Một triệu căn nhà ở xã hội: Kỳ vọng và thách thức
Đây là nội dung của Phiên thảo luận 1 của Tọa đàm “Hiện thực hóa đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” dưới sự điều hành của TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cùng các đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Sở Xây dựng Hải Phòng, Sở Xây dựng Bắc Ninh, lãnh đạo Tổng Công ty Nhà đất và Phát triển LH – Hàn Quốc. Các đại biểu đã đánh giá về tốc độ triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội hiện nay trên cả nước, đặc biệt là các địa phương tập trung đông người, công nhân lao động. Đồng thời, nhận diện những rào cản lớn hiện nay khi triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng ban quản lý dự án thiết chế Công Đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Nhu cầu thuê nhà của người lao động rất cao
Nhà ở xã hội và nhà ở công nhân được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đặc biệt, Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” hết sức cần thiết và cấp bách. Theo báo cáo và thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 400 khu công nghiệp, trong đó 290 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng số lực lượng lao động hiện nay vào khoảng 27 triệu người lao động. Và nhu cầu hiện nay, có khoảng 1,2 triệu người lao động có nhu cầu để mua nhà ở cho an cư lạc nghiệp, khai thác khu công nghiệp và khu chế xuất.
Trên cơ sở đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ có ra Quyết định số 655/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” thực hiện từ năm 2017 cho đến nay, nhưng cơ chế chính sách của chúng ta đang vướng rất nhiều. Và cũng rất may mắn thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã làm việc với Bộ Xây dựng và đã có những điều chỉnh trong quy định pháp luật hiện nay để thực hiện được của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội dự kiến thông qua họp Quốc hội kỳ này để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư về nhà ở xã hội cho công nhân để thuê chứ không có mua để bán, tức là về lĩnh vực thuê.
Hiện nay, theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhu cầu thuê trong tổng số mua ở và thuê chiếm khoảng 50%-55%, nhu cầu thuê rất cao, tuy nhiên thì các doanh nghiệp hạn chế đầu tư về nhu cầu này. Thêm đó, về hiệu quả sẽ không cao so với đầu tư để bán và cho thuê mua. Về lực lượng này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá rất cao và cũng có sự ghi nhận, cũng được Bộ Xây dựng, Chính phủ và các đơn vị liên quan, Bộ, ban, ngành thông qua và trình Quốc hội trong Kỳ họp lần thứ 6. Đây là một nội dung hết sức cấp bách đối với công nhân và người lao động.
Đối với một số vướng mắc hiện nay, ông Lê Văn Nghĩa chia sẻ: Khi thực hiện các nội dung, các Bộ, ban, ngành đã xem xét, rà soát qua các tiêu chí về đối tượng mua nhà ở, Bộ Xây dựng cũng đã rất thẳng thắn và ghi nhận ý kiến từ các hộ dân có nhu cầu mua khi tiêu chí mua trước đây rất rườm rà. Sau này, quy chế, tổng hợp lại các điều để Bộ Xây dựng quyết định lại nội dung, phương án mua và thủ tục mua rõ ràng hơn.
Thứ hai, hiện nay về thủ tục đầu tư chúng ta cũng đang rất vướng mắc, đặc biệt nhất về xây dựng nhà ở xã hội theo quy định pháp luật. Mặc dù không phải đóng quyền sử dụng đất, tuy nhiên chúng ta vẫn phải thành lập thủ tục để làm tất cả các khâu liên quan đến đánh giá, thì chúng ta mới xây dựng được quyết định về sử dụng đất và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, tiến độ rất là dài, từ 6 tháng thậm chí đến 1 năm. Thậm chí giải quyết mặt bằng, có một số địa phương có nhu cầu nhưng công tác giải phóng mặt bằng hiện nay đang còn chậm, do nguồn của các địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng vẫn còn hạn chế, dẫn đến tốc độ hiện nay chúng ta cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến công tác đầu tư bị chậm.
Tiếp theo hiện nay, các khu quy hoạch nhà ở xã hội đại đa số chỉ có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chỉ có 5 tầng, còn tất cả các nhà đầu tư đến thì chắc chắn sẽ phải xây cao tầng. Như vậy, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đó nó dẫn đến mất rất nhiều thời gian, cho nên công tác quy hoạch công tác phân khu của các tỉnh rất mong được quy hoạch mở và khi thực hiện vấn đề quy hoạch chi tiết không còn phải điều chỉnh quy hoạch. Đây là một trong những vướng mắc của khâu xây dựng nhà ở xã hội hiện nay.
Ông Đỗ Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng: Khó khăn về quy hoạch
Tại địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn có những khó khăn vướng mắc chung giống như các địa phương khi thực hiện xây dựng phát triển nhà ở xã hội, khi triển khai nhà ở xã hội đều liên quan đến vấn đề quy hoạch, khi thực hiện quy hoạch chung hay phân khu, thì ở địa phương không quan tâm nhiều đến quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, liên quan đến kết nối hạ tầng ngoài hàng rào đối với khu nhà ở xã hội, liên quan đến việc kêu gọi nhà đầu tư, kêu gọi vốn…
Trên cơ sở các vướng mắc, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Xây dựng cũng như hệ thống chính trị, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng, chúng tôi vừa tham mưu thành phố Hải Phòng trình ban Thường vụ phê duyệt đề án phát triển nhà ở xã hội cụ thể hóa hóa Quyết định 338 của Thủ tướng Chính phủ, trong có quan điểm chỉ đạo giải pháp pháp cụ thể và giải quyết ba khó khăn về quy hoạch, đấu nối hạ tầng, giải quyết nguồn vốn. Từ đầu năm đến nay, thành phố Hải Phòng đã khởi công 3 dự án, với việc thực hiện thủ tục cấp phép rất nhanh, chính quyền các cấp đều đồng thuận.
Trả lời câu hỏi của đại diện doanh nghiệp tại toạ đàm liên quan đến giá thành, giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC), đối với nhà ở xã hội, ông Hưng cho biết: Liên quan đến giá nhà ở xã hội, giải pháp đảm bảo tiếp cận của người dân, qua thực tế triển khai chúng tôi có một số giải pháp và đã đưa vào nghị quyết Thành ủy để chỉ đạo thực hiện, tập chung xác định vị trí theo quy hoạch, đảm bảo người dân tiếp cận với giá phù hợp. Giải pháp về công trình, đối với địa chất của địa phương chúng tôi nghiên cứu giải pháp công trình khuyên cáo nhà đầu tư xem xét quy mô của công trình, bao nhiêu tầng, quy mô hợp lý để hạ giá thành, chúng tôi nghiên cứu chiều cao, khuyến cáo nhà đầu tư một số vị trí tại trung tâm nên xem xét chỉ xây dựng 10 đến 15 tầng, xem xét nhà đầu tư xây dựng hầm, để người dân dễ dàng tiếp cận
Vấn đề PCCC đối với nhà ở xã hội để đảm bảo giá cả hợp lý, về mặt quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC đối với nhà ở xã hội, phải có ý kiến của cơ quan cảnh sát PCCC để đảm bảo an toàn và Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn, đối với thiết bị về PCCC liên quan đến giá cả, với nhà ở xã hội, nhà đầu tư có quyền lựa chọn trang thiết bị PCCC không nhất thiết áp dụng Luật Đấu thầu để đảm bảo giá cả hợp lý cho người dân tiếp cận.
Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh: Cần xem xét đến điều kiện thu nhập của công nhân, người lao động
Các quy định pháp luật về nhà ở nói chung và về nhà ở xã hội nói riêng, đến nay về cơ bản qua quá trình thực hiện chúng tôi đánh giá cơ bản đã có sự hoàn thiện và có sự đồng bộ liên kết với các luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư. Chính vì vậy trong quá trình triển khai, trên cơ sở chính sách pháp luật, Tỉnh ủy, của HĐND và của UBND đã chỉ đạo Sở Xây dựng Bắc Ninh kịp thời xây dựng các chương trình phát triển nhà ở, chương trình phát triển đô thị cũng như là rà soát công tác quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội theo chủ chương của Chính phủ.
Trong quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh, hiện tại có 53 dự án với quy mô khoảng 170ha. Các dự án này khi hoàn thiện sẽ đáp ứng khoảng 5 triệu m2 sàn và đáp ứng khoảng 73 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp và người lao động. Trên địa bàn tỉnh có 22 dự án đã có công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng với khoảng 20 nghìn căn hộ.
Theo Đề án 338, để hướng tới phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, lãnh đạo tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng Bắc Ninh rà soát quỹ đất thì tình đến thời điểm hiện tại, theo mục tiêu của đề án giao chỉ tiêu cho tỉnh Bắc Ninh là 70 nghìn căn, Sở Xây dựng cũng đã rà soát và chuẩn bị quỹ đất khoảng 90 ha đảm bảo đủ mục tiêu đề ra xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2030 theo chỉ tiêu được giao.
Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở các quy định pháp luật, đã có những cơ chế chính sách, đã chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp. Trên cơ sở các chính sách của Trung ương, Sở Xây dựng tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đặc biệt là các cơ chế chính sách cũng như là trong công tác thực hiện lập quy hoạch luôn tuân thủ các quy định như liên quan trong công tác lập quy hoạch thì trong quá trình lập quy hoạch chi tiết thì ngoài đô thị loại I, II, III trong quá trình lập quy hoạch chi tiết phải để dành 20% quỹ nhà ở theo quy định thì đối với các đô thị loại IV, V thì đối với khu vực có các khu công nghiệp tập trung và nhu cầu nhà ở cao thì chúng tôi cũng yêu cầu trong quá trình lập quy hoạch để lại quỹ đất 20% để xây dựng phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động.
Liên quan đến phát triển hạ tầng, tỉnh cũng ưu tiên những nguồn lực để đầu tư phát triển các hạ tầng khung, hạ tầng kết nối trong khu đô thị để từ đó làm cơ sở lập quy hoạch cũng như thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Liên quan đến cơ chế chính sách, ngoài cơ chế chính sách Trung ương thì tỉnh cũng chủ động hỗ trợ đối với các dự án nhà ở cho công nhân hỗ trợ 50% tiền giải phóng đền bù cũng như là 100% hỗ trợ trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng ở trong hàng rào.
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Ninh riêng về nhà ở xã hội về cơ bản là nhu cầu về nhà ở rất lớn vì đối tượng rộng và các khu vực, các dự án nhà ở xã hội về cơ bản đáp ứng được nhu cầu cũng như là mong muốn của các hộ gia đình.
Về nhà ở xã hội dành cho công nhân, theo thống kê rà soát có gần 6000 căn hộ đã hoàn thành nhưng chỉ có hơn 3000 căn mới được đăng ký mua còn các căn hộ còn lại hiện tại không có người đăng ký mua. Nguyên nhân cũng là do một số khó khăn vướng mắc, thứ nhất là vấn đề về đối tượng nhà ở xã hội. Theo đó, các dự án nhà ở công nhân thường tập trung ở các khu công nghiệp ở các huyện, các xã, vì vậy trong quá trình phát triển đối tượng mua người thu nhập thấp ở khu vực đô thị nông thôn là không được phép mua dẫn đến đối tượng mua ít.
Thứ hai, liên quan đến nhà ở xã hội dành cho công nhân khó khăn hết sức quan trọng là do đặc tính người công nhân lao động đa số là công nhân ngoại tỉnh, và chủ yếu là công nhân trẻ do tâm sinh lý cũng như là do thói quen, tính chất công việc và nơi ở vì vậy không có nhu cầu mua, chỉ có nhu cầu thuê về nhà ở dẫn đến lưu ý phát triển nhà ở lưu trú. Về thuế thu nhập, theo quy định trên 11 triệu là nộp thuế thu nhập, tuy nhiên để mua 1 căn hộ, thì với 11 triệu chưa kể vấn đề về các chi phí gửi về gia đình, sinh hoạt thì để đủ điều kiện thôi là vẫn không đủ điền kiện mua.
Vậy nên liên quan đến đối tượng để mua được cần xem xét đến điều kiện thu nhập của công nhân. Khó khăn nữa đó là liên quan một loạt các quy định khác như khó khăn liên quan công tác quy hoạch về các chỉ tiêu, về thẩm định, về giá bán… Qua đề xuất Luật Nhà ở (sửa đổi), chúng tôi cũng đã có đề nghị lưu ý vấn đề liên quan tới giá, trong đó có thể hình thức giao cho địa phương trên cơ sở quy định về xác định về giá cả liên quan đến giá và cũng như trên cơ sở thị trường, trình UBND tỉnh ban hành giá khung nó tương tự với nhà ở xã hội của các hộ gia đình đang được thực hiện hiện nay. Nếu giá được điều chỉnh hàng năm cũng là cơ sở để các doanh nghiệp thúc đẩy hơn nữa trong việc tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội đặc biệt là nhà ở công nhân.
Đồng thời đối với loại hình nhà ở lưu chú phải thực sự quan tâm, bởi đây chính là loại hình mà các đối tượng công nhân có nhu cầu nhiều nhất. Đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu để hình thành một hệ thống về quy chuẩn, tiêu chuẩn từ khâu lựa chọn nhà đầu tư, đến quy hoạch, đến quản lý phát triển và sử dụng nhà ở xã hội thì trong thời gian tới mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội sẽ hoàn thành một cách xuất sắc.
Ông Hwoan Shen Wan – Giám đốc Công ty Phát triển nhà Hàn Quốc: Chính phủ Việt Nam và người dân phải đồng thuận để xây dựng chính sách, giải quyết những khó khăn đang vướng mắc
Chính phủ Việt Nam đang xây dựng và theo đuổi nguyện vọng đạt 1 triệu căn nhà ở xã hội. Tôi nghĩ rằng để thực hiện mục tiêu này, thì Chính phủ cũng như người dân phải đồng thuận để xây dựng chính sách và giải quyết những băn khoăn cũng như những vấn đề đang vướng mắc giảm thiểu thiếu sót. Vì hiện tại việc triển khai nhà ở xã hội tại Việt Nam vẫn còn khó khăn, điều này đòi hỏi cần phải đánh giá chính xác những vướng mắc từ đâu và nguyên nhân là gì? Có thể do vướng mắc về nguồn vốn hay do chính sách hoặc lãi suất cho các dự án này thấp nên các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam không mặn mà tham gia?
Và theo như tìm hiểu của chúng tôi, khái niệm nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân phải được đánh giá đúng thực tế và hiểu rõ đó là một ngôi nhà để ở và khái niệm một ngôi nhà thì ở trong đó phải là một ngôi nhà hạnh phúc. Còn những khu nhà ở công nhân tại Việt Nam tại các khu công nghiệp thì còn nhiều bất cập, vì vậy, nhà ở tại các khu công nghiệp thường khó bán tư duy của người dân từ địa phương khác đến các khu công nghiệp không mang tính chất cố định mà chỉ mang tính tạm bợ.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang: Xây dựng bằng vốn đầu tư công sẽ chỉ để cho thuê
-
Cử tri kiến nghị mở rộng các đối tượng được mua nhà ở xã hội
-
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Tổng Liên đoàn Lao động đóng vai trò cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội
-
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội sẽ được bố trí linh hoạt
-
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/10: Đồng USD thế giới giảm nhẹ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
-
Giá vàng liên tiếp tăng tốc, hướng đến mốc 2.000 USD/ounce
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai các dự án khu đô thị, nhà ở
Tại hội nghị đánh giá tình hình quy hoạch, phát triển đô thị, công tác quản lý Nhà nước về dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn tỉnh,...
Hàng loạt khu đất vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng tại Hà Nội
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Hà Nội giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa.
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Lượng chung cư mới ở Hà Nội tăng nhưng giá vẫn không giảm
Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên xây dựng các khu tái định cư để phục vụ an cư; Đề nghị Bộ Công an điều tra hai dự án tại TP HCM vì sai phạm;...
Đất chưa có giấy tờ cần nắm những quy định này để xem xét cấp sổ đỏ
Theo Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024), nhiều loại đất sẽ được cấp sổ đỏ.
Quy định về bàn giao căn hộ chung cư
Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4, Điều 25 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở quy định về bàn giao nhà ở.
Mới chỉ có 34 địa phương công bố dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay vốn
Theo Bộ Xây dựng, đến nay, mới có 34/63 UBND tỉnh công bố 83 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên Cổng thông tin điện tử...
Đất Xanh Miền Bắc ký kết phân phối độc quyền phân khu Safabay - Green Dragon City Cẩm Phả
Ngày 11/10, tại Khu đô thị Green Dragon City (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đối tác chiến lược dự án Khu đô thị Green Dragon City Cẩm Phả...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/10: Bắc Ninh thu hồi 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Long An xử lý các công trình trái phép trên đất lúa tại Khu sinh thái Không Thời Gian; Thái Bình sắp có khu đô thị gần 400 triệu USD;...
Lương hơn 20 triệu/tháng không tiêu xài cần 18 năm mới có thể mua chung cư giá 4 tỷ đồng tại Hà Nội
Với mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình tại Hà Nội là khoảng 250 triệu đồng năm (tương đương hơn 20 triệu đồng tháng),...
Hơn 19.000 căn hộ chung cư Hà Nội được mở bán trong 9 tháng đầu năm
Theo báo cáo thị trường của CBRE, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng nguồn cung mở bán mới căn hộ chung cư tại Hà Nội đã đạt mức hơn 19.000 căn...
Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang, TP Thái Bình có tổng vốn đầu tư 9.600 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phổ biến Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023
Sáng 11/10, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15...
Xác định nguyên nhân vụ cháy tại một chung cư ở Hà Nội
Theo thông báo chính thức từ Ban Quản lý khu đô thị vừa xảy ra vụ cháy, thuộc địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), nguyên nhân ban đầu của vụ cháy...
Thừa Thiên – Huế: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất
Ngày 10/10, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Những đối tượng được miễn tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công
Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về miễn,...
Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc
Ngày 10 10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành 2 Quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc, tỷ lệ 1 2000.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/10: Nhiều sai phạm trong quản lý đất đai tại Phú Yên
Đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án dưới 10.000 tỷ đồng; Đà Nẵng đình chỉ hoạt động khách sạn Sbay vì vi phạm quy định PCCC;...
Thành phố Hồ Chí Minh đang làm thủ tục 27 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 40.000 căn
Thông tin trên được Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hoàng Quân báo cáo tại Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh...
“Khai tử” nhà siêu mỏng, siêu méo
Trong dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội vừa có chủ trương “khai tử” tất cả những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Việc làm này được người dân hết sức hoan nghênh nhưng vẫn còn không ít băn khoăn.