TP.HCM có hơn 500 công trình vi phạm trật tự xây dựng trong 8 tháng đầu năm
Sở Xây dựng TP.HCM vừa báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND TP.HCM về tình hình thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ thành phố trong 8 tháng đầu năm 2020.
Theo đó, tính đến tháng 8/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 25/8/2020), trên địa bàn thành phố có 504 công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó sai phép 211 trường hợp (chiếm tỷ lệ 42%), không phép 293 trường hợp (chiếm tỷ lệ 58%).
Bình quân số vụ vi phạm trên một ngày là 1,9 vụ. Nếu so sánh với 6 tháng đầu năm 2019 là 8,5 vụ/ngày (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị số 23) thì số vụ vi phạm đã giảm, tỉ lệ giảm là 77,2%.
Sở Xây dựng cho biết trong thời gian qua, sở này đã xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp xử lý, ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng tiếp tục thi công khi chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện góp ý để Sở Xây dựng hoàn chỉnh trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt.
Quy chế này quy định các biện pháp áp dụng ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có biện pháp cắt điện, nước (sau đồng hồ điện, đồng hồ nước); trách nhiệm, trình tự, thủ tục ngăn chặn công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Ngoài ra, Sở Xây dựng đã đăng tải thông tin của 482 dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, trong đó đã cập nhật 355 văn bản chấp thuận đầu tư của UBND thành phố, 31 văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND thành phố, 84 văn bản công nhận chủ đầu tư của UBND thành phố, 162 văn bản cho phép huy động vốn, 254 giấy phép xây dựng và 26 văn bản nghiệm thu công trình.
Trong việc cưỡng chế công trình vi phạm, Sở Xây dựng đã tiếp nhận 79 hồ sơ do UBND quận, huyện lập phương án cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Đến nay, thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt 23 hồ sơ.
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Sở Xây dựng và UBND quận huyện tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng thông qua quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố và kế hoạch liên tịch tăng cường quản lý trên địa bàn quận, huyện. Kiểm tra đồng bộ, xuyên suốt từ lúc khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
Kiên quyết không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn mà không được kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm. Rà soát, tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm thực hiện.
UBND cấp quận huyện chỉ đạo UBND cấp phường xã giám sát chặt chẽ, áp dụng ngay biện pháp tịch thu phương tiện, vật liệu thi công nhằm đảm bảo ngăn chặn các công trình vi phạm trật tự xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục thi công.
Niêm phong thiết bị, máy móc phục vụ thi công xây dựng công trình, cô lập khu vực vi phạm tại công trình trong trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu không chấp hành ngừng thi công công trình vi phạm trật tự.
Trường hợp các đơn vị liên quan chống đối, không chấp hành thì lập thủ tục chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra. Phối hợp với các cơ quan Công an, Đội Thanh tra địa bàn và các đơn vị liên quan tổ chức chốt chặn, cấm các phương tiện vận tải chuyển chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm khi có yêu cầu ngừng thi công.
Trước đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ban hành Chỉ thị 23 - yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm, nếu không người đứng đầu cấp ủy và chính quyền không được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bí thư các quận huyện sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy, còn chủ tịch quận huyện chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND thành phố. |
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...
HoREA đề xuất nâng mức tổng chi phí lãi vay không vượt quá 50% tổng lợi nhuận thuần
Tại Công văn số 148/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA)...
Đề xuất áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 6% đối với nhà đầu tư NƠXH cho thuê
Đây là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Văn bản số 147/2024/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định...
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ “sốc giá” đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ...
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho?
Cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nếu hết thời hạn thì tiếp tục được sử dụng mà không cần phải gia hạn; trường hợp có nhu cầu gia hạn thì thực hiện...
Thanh Oai (Hà Nội): Tiếp tục đấu giá đất, khởi điểm thấp 5,3 triệu đồng/m2
19 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục lên sàn với giá khởi điểm thấp chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên...
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 2: Hóa giải nỗi lo thị trường bất động sản...
Trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, thị trường bất động sản chứng kiến những biến động “vô lý” khiến người có nhu cầu thực khó “chạm tay” tới mơ ước...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập;...
Quy định về chi trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất
Việc chi trả tiền bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất được quy định thế nào?
Tốc độ tăng giá chung cư tại Hà Nội vượt Thành phố Hồ Chí Minh
Tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, trong khi mức tăng của chung cư Thành phố Hồ Chí Minh có mức thấp hơn, đạt mức tăng 55%.
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”
Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”
Điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
Để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở cần đáp ứng điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/11: Hà Nội sắp có thêm công viên giải trí rộng 95ha
Cơ hội sở hữu nhà ở Sài Gòn chỉ từ 450 triệu đồng; Tòa văn phòng của GELEX đạt tiêu chuẩn LEED Platinum; Bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng...