Nghị quyết 68: Bệ phóng chính sách cho doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau nhiều biến động, việc cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa trong lĩnh vực bất động sản – xây dựng, được xem là nhiệm vụ then chốt. Nghị quyết 68-NQ/TW ra đời đã trở thành một định hướng chiến lược, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại triển khai các cơ chế tín dụng linh hoạt, hiện đại và phù hợp với đặc thù của khu vực kinh tế tư nhân.
Những rào cản truyền thống bóp nghẹt dòng vốn
Trước khi Nghị quyết 68-NQ/TW và Nghị quyết 198/NQ-CP ra đời, doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là khối nhỏ và vừa (SMEs), gần như bị “gạt ra bên lề” trong hệ thống tín dụng. Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Nguyễn Trãi, chỉ ra ba rào cản chính dẫn đến việc này là các SMEs thiếu tài sản đảm bảo, năng lực tài chính yếu kém và cơ chế tín dụng thiên về tài sản thế chấp thay vì dòng tiền. Những điều này khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, dù có dự án tiềm năng.
Cùng quan điểm với ông Huy, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu khẳng định rằng: “Doanh nghiệp bất động sản trước đây rất khó vay ngân hàng bởi không chứng minh được dòng tiền, thiếu tài sản thế chấp và không có lịch sử tín dụng minh bạch”.

Trong khi đó, với vai trò là lãnh đạo doanh nghiệp, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Bất động sản Việt An Hòa, cũng thẳng thắn chia sẻ: “Trước Nghị quyết 68, khoảng trên 50% doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong tiếp cận vốn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn ngân hàng chủ yếu chỉ chảy vào một nhóm ít doanh nghiệp lớn, có lịch sử hoạt động và tài sản đảm bảo rõ ràng”.
Trước những thách thức trên, Nghị quyết 68 được xem là một bước ngoặt lớn khi nhấn mạnh yêu cầu “đa dạng hóa và cải thiện tiếp cận vốn” cho khu vực kinh tế tư nhân. Theo ông Nguyễn Quang Huy, đây không chỉ là một điều chỉnh kỹ thuật, mà là “tuyên ngôn chính sách” ở tầm chiến lược nhằm tái định hình hệ sinh thái tài chính theo hướng linh hoạt, toàn diện và hiện đại hơn.
Nghị quyết 68 hướng tới phát triển các kênh huy động vốn không chỉ giới hạn trong hệ thống ngân hàng, mà còn mở rộng sang vốn mạo hiểm, thị trường chứng khoán, tài chính chuỗi giá trị và các mô hình tài trợ mới như gọi vốn cộng đồng hay cho vay ngang hàng... Điểm đáng chú ý là việc khuyến khích sử dụng dữ liệu lớn, hệ thống chấm điểm tín dụng và ứng dụng công nghệ số trong thẩm định hồ sơ doanh nghiệp là những điều chưa từng có tiền lệ trong quản lý tín dụng tại Việt Nam.
Trên cơ sở Nghị quyết 68-NQ/TW, Nghị quyết 198/NQ-CP cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thực chất hơn. Trong đó, nổi bật nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% mỗi năm cho các doanh nghiệp triển khai dự án xanh, tuần hoàn, ESG.

Ông Huy cho biết, nếu tận dụng hiệu quả, doanh nghiệp bất động sản có thể hưởng ba lợi ích lớn: giảm chi phí vốn thực, mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn quốc tế từ các tổ chức như ADB, WB, JICA… và tăng giá trị tài sản, thương hiệu trong dài hạn nhờ các tiêu chuẩn ESG.
Ông Trần Khánh Quang cũng nhận định đây là một hướng đi đúng: “Chủ đầu tư lớn và người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến bất động sản xanh. Chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho các dự án xanh là cú hích cho xu hướng phát triển bền vững, phù hợp với nhu cầu thị trường và các cam kết toàn cầu.”
Gỡ nút thắt bằng cách nhìn mới
Một điểm đột phá khác của Nghị quyết 198 là khuyến khích cho vay tín chấp dựa trên dòng tiền, tài sản vô hình và tài sản hình thành trong tương lai, những tài sản trước nay không được coi là “có giá trị tín dụng”.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Các quy định trong Nghị quyết 198 là một ‘chìa khóa mở cửa’, giúp các ngân hàng có cơ sở pháp lý để thay đổi cách tiếp cận trong thẩm định hồ sơ vay. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa nó lại phụ thuộc vào hành động cụ thể từ hệ thống ngân hàng thương mại”.
Trong khi đó, theo ông Huy, nếu các ngân hàng chấp nhận định giá tài sản vô hình như thương hiệu, hợp đồng thuê dài hạn, phần mềm quản trị hay dữ liệu thiết kế, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có thêm không gian tài chính đáng kể để phát triển dự án. Đồng thời, việc Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cải tiến quy trình nội bộ, xét duyệt tín dụng theo chuỗi giá trị và dòng tiền thay vì tài sản đảm bảo là một bước chuyển tư duy quan trọng.

Thay vì “chắc thì cho vay” nghĩa là có tài sản thế chấp cụ thể mới được vay, các ngân hàng sẽ cần chuyển sang “hiểu thì cho vay” tức là phân tích mô hình kinh doanh, dự báo dòng tiền, và uy tín của doanh nghiệp để ra quyết định.
Để tận dụng tối đa các chính sách trên, ông Trần Khánh Quang đề xuất rằng doanh nghiệp bất động sản cần rà soát lại toàn bộ chuỗi giá trị từ đầu tư đất đai, xây dựng đến bán hàng và chăm sóc khách hàng để chứng minh dòng tiền khép kín. Ông cho rằng: “Với chính sách này, nếu tận dụng tốt, thị trường sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm bất động sản vừa tầm, phù hợp với nhu cầu người dân, thay vì tập trung vào các dự án quy mô lớn và kén người mua như trước”.
Ngoài ra, danh mục tài sản cho thuê tài chính được mở rộng sang cả tài sản trí tuệ, phần mềm và dữ liệu thiết kế, cũng là một “cửa sổ cơ hội” cho doanh nghiệp bất động sản – xây dựng trong việc tiết giảm chi phí đầu tư ban đầu và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Mặc dù các chính sách từ Nghị quyết 68 và 198 mang đến nhiều kỳ vọng, nhưng theo các chuyên gia, bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi. Việc minh bạch hóa tài chính, nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ số và theo đuổi các tiêu chuẩn ESG không thể chỉ là hình thức. Đó phải là một chiến lược dài hạn, đồng bộ và có tính thực thi cao.
Nếu chính sách là “ngòi nổ” thì doanh nghiệp chính là “thuốc súng”. Chỉ khi hai yếu tố này gặp nhau, thị trường mới có thể bùng nổ trở lại và bước vào một chu kỳ phát triển mới mạnh mẽ, minh bạch và bền vững hơn.
TIN LIÊN QUAN
-
VinFast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra
-
Điểm tin ngân hàng ngày 30/5: SHB rao bán loạt khoản nợ và tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu
-
PV GAS đạt doanh thu kỷ lục, thúc đẩy chiến lược tăng trưởng bền vững
-
Thuduc House bất ngờ bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Sun Feliza Suites “chào sân” thị trường, thu hút gần 2.000 chuyên viên BĐS
Ngày 19/6 tại Hà Nội, gần 2.000 chuyên viên kinh doanh từ các đại lý phân phối đã hội tụ tại sự kiện Lễ ra quân (kick-off) dự án Sun Feliza Suites – tổ hợp...
Quảng Ninh: Sắp có sân golf 36 hố hơn 1.100 tỷ đồng
Dự án sân golf Uông Bí do Công ty Cổ phần đầu tư sân golf Hạ Long Bay làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng vừa chính thức được...
Không yêu cầu người dân chỉnh lý giấy tờ đất sau sáp nhập
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, kéo theo việc giảm số lượng tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34...
Bất động sản phía Nam 2025: Bình Dương vươn lên, thị trường phục hồi theo chu kỳ mới
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/6: Kiến nghị không kiểm toán dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp tự...
Hải Dương chuẩn bị thu hồi gần 4.600 thửa đất để thực hiện dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Bình Định cam kết không tăng giá nhà ở xã...
Trung Quốc triển khai trung tâm thương mại dưới nước chạy bằng năng lượng điện gió
Trung Quốc đã chính thức ra mắt dự án trung tâm dữ liệu thương mại dưới nước (UDC) đầu tiên trên thế giới, sử dụng năng lượng điện gió ngoài khơi.
Thị trường bất động sản tháng 5: Hồi phục?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 5/2025 đang cho thấy những tín hiệu phục hồi rõ rệt, đặc biệt ở phân khúc căn hộ chung cư tại các thành phố lớn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/6: Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm nguồn cung nhà ở
Thanh Hóa phát hiện công trình xây dựng trái phép gần 600m2 trên đất nông nghiệp; Phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; Hà Nội cấp hơn 68.000 giấy...
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng...
Dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” khởi động lại sau hơn 20 năm đình trệ
Sau hơn hai thập kỷ kể từ ngày được cấp phép đầu tư lần đầu vào năm 2004, dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” do Công ty Liên doanh Quốc...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/6: Thị trường bất động sản TP.HCM và vùng giáp ranh khởi sắc trở lại
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng quy mô gần 1.900 ha; Ninh Bình lập quy hoạch khu đô thị và nông nghiệp công nghệ cao hơn 900 ha tại Kim Sơn;Văn...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/6: Bộ Xây dựng làm rõ quy định chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương...
Đông Anh đầu tư gần 2.700 tỷ đồng xây hai tuyến đường huyết mạch; Hải Dương sắp có sân vận động 30.000 chỗ, quy mô gần bằng Mỹ Đình; Bất động sản Alpha King bị...
Bất động sản Việt Nam ngày càng thu hút giới siêu giàu quốc tế
Giới đầu tư quốc tế đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ tới các thành phố của châu Á. Trong đó, những dự án bất động sản cao cấp tại các thành phố lớn của Việt Nam được chú ý.
Thủy sản Việt và “cuộc hẹn” chuyển đổi Xanh
Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh”, ngày 7/6, tại TP Nha Trang, hơn 150 đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Từ 1/7, UBND cấp xã được quyền cấp phép xây dựng và xử lý cưỡng...
Lộ diện chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng tỷ đô Monbay Vân Đồn;Bình Dương phê duyệt thêm 2 khu nghỉ dưỡng quy mô 680 ha; Nhà ở xã hội lập đỉnh giá 27...
Đà Nẵng đẹp và “giàu” hơn nhờ Lễ hội pháo hoa quốc tế
Sau 13 lần tổ chức và 8 năm “xã hội hoá” lễ hội pháo hoa quốc tế, những gì Đà Nẵng đạt được không chỉ là thương hiệu “độc quyền” của thành phố pháo hoa...
Xu hướng bất động sản thế giới đến nội đô Hà Nội – Chuẩn mực sống và đầu tư mới
Trong khi các thị trường bất động sản cao cấp thế giới như Tokyo, Singapore, Hong Kong… luôn được xem là tiêu chuẩn vàng với giá trị neo cao và khả năng sinh lời từ...
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/6: 55 dự án chậm triển khai có nguy cơ bị thu hồi đất
Keppel bán thêm vốn tại loạt dự án bất động sản lớn ở TP.HCM; Hà Nội sắp khởi công cầu Trần Hưng Đạo gần 16.000 tỷ đồng vào dịp Quốc khánh; Bắc Giang xử lý...
Xem nhiều




