Quy định mới về Quỹ phát triển đất có hiệu lực từ 1/8/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.
Quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, hạch toán độc lập, có vốn điều lệ.
Tên gọi: "Quỹ phát triển đất" ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quỹ phát triển đất có chức năng tiếp nhận, huy động vốn theo quy định để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn và được hoàn trả vốn ứng theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2024, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Nghị định nêu rõ nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất bao gồm: Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn; Thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định; Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.
Quyết định dừng, thu hồi vốn ứng khi phát hiện tổ chức được ứng vốn vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng hoặc chậm hoàn trả vốn ứng.
Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này; xác định chi phí quản lý vốn ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Nghị định cũng quy định các quyền hạn của Quỹ phát triển đất: Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao; Ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất; Kiểm tra việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn ứng của dự án, nhiệm vụ được Quỹ phát triển đất ứng vốn.
Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn ứng; Các quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác
Theo Nghị định quy định, cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm có: Hội đồng quản lý; ban kiểm soát; cơ quan điều hành nghiệp vụ.
Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
Trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
Trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất
Nghị định nêu rõ, nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất gồm:
a) Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Quỹ phát triển đất được cấp từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và cấp từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) của Quỹ phát triển đất sau khi trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn điều lệ ban đầu, vốn điều lệ bổ sung cấp cho Quỹ phát triển đất.
b) Vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
Việc cấp vốn điều lệ cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước áp dụng đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Vốn điều lệ của Quỹ chỉ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn và được hoàn trả vốn ứng theo quy định tại Nghị định này.
Sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất
Nghị định quy định, vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất được sử dụng để:
Ứng vốn cho chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đơn vị, tổ chức của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở (trừ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn không phải nguồn ngân sách nhà nước).
Ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất để tạo lập, phát triển quỹ đất tái định cư, tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước.
Ứng vốn cho tổ chức được giao thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Ứng vốn thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc ứng vốn từ Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này; việc hoàn trả vốn ứng cho Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024.
TIN LIÊN QUAN
-
Đề xuất quy định mới về Quỹ phát triển đất
-
Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất
-
Những điểm mới Luật Nhà ở 2023: Gỡ bỏ nhiều nút thắt để phát triển nhà ở xã hội
-
Giá dầu hôm nay (2/8): Dầu thô quay đầu giảm
-
Xây dựng Hòa Bình (HBC) không đồng ý với HoSE về việc hủy niêm yết
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Chủ đầu tư dự án Oceanami Luxury Home & Resort bị phạt 115 triệu đồng
Vingroup sẽ triển khai khu công nghiệp và nhà ở xanh tại Thái Nguyên; Hà Nam kêu gọi đầu tư cho Khu đô thị 6.300 tỷ đồng; Bình Dương “gỡ vướng”...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/1: Hà Nội thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây
Đà Nẵng sẽ đấu giá sân vận động Chi Lăng; Đồng Nai khởi động trung tâm thương mại hơn 6.000 tỷ tại TP Biên Hòa; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/1: Bình Thuận thu hồi dự án du lịch, resort ‘treo’ hơn 20 năm
Hơn 13.000 "sổ đỏ" đã ký chưa được trao cho người dân; Thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi mạnh trong năm 2024;.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/1: Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Nghệ An thu hút 1.200 tỷ đồng đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2; Một công ty xây dựng không phép ở Đồng Nai bị xử phạt gần 1,2 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
Theo lãnh đạo TP Hà Nội cho biết đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng (hiện nay đã có 9 cầu).
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.700 nhà, đất được cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2024...
Lắng nghe thanh âm Tết Việt tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân,...
Vốn ngoại 'rót' hơn 1,8 tỷ USD vào bất động sản
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,84 tỷ USD trong năm 2024, tăng 60% so với năm ngoái.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An
Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai;...
CEO Nguyễn Quang Huy: Tạo mã QR trên sổ đỏ tiện ích nhưng cũng nhiều rủi ro
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính Ngân hàng (Đại học Nguyễn Trãi), các mã QR trên sổ đỏ sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc xác minh...
Các địa phương sẽ phải đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội năm 2025
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo một số nội dung triển khai kế hoạch phát triển...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/1: Bắc Ninh thanh tra toàn diện hai dự án tại thành phố Từ Sơn
Dự báo giá bất động sản Hà Nội khó tăng "đột biến" trong thời gian tới; Thúc tiến độ dự án cầu hơn 2.000 tỷ đồng nối Bắc Ninh với Hải Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cho các quận, huyện
Đồng Nai xem xét đề xuất xây dựng khu công nghiệp quy mô 500 ha gần sân bay Long Thành; Hoàn thiện thể chế để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/1: Thanh tra việc cấp sổ đỏ, quỹ nhà tái định cư bỏ trống
TPHCM hướng đến thành phố đa trung tâm vào năm 2050; Sau gần một thập kỷ, dự án hơn 100 tỷ đồng giữa lòng thành phố Thanh Hóa vẫn dở dang; Chủ tịch Hà Nội...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/1: Quảng Nam thúc đẩy tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An
Hà Nội phát triển 4 khu công nghệ cao, 23 khu công nghiệp; Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 300 ha tại Đắk Lắk;...
Chung cư cao cấp và hạng sang tiếp tục “áp đảo” thị trường bất động sản năm 2025
Theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, nhà đầu tư sẽ có thêm lựa chọn “xuống tiền” trong năm 2025, tuy nhiên phân khúc chung cư...
Loạt chính sách mới sẽ thay đổi diện mạo thị trường bất động sản?
Năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào một giai đoạn quan trọng khi các bộ luật liên quan được sửa đổi và có hiệu lực...
Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng gần 81 nghìn sản phẩm
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm bất động sản (BĐS) chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/1: Năm 2024, hơn 47.000 giao dịch bất động sản thành công
Bắc Giang chỉ đạo làm rõ vụ sân golf Việt Yên “ thất thoát” khoáng sản; Dự án cải tạo 5 nút giao thông tại Cần Thơ lại lùi lịch khởi công;...