cư Bắc Cầu vẫn phải di dời theo quy hoạch…là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Những tín hiệu khiến bất động sản phía Nam phục hồi nhanh hơn phía Bắc
Trong bối cảnh rất lâu mới có sự kiện mở bán dự án bất động sản mà hàng ngàn khách hàng tham dự thực, số lượng booking được xác nhận là khách mua thực...
Tin bất động sản ngày 25/11: Vĩnh Long đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi hơn 58.000m2
Quảng Ngãi sẽ phát triển 10 khu công nghiệp, với tổng diện tích đất là 6.648 ha;Người trúng đấu giá nhà hàng Thủy Tạ, TP Đà Lạt xin bỏ cọc; Chủ tịch UBND TP HCM phê bình nhiều chủ đầu tư dự án trọng điểm…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Bình Định: Hơn 40 dự án bất động sản chậm triển khai
UBND tỉnh Bình Định cho biết, tính đến thời điểm tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh có 42 dự án chậm triển khai, chưa triển khai. Trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội và 34 dự án khu dân cư, khu đô thị.
Xem nhiều




