Mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất có thể tạo tình huống “tréo ngoe”
Theo chuyên gia pháp lý độc lập Nguyễn Văn Đỉnh, việc pháp luật quy định mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất có thể tạo tình huống “tréo ngoe” và tạo “xung đột” về quyền sử dụng đất với quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài.
Đóng góp ý kiến tại “Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” ngày 8/3, chuyên gia pháp lý độc lập Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Luật Đất đai sửa đổi là phải khắc phục được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, “xung đột” với các luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh các luật liên quan với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) gồm Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu... cũng đang được sửa đổi vẫn còn một số “xung đột” cần phải xử lý triệt để trước khi trình Quốc hội thông qua, bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu là 3 luật có mối quan hệ qua lại mật thiết, không thể tách rời. Bởi vì một luật điều chỉnh về các quan hệ liên quan đến đất đai (Luật Đất đai), một luật điều chỉnh về các quan hệ, giao dịch liên quan đến các bất động sản gắn liền với đất (Luật Kinh doanh bất động sản), một luật điều chỉnh về một loại bất động sản cụ thể, cá biệt nhưng hết sức quan trọng với người dân - là nhà ở (Luật Nhà ở).
Theo chương trình xây dựng luật, cả 3 luật đều được trình ra Quốc hội lấy ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2023 (riêng Luật Đất đai lấy ý kiến lần thứ hai) và đồng loạt thông qua tại kỳ họp tháng 11/2023.
“Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo các luật (Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường) cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình soạn thảo để minh định được quan hệ nào điều chỉnh bởi Luật Đất đai, quan hệ nào Luật Đất đai phải dẫn chiếu theo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, tránh các luật cùng quy định về một nội dung, là nguyên nhân trực tiếp gây ra xung đột, chồng chéo”, ông Đỉnh nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Đỉnh chỉ rõ một số điểm mâu thuẫn trong Dự thảo mới nhất của 3 luật trên.
Cụ thể, về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam, Điều 5 Dự thảo chỉ thống kê “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” và “tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao” là người sử dụng đất, không bao gồm cá nhân nước ngoài.
Như vậy, Dự thảo vẫn chưa cho phép “cá nhân nước ngoài” là “người sử dụng đất”. Điều đó dẫn đến pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản vẫn “xung đột” về quyền sử dụng đất với quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài.
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản thừa nhận người nước ngoài được sở hữu nhà ở nhưng pháp luật đất đai không thừa nhận người nước ngoài có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 19 dự thảo Luật Nhà ở (bản trình Chính phủ tháng 3/2023) quy định cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án nhà ở.
Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điều 16 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (bản trình Chính phủ tháng 3/2023) cũng quy định cá nhân nước ngoài được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo pháp luật về nhà ở.

Tuy nhiên Điều 5 dự thảo Luật Đất đai tiếp tục kế thừa Luật Đất đai năm 2013 khi không thống kê “người nước ngoài” thuộc đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Như vậy, các cá nhân nước ngoài được thừa nhận quyền sở hữu nhà ở trong dự án thông qua các giao dịch nhưng lại không được thừa nhận quyền sử dụng đất, trái nguyên tắc tại Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điều 14 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản: Việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất.
“Sự xung đột này có thể làm nảy sinh những tình huống “tréo ngoe”: Một cá nhân nước ngoài được mua nhà ở thương mại, do không có quyền sử dụng đất nên giao dịch mua bán nhà ở này không “gắn với quyền sử dụng đất”. Cá nhân nước ngoài này sau đó bán lại căn nhà cho người Việt Nam thì giao dịch mua bán này liệu có “gắn với quyền sử dụng đất” hay không”, ông Đỉnh đặt câu hỏi.
Theo ông Đỉnh, về mặt logic, người bán (người nước ngoài) không có quyền sử dụng đất thì đương nhiên người mua cũng không có quyền sử dụng đất (bởi không được nhận chuyển giao quyền này từ người bán). Vô hình trung người Việt Nam mua nhà ở của người nước ngoài chịu quy chế pháp lý như người nước ngoài (chỉ có quyền sở hữu nhà ở mà không gắn với quyền sử dụng đất).
Trước thực trạng này, ông Đỉnh kiến nghị cần bổ sung “cá nhân nước ngoài” là “người sử dụng đất” tại Điều 5 Dự thảo.
Về vấn đề “xung đột” pháp luật liên quan đất thuê trả tiền hàng năm, Dự thảo cho phép chủ thể thuê đất trả tiền hàng năm được bán tài sản trên đất đất gắn với chuyển nhượng quyền thuê đất.
Nhưng Dự thảo đặt ra điều kiện để chủ thể thuê đất trả tiền hàng năm được bán tài sản trên đất gắn với chuyển nhượng quyền thuê đất là “phải ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất” (Điều 50). Đây là quy định khó hiểu và không rõ mục đích.
“Nếu trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì đương nhiên không phải ứng trước tiền bồi thường. Sau khi hoàn thành xây dựng công trình, nhà đầu tư muốn bán tài sản sẽ không được chấp thuận do không ứng tiền bồi thường cho Nhà nước”, ông Đỉnh phân tích.
Cũng theo ông Đỉnh, giữa Dự thảo và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đang có “độ vênh”. Dự thảo hạn chế thuê đất trả tiền một lần và có cơ chế khuyến khích đưa tài sản gắn với đất thuê trả tiền hàng năm vào giao dịch. Nhưng Điều 15 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản lại đề ra nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng là “phải được xây dựng trên đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê”.
Điều này đồng nghĩa với việc không cho phép mua bán tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm.
“Nếu 2 luật được thông qua theo phương án hiện nay thì sẽ dẫn đến ách tắc toàn bộ giao dịch mua bán bất động sản trên đất thuê trả tiền hàng năm vì mở ở đầu này (Luật Đất đai) nhưng siết ở đầu khác (Luật Kinh doanh bất động sản)”, ông Đỉnh nói.
TIN LIÊN QUAN
-
Sắp tới thuế thu nhập cá nhân từ mua bán nhà, đất được tính như thế nào?
-
Hết thời kiếm trăm triệu từ hoa hồng bảo hiểm nhân thọ, banker quay về... nhặt tiền lẻ
-
Đề nghị không thực hiện thu hồi để đấu giá, cho phép người sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở
-
F88 nói gì sau khi nhiều chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh bị khám xét?
-
Dự thảo quy định mới khi rút bảo hiểm xã hội một lần
-
Đâu là lý do khiến ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2023?
-
Năm 2023, chuỗi cầm đồ F88 có hơn 1.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn
-
Các ngân hàng đã "bơm" bao nhiêu tiền ra nền kinh tế từ đầu năm đến nay?
Khách sạn khổng lồ với hình thù độc đáo ở Qatar
Tháp Katara, một tòa tháp mang hình quốc huy (hai thanh kiếm cong bắt chéo nhau) được đặt tại thành phố Lusail , đô thị lớn thứ hai của Qatar.
Vì sao giá bất động sản Việt Nam khó giảm?
Với việc nhu cầu về bất động sản, nhất là bất động sản đô thị ngày càng cao, kịch bản giảm giá hay thị trường rơi vào suy thoái sẽ rất khó xảy ra...
Tin bất động sản ngày 31/3: Tập đoàn Apec Group kiến nghị gỡ khó dự án Apec Mandala Wyndham
Quảng Ngãi đầu tư 3.800 tỷ xây dựng đại đô thị giữa sông Trà Khúc;TPHCM hủy bỏ hơn 1.400 thông báo thu hồi đất ở khu Mả Lạng; Bắc Giang lập quy hoạch khu...
Quảng Bình: Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 514/UBND-KT yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản...
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2023,...
Bắc Ninh: Yêu cầu kiểm tra trình tự, thủ tục dự án KCN VSIP 2
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký văn bản yêu cầu huyện Yên Phong rà soát lại trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng KCN VSIP 2 theo đúng quy định.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn
Theo chuyên gia Savills, tại Việt Nam rất khó để tìm ra một mô hình đầu tư phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên khi phát triển...
Tin bất động sản ngày 30/3: TP HCM còn 197 chung cư chưa thành lập được ban quản trị
Năm 2023, Quảng Bình phấn đấu thu 3.240 tỷ đồng tiền sử dụng đất; Long An huy động nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển nhà ở xã hội; Đồng Nai...
Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới
Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục...
Sở hữu căn nhà đầu tiên bằng dự án '3 dễ' Avatar Thu Duc
Ra mắt vào trung tuần tháng 3/2023, dự án Avatar Thu Duc đã nhanh chóng “tạo sóng” trên thị trường. Ước mơ “có nhà Sài Gòn” của giới trẻ giờ đây...
Hai dự án bất động sản nào được TP HCM lên phương án tháo gỡ?
Mới đây, UBND TP HCM họp bàn về phương án để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hai dự án The Artemis II (448 Nguyễn Tất Thành, quận 4) và dự án Diamond Lotus Lakeview (96 Lũy Bán Bích, P.Tân Thời Hòa, Q.Tân Phú).
Quý I/2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, trong quý 1 2023, lần lượt có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đầu tư công tăng 18,1% - điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2023
Với nỗ lực rất lớn của Chính phủ cũng như quyết tâm cao của các bộ, ngành tại quý I năm nay trong việc thực hiện đầu tư công một cách hiệu quả,...
Thành phố Bắc Giang đấu giá 113 lô đất
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở do Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Giang chuyển giao, cụ thể như sau:
Khởi tố cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 liên quan đến sai phạm tại dự án VP6 Linh Đàm
Mới đây, Công an Hà Nội đã ra quyết định bắt tạm giam ông Lê Huy Lân, cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 liên quan đến sai phạm tại dự án...
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa hơn 26.407 ha
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252 QĐ-TTg (ngày 17 3 2023) phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai...
Tin bất động sản ngày 29/3: Giá bán dự án nhà ở xã hội Trung Văn cao nhất từ trước đến nay tại Hà Nội
Thanh Hoá kéo dài thời gian tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 900 tỉ ;Hậu Giang dành gần 1.200 tỷ đồng xây dựng khu văn hóa giải trí; Xuân Trường...
9 dự án đủ điều kiện mở bán tại Hưng Yên
Sở Xây dựng Hưng Yên vừa công bố danh sách các dự án nhà ở có thông báo điều kiện bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tài chính yêu cầu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước tháng 6/2023
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công văn gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15.