Tin bất động sản ngày 28/10: Vì sao TP HCM thu hồi nhà, đất của Công ty Vissan?
Hơn 5.500ha diện tích đất được chuyển sang đất ở trong năm 2022; Bình Định phấn đấu đầu tư xây dựng 20.346 căn nhà ở xã hội; 17 dự án bất động sản ở Thái Nguyên được phép "bán lúa non"… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tại sao TP HCM thu hồi nhà, đất của Công ty Vissan?
Văn phòng UBND TP HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (Ban chỉ đạo 167).
Theo đó, Chủ tịch UBND TP HCM phê bình Tổng Công ty thương mại Sài Gòn TNHH một thành viên (SATRA - công ty mẹ của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản) không thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP HCM trong việc phối hợp thực hiện di dời, bàn giao nhà, đất số 420 đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP HCM giao SATRA làm việc với Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan - đang sử dụng nhà đất 420 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) và các đơn vị chức năng xác định cụ thể thời gian bàn giao nhà đất trên, cam kết di dời, bàn giao nhà đất đúng thời hạn.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị chức năng rà soát, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 10/2023.
Đối với nhà, đất số 240 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận giao cho SATRA làm cửa hàng bán lẻ, nhưng SATRA đã sử dụng chưa phù hợp quy hoạch được duyệt. Ban chỉ đạo 167 yêu cầu SATRA lập thủ tục ký hợp đồng thuê đất ngắn hạn trả tiền thuê hàng năm cho đến khi TP thực hiện quy hoạch.
Nhà, đất tại số 8 Trần Nhật Duật, quận 1, Ban chỉ đạo 167 sẽ trình UBND thành phố xem xét bố trí tạm cho Ban Quản lý dự án đầu tư hạ tầng đô thị và các đơn vị trực thuộc để làm việc. Nhà, đất số 249 Lương Định Của, TP Thủ Đức, Ban chỉ đạo thống nhất chủ trương bố trí cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm trụ sở.
Đối với cơ sở nhà, đất số 125 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1 Ban chỉ đạo 167 thống nhất giữ lại, tiếp tục sử dụng theo phương án của Bộ Tài chính. Khuôn viên cơ sở nhà, đất này có công trình Bưu điện TP HCM, một trong những di tích lịch sử - văn hoá của thành phố.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 167 cũng đề xuất hướng xử lý các cơ sở nhà, đất như: 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh; 16 Trương Định, quận 3; 51 Phạm Ngọc Thạch, quận 3 và hai cơ sở nhà, đất của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam tại TP HCM.
Tại huyện Cần Giờ, Ban chỉ đạo 167 thống nhất cho giữ lại, tiếp tục sử dụng 50 địa chỉ nhà, đất do UBND huyện đang quản lý.
Về Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công và số hoá dữ liệu liên quan đến tài sản công, UBND TP HCM đã có chủ trương xã hội hoá. Ban chỉ đạo yêu cầu Sở Tài chính làm việc với Trường Đại học Kinh tế - Luật để đẩy nhanh tiến độ.
Hơn 5.500ha diện tích đất được chuyển sang đất ở trong năm 2022
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có tổng diện tích tự nhiên: 33.134.482 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 28.002.574 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.961.324 ha, trong đó diện tích đất ở là 765.124 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.170.584 ha.
Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2022 được sử dụng thống nhất trong cả nước.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Chỉ đạo việc công khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2022 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định. Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2022 phải được thường xuyên kiểm tra, rà soát để cập nhật, chỉnh lý biến động vào kết quả thống kê đất đai năm 2023.
Theo công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2021 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021) tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.134.480 ha.
Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.994.319 ha. Các loại đất nông nghiệp gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác). Trong nhóm đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa là hơn 3,9 triệu ha; đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là hơn 7,3 triệu ha.
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.949.158 ha. Đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Trong nhóm đất phi nông nghiệp thì đất ở có diện tích 759.545 ha, trong đó đất ở tại nông thôn diện tích là 564.451 ha, đất ở tại đô thị có diện tích là 195.094ha.
Diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 1.191.003 ha.
Bình Định phấn đấu đầu tư xây dựng 20.346 căn nhà ở xã hội
Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, Bình Định dự kiến đầu tư xây dựng khoảng 20.346 căn nhà ở xã hội.
Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, Bình Định phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 9.706 căn/nhà ở xã hội. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 10.640 căn/nhà ở xã hội.
Để đạt được mục tiêu nói trên, Bình Định giao Sở Xây dựng chủ trì, chịu trách nhiệm rà soát chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các dự án phù hợp, khả thi; rà soát, điều chỉnh tiến độ một số dự án vào giai đoạn đến năm 2025 để tổ chức thực hiện; công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Xây dựng để cho các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư theo quy định.
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án theo tiến độ được phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi quỹ đất 20% để tổ chức lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện theo quy định.
Sở Xây dựng quản lý giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ngay từ khi lập dự án đầu tư, đảm bảo giá thành hợp lý, phù hợp với thu nhập của người thu nhập thấp ở Bình Định…
Sở Kế hoạch và Đầu tư rút ngắn thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, kết quả lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án nhà ở xã hội theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu do Sở Xây dựng đề xuất.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo Quyết định của UBND tỉnh quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ban Quản lý Khu kinh tế nghiên cứu, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện chỗ ở cho công nhân.
Để đạt được mục tiêu nói trên, UBND tỉnh Bình Định cũng đã giao hàng loạt nhiệm vụ khác cho các sở, ngành, địa phương có liên quan.
17 dự án bất động sản ở Thái Nguyên được phép "bán lúa non"
Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên vừa công bố danh sách các dự án đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh, tính đến ngày 30/9.
Theo danh sách này, tỉnh Thái Nguyên có 17 dự án đủ điều kiện được phép kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai theo Luật Kinh doanh bất động sản. Các dự án đủ điều kiện thuộc địa bàn TP Thái Nguyên, TP Phổ Yên, TP Sông Công và huyện Đại Từ.
Cụ thể, tại TP Thái Nguyên có 6 dự án gồm: Tòa nhà hỗn hợp Thái Nguyên Tower (phường Trưng Vương) với quy mô 314 căn, chủ đầu tư là liên danh CTCP Phân phối bán lẻ VNF1 - CTCP Đầu tư và xây dựng Công trình 578.
Khu đô thị mới Thái Hưng Eco City do CTCP Thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư được mở bán đợt 4 là 136 căn, đợt 5 là 80 căn. Dự án Khu nhà ở để bán và cho thuê (phường Thịnh Đán) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ May Tháng Tám có 8 căn.
Tổ hợp nhà ở - khách sạn - trung tâm thương mại Thái Nguyên (phường Hoàng Văn Thụ) của Công ty TNHH Prime Thái Nguyên có 188 căn. Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (đợt 2) của CTCP Tập đoàn Danko với 83 căn.
Tại TP Sông Công có 3 dự án gồm: Dự án Khu tổ hợp dịch vụ, trưng bày sản phẩm, nhà ở tại phường Cải Đan (đợt 1), do Công ty TNHH sản xuất, lắp ráp Tuấn Nghĩa làm chủ đầu tư với 136 căn; Dự án Trung tâm Thương mại và nhà ở shophouse Sông Công, do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển EnterLand làm chủ đầu tư; số lượng 45 căn; Dự án Khu đô thị số 2 (phường Mỏ Chè) do CTCP Thương mại và Xây dựng Thiên Lộc làm chủ đầu tư, có 41 căn.
Tại TP Phổ Yên có 5 dự án, bao gồm: 97 căn tại Khu dân cư Yên Thứ (đợt 1) ở phường Ba Hàng do CTCP Xây dựng và sản xuất vật liệu cầu Đa Phúc làm chủ đầu tư. Dự án khu dân cư Tấn Đức JSC của CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng Tấn Đức JSC, quy mô 113 căn.
TIN LIÊN QUAN
-
Tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản tiếp tục tăng mạnh
-
Diễn biến trái chiều phân khúc văn phòng cho thuê và bất động sản nghỉ dưỡng
-
Tin bất động sản ngày 26/10: Công ty con của Vinhomes làm dự án hơn 28.000 tỷ đồng ở Long An
-
Tin bất động sản ngày 27/10: Đà Nẵng tiếp tục rà soát kiểm tra việc dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
-
Triển khai dự án nhà ở chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Elegance bị xử phạt 500 triệu đồng
-
Tài sản của 'giới siêu giàu' Trung Quốc sụt giảm vì khủng hoảng bất động sản
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/11: Đề xuất công khai tên người bỏ cọc đấu giá đất
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2;...
Căn cứ xác định giá đất để tính tiền bồi thường
Ông Trịnh Xuân Tứ (Tây Ninh) hỏi, đối với việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, giá đất để tính tiền tại thửa đất thu hồi...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.