Những khó khăn, tồn tại trong phát triển đô thị thông minh ở nước ta
Nhận định, đánh giá tổng thể phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, bên cạnh nhiều kết quả tích cực đã đạt được, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) nêu ra 4 khó khăn, tồn tại.
Phát biểu về thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam và tiêu chí đánh giá đô thị thông minh bền vững tại phiên khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2024 diễn ra vào sáng 02/12, ông Trần Ngọc Linh, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết: Từ năm 2016, việc phát triển đô thị thông minh đã được đề cập tại Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, trong đó nhấn mạnh “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”. Từ đó, các địa phương và đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bắc Ninh đã ban hành các đề án/chương trình/kế hoạch phát triển đô thị thông minh.
Đến thời điểm hiện nay, cả nước có 48/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Trong đó, có 14 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh trước thời điểm ban hành Đề án 950; có 20 tỉnh/thành phố phê duyệt đề án sau thời điểm ban hành Đề án 950 và 16 tỉnh/thành phố đang triển khai lập đề án.
Về quy hoạch đô thị thông minh, nhiều địa phương đã bắt đầu tập trung vào xây dựng nền tảng cho quy hoạch thông minh, trước hết xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quy hoạch và công tác quản lý thông minh. Hiện nay có khoảng 43 thành phố, thị xã tại các địa phương đang thực hiện, trong số đó có 38 Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì.
Chia sẻ về những khó khăn, tồn tại trong việc phát triển đô thị thông minh, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã chỉ ra 4 vấn đề. Đầu tiên, công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh chưa được đẩy mạnh, thiếu hành lang pháp lý; việc chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu từ dạng CAD sang GIS còn chậm. Việc phát triển đô thị thông minh tập chung chủ yếu vào các dịch vụ, tiện ích gắn với dịch vụ của chính quyền điện tử.
Thứ hai, cơ chế nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối khối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển đô thị thông minh nên việc phát huy nguồn lực từ xã hội còn riêng rẽ, chưa đồng bộ, hệ thống hóa.
Thứ ba, chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung, nguồn dữ liệu không đầy đủ, liên thông chưa đồng bộ và chuẩn hóa. Thứ tư, lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn hạn chế về số lượng; công tác tổ chức thực hiện còn lúng túng.
Về nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại nêu trên, ông Trần Ngọc Linh, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng: Do chưa có nhiều thực tiễn tốt để làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng cho xây dựng đô thị thông minh. Việc triển khai hiện nay vẫn đang thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, đầu tư công, ứng dụng công nghệ thông tin…
Mặt khác, chưa có các chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích phát triển đô thị thông minh, nhất là việc huy động vốn và phân bổ nguồn lực, chưa xác định rõ các hạng mục sử dụng ngân sách Nhà nước và hạng mục sử dụng nguồn lực xã hội, doanh nghiệp. Việc phát triển đô thị thông minh có tính liên ngành, liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phí đầu tư lớn… có sự giao thoa với công tác chuyển đổi số.
Nguyên nhân cuối cùng, nền tảng công nghệ chưa tương thích, khối lượng cơ sở dữ liệu lớn từ các Bộ, ngành, địa phương; năng lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ.
Để tiếp tục phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh: Cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển đô thị thông minh bền vững; phát triển đô thị thông minh cần được chú trọng ngay từ khâu quy hoạch; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình kiến trúc đô thị theo Đồ án quy hoạch được duyệt một cách thông minh; tăng cường phối hợp liên thông đa ngành để phát triển hạ tầng cơ sở dữ liệu dung chung phục vụ đa nhiệm.
Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển đô thị thông minh theo lộ trình ưu tiên, tránh dàn trải, đảm bảo hiệu quả đầu tư đáp ứng nhu cầu người dân. Việc xây dựng đô thị thông minh phải đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, các ngành.
TIN LIÊN QUAN
-
Bộ Xây dựng: Đề xuất triển khai gói ưu đãi nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu
-
Bộ Xây dựng “điểm mặt” 9 dự án sai phạm tại Phú Thọ
-
Bộ Xây dựng hướng dẫn ban hành văn bản giá nhà ở
-
Đâu là nguyên nhân khiến giá biệt thự, liền kê tăng vọt?
-
UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam là 6,6%
-
Những điểm sáng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024 tại Ngân hàng NCB
-
TPBank đã “hút về” hơn 17.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ còn chậm
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội;...
Đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội
Dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ ban hành.
Thành phố Hồ Chí Minh: Gỡ khó cho 5 dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 5 dự án.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/12: Dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội sắp được khởi công
Hơn 4.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng sân bay Măng Đen giai đoạn 1; Trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) vẫn "dậm chân tại chỗ"...
Bất động sản Việt Nam: 30 năm thăng trầm để sàng lọc thị trường bền vững
Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam...
Đấu giá đất: Trả giá gấp vạn lần rồi bỏ cuộc, giải pháp nào xử lý?
Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Vũ Văn Biên - Công ty Luật TNHH An Phước cho rằng, để chấm dứt tình trạng bỏ cọc trong đấu giá, chúng ta cần có cơ chế...
Những khó khăn, tồn tại trong phát triển đô thị thông minh ở nước ta
Nhận định, đánh giá tổng thể phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, bên cạnh nhiều kết quả tích cực đã đạt được, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng)...
Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình chuẩn bị khởi công
Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã hoàn thiện xong các thủ tục đầu tư, xây dựng dự án theo quy định của pháp luật...
TPBank đã “hút về” hơn 17.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu
Kể từ đầu năm đến nay, TPBank đã phát hành 27 lô trái phiếu, huy động thành công hơn 17.000 tỷ đồng. Đồng thời, chi ra hơn 4.000 tỷ đồng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/12: Xử phạt chủ dự án chung cư Ruby Riverside vì gây sụt lún đường
Đề xuất gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội; Hải Dương xây dựng cơ chế hỗ trợ dự án nhà ở xã hội đến năm 2030;...
Bộ Xây dựng: Đề xuất triển khai gói ưu đãi nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu
Tại dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ ban hành,...
Bộ Xây dựng “điểm mặt” 9 dự án sai phạm tại Phú Thọ
Bộ Xây dựng vừa có thông báo gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kết quả kiểm tra công tác quản lý về lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản...
Xử lý tiền bồi thường khi người có đất thu hồi không nhận
Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường,...
Trường hợp nào phải cấp mới sổ đỏ khi đăng ký biến động đất đai?
Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ quy định các trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất phải cấp mới Giấy chứng nhận...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/12: Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu khu vực Hồ Tây
Taseco Land làm dự án Khu đô thị mới Mê Linh, quy mô 3.200 tỷ đồng; Công an huyện Sóc Sơn điều tra động cơ nhóm khách hàng trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất;...
Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai 2 dự án tại Khánh Hòa
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện 2 dự án còn dang dở tại thành phố Nha Trang là nút giao Ngọc Hội và đường Vành đai...
Những điểm đáng lưu ý của Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại bằng hình thức thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Bộ Xây dựng hướng dẫn ban hành văn bản giá nhà ở
Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai về việc ban hành văn bản hướng dẫn về giá nhà ở theo Luật Nhà ở năm 2023.
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Công bố 9 dự án vi phạm tại Phú Thọ
Hà Nội chỉ cấp phép 1 dự án nhà xã hội trong năm 2024; TP HCM rà soát hàng ngàn dự án đất đai, phát hiện 112 dự án chậm tiến độ;...