Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Ngày 23/10/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Thông báo kết luận nêu rõ, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng, việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đã đạt được một số kết quả nổi bật như:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên, quyết liệt, sát sao, kịp thời chỉ đạo phát triển ngành Xây dựng, nhất là doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng thường xuyên có mặt trên công trường các dự án để kiểm tra, động viên, đôn đốc với tinh thần chia sẻ những khó khăn, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ, vượt qua thách thức để vươn lên, trưởng thành.
Cùng với đó là sự tham gia, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, điển hình là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên).
Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão, gió", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày Tết, xuyên ngày lễ", "ba ca, bốn kíp", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm". Các nhà thầu chính hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương tham gia dự án để thúc đẩy, cùng nhau lớn mạnh, trưởng thành, tất cả vì sự phát triển của đất nước.
Các doanh nghiệp, người dân và cơ quan chức năng đã phối hợp, chia sẻ để cùng nhau vượt qua những thách thức, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các dự án đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các dự án cũng còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, trong đó có sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; các quy định của pháp luật còn bất cập, vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt để; thiếu định mức, đơn giá xây dựng cho một số công tác xây dựng; một số định mức ban hành chưa phù hợp với thực tiễn; thủ tục thanh toán vốn còn rườm rà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng; việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao kỹ năng nghề còn hạn chế; công tác tổ chức thực hiện chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra…
6 nhiệm vụ trọng tâm
Để hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, đặc biệt là đến năm 2025, hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc, hoàn thành xây dựng một số cảng hàng không, cảng biển, hạ tầng điện, hạ tầng viễn thông,… đáp ứng yêu cầu cao, mong đợi lớn của nhân dân, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia trong tạo không gian phát triển mới, giúp hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, làm tăng giá trị của đất đai, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, của nền kinh tế. Việc triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đã và đang được làm tốt, sắp tới phải làm tốt hơn.
Đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược về giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa… với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Tập trung ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến; đào tạo nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh trong hoạt động của các doanh nghiệp và triển khai các dự án, đặc biệt đối với doanh nghiệp xây dựng.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế liên quan giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, quy chuẩn, quy trình, đấu thầu, chỉ định thầu… trong triển khai dự án, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế.
Các doanh nghiệp xây dựng cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ sức mạnh nội sinh, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt thể chế, cơ chế tạo nguồn lực tài chính, nguồn lực về con người và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ.
Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp luôn chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với các khó khăn, thách thức, động viên, khích lệ về những thành quả đã làm được; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, nguồn lực, nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, góp phần phát triển đất nước.
Ban hành kịp thời các định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù
Về nhiệm vụ cụ thể, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện tốt yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra và cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Các Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành tập trung rà soát, tổ chức xác định, ban hành kịp thời các định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành theo thẩm quyền; chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư chủ động tổ chức xác định, điều chỉnh định mức để áp dụng cho công trình theo thẩm quyền phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh quyết toán hợp đồng.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch; tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình để huy động, phát huy nguồn lực của người dân, doanh nghiệp để phát triển hạ tầng chiến lược; phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát quy định về hợp đồng xây dựng trong đấu thầu, rà soát quy định còn chồng chéo, vướng mắc giữa các luật chuyên ngành.
Thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Bộ Tài chính triển khai các chính sách liên quan thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chính sách tài khóa tạo thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp; thực hiện thanh, quyết toán hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất, tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Các ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, góp phần hạ lãi suất, nghiên cứu các gói tín dụng ưu tiên cho phát triển hạ tầng.
Các địa phương, dưới sự lãnh đạo của bí thư cấp ủy, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, đầy đủ điện, nước, vệ sinh môi trường, trường học, trạm xá, quan tâm tạo việc làm, chăm lo sinh kế, đời sống, sản xuất, kinh doanh… của người dân; chủ động phối hợp, động viên, chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động công an, quân đội làm những lĩnh vực có thể như xây dựng đường điện 500kV.
Các doanh nghiệp thi công các công trình, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu giám sát phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp các thông tin và đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn; các thông tin, số liệu, dữ liệu về định mức, đơn giá xây dựng công trình để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
-
Nợ vay tăng mạnh, Bất động sản Phát Đạt hoán đổi nợ bằng cổ phiếu
-
Chứng khoán Tiên Phong: Lợi nhuận vượt chỉ tiêu, dư nợ cho vay margin vượt 2.200 tỷ đồng
-
Công ty tài chính hiếm hoi trên sàn tiếp tục lỗ đậm, tỷ lệ nợ xấu giảm
-
DRH Holdings: Loạt công ty con nợ thuế, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe tài chính sụt giảm
TIN LIÊN QUAN
-
Lãi suất cho vay mua nhà tại loạt ngân hàng biến động ra sao?
-
Nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất hấp dẫn
-
Lãi suất tiết kiệm tăng cao tại loạt ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt
-
Ngân hàng ACB hút về gần 18.000 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm
-
Một "ông lớn" ngành bảo hiểm nhân thọ đang nắm vốn cùng lúc tại 3 ngân hàng
-
Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông ngân hàng
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang làm “chao đảo” nền tài chính toàn cầu
Trước ngày bầu cử ở Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ứng viên Dân chủ Kamala Harris và ứng viên Cộng hòa Donald Trump đang gần như ngang ngửa...
Chính phủ sẽ có các giải pháp giảm giá nhà ở, bất động sản
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về các giải pháp giảm giá nhà ở, đất động sản và ổn định thị trường bất động sản.
Đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể...
Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện...
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao
Trao đổi với PetroTimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính cho rằng, thị trường vàng nhẫn chưa được đưa vào diện kiểm soát như vàng miếng...
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
Tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
IMF thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy nền kinh tế của họ nếu không muốn chứng kiến tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định diện tích tách thửa
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 100/2024 quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố.
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
Bộ Tài chính nhận định, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024...
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Các chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán; thông tư quy định về mức lãi suất...
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
Sáng sớm 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6 - Trami) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơ quan khí tượng đang theo dõi sát sao cơn bão Kong-rey mới.
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
Thương mại điện tử, nền tảng giải trí… là những lĩnh vực đang phát triển nóng tại Việt Nam trong những năm gần đây với doanh thu và lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng...
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Ngày 28/10, tại Dubai, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, do chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai...
Hà Nội có 14 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt 14 dự án nhà ở mới đủ điều kiện kinh doanh. Trong đó phần lớn là các loại hình biệt thự, shophouse, chung cư cao cấp...
Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp hạng Nga là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới dựa trên sức mua tương đương (PPP).
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo các chiến lược gia tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America - BofA), các nhà đầu tư đang tiếp tục mua vàng trước thềm cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ...
Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Ngày 24/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.