"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 17: Lật tẩy "bẫy" tâm lý trong các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục xảy ra các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Điểm chung của những vụ án này đều do các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tinh vi để khiến bị hại mất cảnh giác.
>>> Bài 16: "Thế giới ngầm" của những đường dây mua bán thông tin cá nhân
Đặc biệt các đối tượng tỏ ra là những "bậc thầy" về thao túng tâm lý, có thể khiến cho bị hại - dù là những người có học thức cao có vị trí trong xã hội - song cuối cùng vẫn mắc bẫy để rồi bị chiếm đoạt số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
![]() |
Nữ giảng viên đại học yếu bóng vía
Dù sự việc đã trôi qua nhiều ngày, song chị Lê Thị T. (SN 1981, giảng viên một trường đại học lớn tại Hà Nội) vẫn còn chưa hết bàng hoàng trước sự việc vừa xảy ra đối với mình. Tiền mất đã đành, song chị không thể ngờ được rằng chị đã có lúc bị những kẻ "vô danh" trên mạng điều khiển, sai khiến đến nỗi u mê đến như vậy. Chị T. kể lại
Buổi sáng chị T. đang chuẩn bị lên lớp thì nhận được một cú điện thoại lạ. Phía đầu dây là giọng nói của một người đàn ông hỏi tên tuổi của chị và cho biết số điện thoại của chị có liên quan đến một đường dây buôn bán ma túy trái phép đặc biệt nghiêm trọng. Người đàn ông này cho biết chị cần phải phối hợp với cơ quan công an một cách khẩn trương nghiêm túc để có thể tìm ra các đối tượng trong đường dây và để lấy lại sự trong sạch cho chị.
Tiếp đó đối tượng nối máy để chị nói chuyện với cấp trên của anh ta. Chị T. được yêu cầu lập một tài khoản messenger đồng thời chị phải di chuyển đến một nơi kín đáo không cho bất cứ ai biết nhằm giữ bí mật cho chuyên án. Ban đầu chị T. hết sức hoang mang không hiểu thật giả như thế nào. Tuy nhiên đối tượng đã gửi cho chị hình ảnh chụp lệnh bắt của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an với tên tuổi ngày tháng năm sinh số CCCD và số điện thoại của chị. Nhận được hình ảnh trên chị T. hết sức lo lắng và từ đó răm rắp làm theo tất cả những yêu cầu của đối tượng.
Chị T. đã thuê một căn phòng tại một nhà nghỉ trên địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) rồi nhốt mình trong đó và làm theo yêu cầu của đối tượng. Các đối tượng đã tra hỏi về số tiền "bẩn" mà chị đã nhận được từ đường dây ma túy. Và chị phải cung cấp cho các đối tượng tài khoản ngân hàng cùng mã giao dịch OTP để các đối tượng kiểm tra số tiền của chị. Nếu sau khi kiểm tra xác định được số tiền này không liên quan đến đường dây ma túy thì chị T. sẽ được nhận lại.
Sau khi đã gửi cho các đối tượng số tài khoản của mình, chị T. nhận được yêu cầu cần phải chuyển thêm tiền vào tài khoản. Chị đã liên hệ với người nhà để nhờ họ chuyển gấp số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản của chị để giải quyết công việc. Khi đó anh Lê Văn T. (SN 1984, thường trú tại phường Định Công - là em trai chị T.) cảm thấy có rất nhiều điều bất thường nên đã gặng hỏi chị gái của mình lý do cần tiền gấp. Chị T. cho biết nếu không chuyển tiền thì sẽ bị bắt tạm giam. Khi chị T. gọi điện thoại video về nhà thì mọi người phát hiện ra nhiều dấu hiệu bất thường. Chị vật vã, khóc lóc vẻ rất sợ hãi. Dường như chị đang bị khống chế tại một căn phòng vắng vẻ nào đó và chị T. cũng cương quyết không nói địa chỉ mình đang ở đâu.
Hết sức lo lắng gia đình chị T. đã lên cơ quan công an trình báo. Rất khẩn trương Công an phường Định Công đã phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự công an quận Hoàng Mai và Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (công an TP Hà Nội) vào cuộc điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ chiều tối cùng ngày lực lượng công an đã tìm ra chị T. đang ở một mình với trạng thái tâm lý hoảng loạn. Trên tay người phụ nữ là hai chiếc điện thoại di động. Một chiếc dùng để liên lạc với kẻ lạ mặt, chiếc còn lại là để giục người nhà chuyển tiền.
Điều khôi hài là khi tổ công tác thuyết phục chị T. trình bày lại sự việc với cơ quan công an thì chị này không chịu. Chị ta cho biết đang làm theo yêu cầu của công an "trên Bộ". Và hỏi "các anh định đưa tôi đi đâu?". Mặc dù các chiến sỹ đã ra sức giải thích rằng chị đang bị các đối tượng lừa đảo giả danh công an để lừa đảo, song nhiều giờ trôi qua chị T. vẫn không thoát khỏi tình trạng bị các đối tượng thao túng tâm lý.
![]() |
Thượng tá Ngô Văn Đáp - nguyên điều tra viên Phòng cảnh sát hình sự công an TP Hà Nội chia sẻ về những trường hợp bị thao túng tâm lý. Đó là bà Trần Thị H. (thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Giáo sư một Viện nghiên cứu) được người nhà đưa lên trong tình trạng hết sức hoảng loạn. Sau khi được các chiến sĩ công an động viên bà H. cho biết buổi sáng hôm đấy bà nhận được một cú điện thoại của một người xưng là công an TP HCM. Ngay câu đầu tiên đối tượng đã yêu cầu bà phải cắm sạc điện thoại để liên hệ với cơ quan công an không bị gián đoạn.
Cũng với thủ đoạn vu vạ rằng bà H. có liên quan đến một vụ án rửa tiền đặc biệt nghiêm trọng các đối tượng yêu cầu bà phải kê khai tất cả tài sản. Tiếp đó để chứng minh mình trong sạch nữ giáo sư phải chuyển tất cả số tiền trong tài khoản và sổ tiết kiệm vào một tài khoản cho các đối tượng. Đồng thời bọn chúng cũng yêu cầu bà làm việc một cách bí mật, "để bảo đảm cho chuyên án được thành công".
Bọn chúng còn dọa rằng nếu bị hại hé răng nói với bất kỳ người nào - kể cả người thân hay nhân viên ngân hàng - thì đều sẽ bị xử lí hình sự vì tiết lộ thông tin của chuyên án. Cũng chính vì thế khi một số nhân viên ngân hàng đã hỏi rằng "bác chuyển tiền cho ai có bị ép buộc gì không?" thì bà H. nằng nặc nói rằng "các cô cứ thực hiện theo chức trách" và "không nên hỏi nhiều". Chỉ đến khi số tiền chuyển cho các đối tượng (nhiều tỷ đồng) đã cạn sạch, bà H. vẫn bị chúng yêu cầu phải chuyển thêm tiền thì bà đành hỏi vay anh con trai. Khi nghe mẹ mình kể lại câu chuyện anh con trai lập tức cho rằng mẹ mình đã bị lừa và đưa bà lên cơ quan công an trình báo.
Chưa hết trong một lần tiếp nhận đơn trình báo của một bị hại vốn là tiến sĩ tại một Viện nọ, các chiến sĩ phòng CSHS đã được một phen không nhịn được cười trước sự ngây thơ, ngu ngơ của nữ tiến sỹ này. Chị ta cho biết qua mạng Internet được một đối tượng là doanh nhân nước ngoài gửi cho một số tiền lớn để ủng hộ trẻ em nghèo. Gã đã chụp ảnh về số tiền lên đến hàng trăm ngàn USD được gói trong một chiếc thùng các tông trên đó có ghi tên tuổi địa chỉ số điện thoại của nữ tiến sĩ. Hắn bảo rằng số tiền này đã về đến sân bay Nội Bài và sẽ có người liên hệ giao cho chị.
Sau đó một đối tượng nữ gọi điện thoại cho chị nói rằng chị phải nộp phạt 20 triệu đồng vì chuyển ngoại tệ không khai báo. Tiếp đó một đối tượng khác gọi cho chị nói rằng chị phải nộp thêm tiền thuế phí nhận hàng là năm mươi triệu đồng. Cứ như vậy với đủ mọi lý do các đối tượng đã moi được của chị nhiều tỷ đồng. Thậm chí nữ tiến sỹ đã phải đi vay mượn người thân để gửi tiền cho bọn chúng với hy vọng sẽ nhận được món hàng.
Khi biết về sự việc, anh trai của chị này khuyên chị nên trình báo tại cơ quan công an. Dù vậy sau khi đã làm tường trình tại phòng CSHS nữ tiến sĩ vẫn giục: "các anh làm nhanh lên để tôi còn ra sân bay Nội Bài nhận thùng hàng"!?
![]() |
Làm gì để thoát bẫy tâm lý?
Có thể nói thời gian vừa qua tội phạm trên không gian mạng ngày càng có những chiêu thức, thủ đoạn đoạn tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt bọn chúng đã tạo ra những cái bẫy tâm lý khiến những người yếu bóng vía hay thiếu kinh nghiệm, thiếu trải nghiệm trong cuộc sống rất dễ bị sa bẫy.
Phân tích về những tình huống bị thao túng tâm lý (bẫy tâm lý) nhà tâm lý học Trịnh Trung Hoà chia sẻ. Trong cuộc sống luôn có những tình huống như mà đối với những người này thì rất dễ xử trí, song đối với những người khác thì lại khiến cho họ bấn loạn. Đơn cử như khi nhận được một cuộc gọi thông báo về việc vi phạm giao thông thì nhiều người ngay lập tức tìm ra những điều dối trá của kẻ lừa đảo. Song cũng có không ít người nghĩ rằng cuộc điện thoại trên là thật và cho rằng mình đã từng phạm lỗi. Từ đó họ đã có những hành động thiếu suy nghĩ để cho các đối tượng dắt mũi và cuối cùng là bị chiếm đoạt rất nhiều tiền.
Cũng theo ông Hoà, thao túng tâm lý là một hình thức lạm dụng tâm lý, gây ra những ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua việc bóp méo tinh thần, bạo hành tâm lý và cảm xúc với mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, lợi ích hoặc một đặc quyền nào đó của nạn nhân. Đây được xem là hành vi kiểm soát tâm lý của người khác, buộc họ phải thuận theo suy nghĩ và mong muốn của mình. Thao túng tâm lý có thể xuất hiện ở bất kể môi trường nào, có thể xảy ra từ những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè...thậm chí cả những người xa lạ
"Các đối tượng xấu sẽ thực hiện thao túng, kiểm soát tâm lý của người khác, để buộc họ phải thực hiện theo mong muốn của bản thân mình. Họ dùng lời lẽ, cách dẫn dắt khôn khéo để cá nhân khác thuận theo lời họ nói, lung lay ý chí.
Những người bị thao túng, dẫn dắt tâm lý sẽ không còn nhận thức được hành vi, suy nghĩ của mình một cách khách quan. Họ bị phụ thuộc vào những đối tượng thực hiện hành vi thao túng. Nạn nhân sẽ không nhận định được đúng sai, không đưa ra được những quyết định độc lập liên quan đến cuộc sống của bản thân".
Phân tích theo một hướng khác, thượng tá Đáp cho rằng phải nói là các đối tượng phạm tội là bậc thầy về thao túng tâm lý. Một khi phát hiện bị hại cảm thấy có biểu hiện sợ hãi khi "làm việc" với cơ quan pháp luật, bọn chúng lập tức sẽ thực hiện theo kịch bản, "nối máy" để nói chuyện với những đối tượng cấp trên, với lời lẽ đanh thép khiến bị hại bở vía. Đồng thời về phía bị hại, có những người cả đời không một lần tiếp xúc với pháp luật nên các đối tượng mới chỉ xưng là Công an, Viện kiểm soát, toà án... là đã sợ toát mồ hôi, răm rắp làm theo mọi yêu cầu của đối tượng.
"Để tránh bẫy thao túng tâm lý mỗi người dân cần tỉnh táo trước các mối quan hệ qua mạng, đặc biệt là khi mình không biết rõ nhân thân, địa chỉ của đối phương. Đồng thời khi nhận được các cuộc gọi từ người lạ thì cần phải kiểm chứng lại các thông tin đối tượng cung cấp, tuyệt đối không chuyển tiền vào số tài khoản mà chúng yêu cầu, nhanh chóng trình báo cơ quan công an để điều tra làm rõ sự việc, hạn chế xảy ra những hậu quả đáng tiếc" - Cơ quan công an khuyến cáo.
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 16: "Thế giới ngầm" của những đường dây mua bán thông tin cá nhân
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 15: Hacker mũ đen "tiếp sức" cho tội phạm
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 14: Nhận kết đắng khi ham “hàng hiệu” giá rẻ
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 13: Nguy cơ từ dịch vụ đổi tiền lẻ
TIN LIÊN QUAN
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến: Bài 1: Ai cũng có thể là nạn nhân
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 2: Cẩn trọng với những ứng dụng giả mạo
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 3: Cẩn trọng “mã độc" QR code
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 4: Nguy cơ lừa đảo qua livestream trên Facebook và TikTokShop
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 5: "Đại dịch" lừa tuyển cộng tác viên bán hàng
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 6: Khốn khổ với nạn "hack" sim điện thoại
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 7: Bi kịch từ những món quà "trên trời rơi xuống"
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 8: Chèn link mã độc vào website có tên miền "chính chủ"
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác...
3 lưu ý giúp người tiêu dùng phòng tránh lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, chiến dịch cộng đồng “An Tâm Vui Sắm” diễn ra từ ngày 15/3/2025 tới ngày 15/6/2025 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các...
UOB dự báo GDP Việt Nam tăng 7,1% vào quý I/2025
Ngân hàng UOB (Singapore) khẳng định, đang duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Dự báo, GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc...
Phân cấp đầu tư công về địa phương để tạo động lực tăng trưởng dài hạn
Đây là nhận định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về giải pháp thúc đẩu đầu tư công của quốc gia.
Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử để nâng cấp, tái cơ cấu cơ quan thuế
Cục Thuế tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử từ 17h00 ngày 12/3 đến 8h00 ngày 17/3/2025 để nâng cấp, chuyển đổi theo mô hình mới.
Diễn biến mới từ chính sách tạo ưu đãi cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo
Đầu tháng 3/2025, ngành điện và năng lượng đã có các nghị định mới, tạo những chuyển biến mới cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Trong đó, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ...
TS. Lê Hồng Nam: Điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản
Theo TS. Lê Hồng Nam, điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản, nhưng để đầu tư được hệ thống quy mô cần các chính sách...
Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu kinh tế vĩ mô tháng 2/2025 với nhiều tín hiệu tích cực. Lạm phát được kiểm soát tốt, tiêu dùng đang trên đà phục hồi, sản...
TP HCM: Hơn 10.000 vị trí việc làm dành cho người lao động
Chương trình “Tiếp sức người lao động” và “Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2025 có sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp, với hơn 10.000 vị trí việc làm.
Đề xuất giảm thuế TNDN với cơ quan báo chí xuống mức 10%
Chiều ngày 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên họp để cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)...
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 7/3/2025 về việc miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây...
Chuyên gia gợi ý phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn cho điện hạt nhân
Từ dư địa trần nợ công, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu công trình sau đó cho chủ đầu tư vay lại để tạo nguồn vốn dự án điện hạt nhân, đảm bảo huy động nguồn lực cho dự án.
Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là "mệnh lệnh từ trái tim"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là “mệnh...
9 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong tháng 2/2025
Cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 tăng 0,34% so với tháng trước; tăng 1,32% so với tháng 12/2024 và tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2024....
Sẽ thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo
Chiều 5/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, ông Nguyễn Đức Chi- Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 3 Bộ sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết...
Điện hạt nhân: Động lực quan trọng của quá trình chuyển đổi số
Trao đổi với PetroTimes, TS. Võ Trí Thành cho biết, các trung tâm dữ liệu thường tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng nguồn năng lượng ấy ngày càng đòi hỏi phải xanh, sạch. Do đó,...
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện tại Quảng Ngãi trị giá gần 440 tỷ đồng
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định 41/QĐ-BQL (ngày 28/2/2025) chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà...
Xem nhiều




